Danh Sách Giấy Tờ Cần Cho Hồ Sơ Xin Cấp Thị Thực (Đi Thăm Thân Nhân)

Điều hướng và Dịch vụ

Thẳng đến:

  • Nội dung
  • Bảng chọn chính
  • Tìm kiếm
Mở cửa sổ tìm kiếm Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Info

Xin lưu ý rằng việc tiếp nhận loại hồ sơ xin cấp thị thực này đã được chuyển giao cho công ty cung cấp dịch vụ bên ngoài VFS Global!  Quý vị có thể xem thêm thông tin bằng tiếnh Anh và tiếng Việt về các dịch vụ của VFS Global, địa chỉ các Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và cách đặt lịch hẹn nộp hồ sơ, trên trang web của Công ty VFS Global tại liên kết sau

Người có thị thực Schengen được phép lưu trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong mỗi một chu kỳ 180 ngày. Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét duyệt hồ sơ xin cấp thị thực của quý vị nếu đích đến chính của quý vị là Đức hoặc Bồ Đào Nha.

Để xin thị thực, quý vị cần có các giấy tờ nêu dưới đây và phải nộp những giấy tờ này tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực của VFS Global. Xin vui lòng sắp xếp giấy tờ theo thứ tự trong danh sách này.

Đối với mỗi giấy tờ, quý vị phải cung cấp bản gốc + 1 bản sao không cần công chứng. Giấy tờ bằng tiếng Việt hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào khác cần phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

Hồ sơ xin thị thực Schengen cần phải có những giấy tờ sau:

1. Đơn xin cấp thị thực Schengen được điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn.

(Khi điền đơn, vui lòng chọn - nếu có thể - ngôn ngữ mẹ đẻ của quý vị hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của người nộp đơn để tất cả các nội dung ghi trong đơn được hiển thị bằng ngôn ngữ đó)

2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học giống nhau, chụp gần đây (cỡ 45mm x 35mm, xem Hướng dẫn về ảnh chụp xin cấp thị thực PDF / 554 KB ).

Đề nghị dán một ảnh vào đơn xin cấp thị thực.

3. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức (Đề nghị không dùng bao bọc/vỏ bao hộ chiếu!).

Xin lưu ý: Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của quý vị phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày quý vị rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.

Đối với người chưa thành niên: Tuyên bố đồng ý và bản sao hộ chiếu của cha mẹ/người có quyền nuôi dưỡng (nếu những người này không đi cùng chuyến đi) và giấy khai sinh của trẻ em.

4. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân Việt Nam: Giấy phép cư trú Việt Nam cho người nước ngoài.

5. Thông tin về người mời:

a) Thư mời viết gần đây có chữ ký của người mời,

b) Bản scan hộ chiếu của người mời, nếu người mời là người nước ngoài nộp thêm bản scan giấy phép cư trú,

c) Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người được mời.

6. Bằng chứng về việc làm (nếu có):

a) Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời hạn hợp đồng,

b) Sao kê tài khoản ngân hàng 

c) Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương),

d) Sổ bảo hiểm xã hội.

7. Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:

a) Chứng nhận đăng ký kinh doanh,

b) Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất.

8. Nếu người nộp đơn đã nghỉ hưu:

Chứng nhận trả lương hưu ba tháng gần nhất.

9. Nếu người nộp là học sinh/sinh viên:

Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên.

10. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:

a) Sao kê tài khoản ngân hàng 

b) Tuyên bố về việc sẽ chi trả chi phí theo điều 66-68 Luật Cư trú = Giấy cam kết bảo lãnh (Verpflichtungserklärung). Phải trình bản chính giấy cam kết bảo lãnh khi nộp hồ sơ thị thực. Có thể xin cấp giấy cam kết bảo lãnh tại cơ quan hành chính có thẩm quyền nơi người mời cư trú.

Ngoài ra, phải nộp thêm bằng chứng về khả năng tài chính của người nộp đơn (xem mục 11).

11. Bằng chứng về khả năng tài chính của người nộp đơn:

Ví dụ: Trình sổ tiết kiệm, chứng nhận sở hữu cổ phiếu, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu bất động sản , v.v.

12. Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn:

a) Giấy chứng nhận kết hôn (nếu người nộp đơn đã kết hôn) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng. Nếu vợ/chồng hiện đang cư trú tại khu vực EU/Schengen thì phải nộp thêm giấy phép cư trú EU/Schengen (và bản sao hộ chiếu) của vợ/chồng.

b) Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn (nếu có con) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con. Nếu con hiện đang cư trú tại khu vực EU/Schengen thì phải nộp thêm giấy phép cư trú EU/Schengen (và bản sao hộ chiếu) của con.

c) Xác nhận thông tin về cư trú do Cơ quan Công an cấp.

13. Lịch trình đi và đặt phòng khách sạn/ chỗ ở riêng

a) Xác nhận đặt phòng/đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ hoặc bằng chứng về chỗ ở riêng với địa chỉ đầy đủ (tên khách sạn, đường, thành phố, mã bưu điện, thông tin liên hệ, mã số đặt phòng…),

b)  Lịch trình đi.

c) Đặt chỗ chuyến bay.

14. Bằng chứng về những lần lưu trú trước đây tại khối Schengen ​​​​​​​ (nếu có):

Ngoài những giấy tờ nêu ở mục số 3: nộp thêm bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại cũ đã hết hạn, kèm theo bản copy những thị thực trước đây.

15. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR).

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả thông tin trong hướng dẫn này dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Cơ quan đại diện ngoại giao tại thời điểm ban hành. Không thể căn cứ vào hướng dẫn này để đưa ra khiếu nại pháp lý.

Quay lại trường{0}
  • In trang
  • Chia sẻ trang

    Chia sẻ trang

    • WhatsApp
    • Facebook
    • X
    • Mail
  • Quay về đầu trang
Quay về đầu trang

Từ khóa » Dán Visa Tiếng Anh Là Gì