Danh Sách Món ăn Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Dạng sợi (Bún/mì các loại)
  • 2 Cơm
  • 3 Món thường ngày
  • 4 Xôi
  • 5 Dạng lỏng (Cháo/súp các loại)
  • 6 Món cuốn
  • 7 Bánh mặn
  • 8 Bánh ngọt
  • 9 Biến tấu
  • 10 Đặc sản địa phương
  • 11 Tráng miệng
  • 12 Gia vị và nước chấm
  • 13 Đồ uống
  • 14 Chú thích
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bánh xèo ăn cùng nước mắm và rau thơm

Dưới đây là danh sách những món ăn thường gặp trong ẩm thực Việt Nam. Lưu ý rằng việc xác định địa phương, vùng miền, tỉnh thành là tương đối vì tại nhiều thành phố lớn, các địa phương du lịch đều hội tụ ẩm thực ba miền, đặc sản của các tỉnh thành khác vì tính chất thông thương, giao lưu hàng hóa ngày càng diễn ra.

Dạng sợi (Bún/mì các loại)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên món Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Bánh canh Miền Nam Được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn với nước dùng được nấu từ tôm, cá, giò heo... thêm gia vị tùy theo từng loại[1][2]
Bánh đa cua Hải Phòng Bánh đa nước Bánh đa với nước dùng riêu cua
Bánh tằm cà ri Cà Mau Bún gạo đặc biệt dùng với cà ri gà cay
Bún bò Huế Thừa Thiên-Huế Bún nước Bún đặc sản của xứ Huế, trong nước dùng có một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng[3]
Bún bung Hà Nội Bún nước Bún nấu với sườn lợn và dọc mùng
Bún cá Hà Nội Bún khô Bún và chả cá nướng trộn nước mắm, rau sống
Bún chả Hà Nội Bún Bún ăn kèm chả viên và chả miếng với nước chấm
Bún măng vịt Bún nước Bún măng dùng với nước hầm xương vịt[4]
Bún chả cá Đà Nẵng Bún nước Bún với chả cá chan nước dùng nóng[4]
Bún chạo tôm Huế Bún khô Tôm xiên vào que mía nướng ăn kèm bún, rau sống
Bún đậu mắm tôm Miền Bắc Bún khô Bún ăn với đậu rán và mắm tôm
Bún mắm Trà Vinh, Sóc Trăng Bún nước Bún chan nước dùng làm từ mắm cá linh hay cá sặc
Bún mọc Hà Nội Bún nước Bún với mọc chan nước dùng
Bún ốc Miền Bắc Bún nước Bún, ốc với nước dùng có vị chua
Bún riêu cua Khắp cả nước Bún nước Bún và riêu cua được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa.[4][5]
Bún thịt nướng Huế Bún khô Bún ăn với thịt nướng cùng nước mắm và rau sống kiểu Huế.[1][4][6]
Bún thang Hà Nội Bún nước Bún ăn với nước dùng và cần đến 20 nguyên liệu: rau răm, mùi tàu, trứng gà rán mỏng, lườn gà xé, giò lụa thái sợi rải đều trên nền bún trắng. Bún phải là loại bún sợi nhỏ. Trên rắc tôm bông và rải vài lát lạp xường.
Cao lầu Hội An Mì khô Đặc sản của Hội An với sợi mì được chế biến rất công phu ăn cùng giá đỗ và thịt xá xíu
Hủ tiếu Miền Nam Mì khô, mì nước Bánh hủ tiếu chan nước dùng với thịt băm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt băm cùng lòng lợn vào
Mì Quảng Quảng Nam Bánh tráng Được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ dòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng
Mì xào Khắp cả nước Mì xào chín giòn với trứng, thịt, rau, hải sản...
Mì xào giòn Khắp cả nước Mì trứng chiên giòn, phủ hải sản, rau và nước sốt
Miến lươn Miền Bắc, Bắc Trung Bộ (Việt Nam) (Nghệ An) Miến Được nấu từ miến với thịt lươn có hai dạng: dạng miến lươn khô và miến lươn nước nấu nước dùng là nước xương
Miến trộn Khắp cả nước Miến Miến được xào hoặc chần qua, trộn với tôm hoặc cua, nêm gia vị chua ngọt và cay
Phở Hà Nội, Nam Định Phở Là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,...[5]

Cơm

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Cơm
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Cơm bụiCơm đĩa Khắp cả nước Cơm tẻ Cơm bình dân với nhiều món ăn đa dạng, phong phú. Thông thường thực đơn sẽ bao gồm một dĩa cơm và một phần thức ăn theo lựa chọn, một bát canh.
Cơm cháy Ninh BìnhCơm cháy hải sản Ninh Bình,Hải Phòng Cơm tẻ Cơm cháy là phần cơm dưới đáy nồi khi nấu cơm thường chín vàng giòn, cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng, để chỗ thoáng, tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn
Cơm hến Thừa Thiên-Huế Cơm tẻ Cơm nguội trộn với hến luộc, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu và muối
Cơm gà Quảng Nam Quảng Nam Cơm tẻ Cơm tẻ chín tới ăn với gà luộc rưới nước dùng gà
Cơm lam Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên Cơm nếp Được làm từ gạo nếp cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa và nướng chín trên lửa
Cơm nắm Miền Bắc Cơm tẻ Là món ăn có từ rất xa xưa của dân tộc. Cơm trắng nóng hổi đem nén chặt thành tấm bằng hai bàn tay rồi xắt miếng chấm với muối vừng vừa dẻo vừa bùi hài hòa vị mặn, ngọt.
Cơm nếp Khắp cả nước Cơm nếp Được nấu bằng gạo nếp, khác biệt với xôi chủ yếu ở phương thức nấu trực tiếp trong nước, không làm chín bằng hơi nước.
Cơm rang Khắp cả nước Cơm tẻ Cơm cùng với dầu ăn hoặc mỡ được chiên với những thức ăn khác như thịt, trứng... Món ăn cực kỳ phổ biến tại Việt Nam
Cơm tấm Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) Cơm tấm (gạo tẻ vụn) Cơm tấm có thể gồm cả sườn, bì, chả, trứng hoặc không gồm đầy đủ các món trên nhưng phải có nước mắm ngọt
Cơm trắng Khắp cả nước Cơm tẻ Được làm ra từ gạo bằng cách đem nấu với một lượng vừa đủ nước, chỉ có nguyên liệu là gạo tẻ và không có thêm gia vị, là thức ăn gần như hàng ngày của người Việt
Cơm rượu Khắp cả nước Cơm nếp Món ăn có cồn không qua chưng cất, được chế biến từ gạo nếp đồ chín thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men

Món thường ngày

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Cá kho Khắp cả nước Món cá Cá chế biến bằng cách kho với nước hàng, vị chua, vị ngọt và nước mắm
Cá khô Khắp cả nước Đồ khô Cá tươi đem bỏ ruột, để nguyên con, xẻ đôi, rồi đem phơi khô ngoài nắng. Trước khi phơi có khi cá được xát muối để giúp việc bảo quản. Cá thu và cá thiều khô được nhiều người ưa chuộng.
Chả Khắp cả nước Món thịt Miếng thịt lợn, thịt bò, cá, tôm, mực..., kích thước thích hợp, nguyên miếng (chả miếng) hay là được băm viên (chả viên), giã hay xay nhuyễn rồi rán hoặc nướng.
Dồi Khắp cả nước Phủ tạng Lòng già được nhồi đầy hỗn hợp gồm tiết và các loại rau, gia vị, tỏi, lạc và đậu xanh. Sau khi nhồi đầy chặt thì được hấp cách thủy cho chín hoặc nướng.
Dưa muối Khắp cả nước Lên men Sử dụng rất đa dạng các loại rau, củ, quả phối trộn với muối theo một tỉ lệ nhất định theo kinh nghiệm của người ẩm thực không quá mặn cũng không quá nhạt.
Giò Khắp cả nước Món thịt Giò là thịt (gia súc, gia cầm) giã nhuyễn, được gói chặt và luộc chín trong nước, thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam với nhiều biến thể
Kho quẹt
Mắm chưng
Lòng nonTràng Khắp cả nước Phủ tạng Lòng lợn non luộc chín hoặc xào
Rau muống xào tỏi Khắp cả nước Rau xào Rau muống luộc qua hoặc không xào trên lửa to với dầu (mỡ) và tỏi đập dập
RiêuCanh chua Khắp cả nước Canh Các loại rau củ quả nấu với các loại thịt hay thủy sản khác nhau, trong đó dùng một gia vị chua để tạo vị chua thơm ngon cho nước canh
RuốcChà bông Khắp cả nước Món thịt Chế biến từ thịt lợn nạc, thịt gà bỏ xương và da, cá rút xương, bỏ da hoặc tôm to rang chín rồi dùng chày giã dập, cho vào chảo tiếp tục rang, sấy thật nhỏ lửa
Thịt kho Khắp cả nước Món thịt Thịt lợn (luôn phải có mỡ, nếu không phải thêm mỡ hoặc dầu ăn) vào nồi đun cho tới chín, cho thêm nước mắm để có vị mặn nhạt theo sở thích
Thịt kho Tàu Khắp cả nước Món thịt Thịt lợn (có mỡ) kho với trứng và nước dừa

Xôi

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Xôi
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Oản Khắp cả nước Xôi cúng Xôi trắng, đường cát hoặc bột bánh khảo đóng lại thành hình chóp cụt dùng để cúng Phật
Xôi chiên Khắp cả nước Xôi ăn chính Xôi trắng ấn dẹt thành từng bánh rồi chiên ngập dầu, hoặc có thể chiên phồng thành dạng tròn xoay như hình cầu.
Xôi đỗ xanhXôi đậu xanh Miền Bắc, Miền Trung Xôi ăn sáng Đỗ xanh chà vỏ, ngâm nở và đãi bỏ vỏ (hoặc có thể để nguyên vỏ) trộn với gạo nếp và đồ chín. Đây là một loại xôi phổ biến và có rất nhiều loại xôi tương tự được chế biến với các loại đậu, đỗ
Xôi gà Khắp cả nước Xôi ăn chính Được làm với nước cốt dừa và lá dứa, sau đó xé phay thịt gà luộc hoặc thịt gà quay, thái mỏng lạp sường và bày lên bát xôi như một đồ ăn kèm.
Xôi gấc Khắp cả nước Xôi ăn sáng, xôi cúng Là một món ăn ngon, bổ, phổ thông, và rất được ưa chuộng như một đồ thờ cúng ngày lễ, tết, giỗ chạp, hoặc đi kèm với lợn sữa quay trên mâm đồ lễ ăn hỏi. Sử dụng thịt gấc để tạo màu sắc đỏ tươi tắn và hương vị thơm ngon cho món xôi.
Xôi lá cẩm Khắp cả nước Xôi ăn sáng Tương tự xôi xéo với đậu xanh tán nhuyễn, nhưng kết hợp với nước sắc của lá cẩm để lấy màu tím đỏ.
Xôi lạcXôi đậu phộng Khắp cả nước Xôi Lạc nhân được luộc chín mềm, trộn đều với gạo nếp đã ngâm và đem lên đồ theo cách làm xôi thông thường
Xôi ngũ sắc Tây Bắc Xôi ăn chính, xôi cúng Xôi được nấu kết hợp với các loại nước sắc của lá cơm xanh, cơm đỏ, cơm vàng để tạo màu. Thịnh hành với các dân tộc thiểu số (Mường, Tày, Thái). 5 màu xôi tượng trưng cho ngũ hành
Xôi sắn Miền Bắc Xôi ăn sáng, ăn chính Gạo nếp trộn đều với củ sắn nếp đã bào thành sợi hoặc chặt miếng nhỏ, đồ chín và gia chút hành phi, mỡ nước.
Xôi trắng Khắp cả nước Xôi ăn sáng, ăn chính, xôi cúng Chỉ với gạo nếp và chút muối, không có bất cứ một nguyên liệu phụ nào khác hoặc đôi khi chỉ được kết hợp với một chút màu thực phẩm. Xôi trắng thường rất thịnh hành như một thứ quà trong sự kết hợp với các thực phẩm động vật
Xôi vò Khắp cả nước Xôi ăn chính, xôi cúng Điểm đặc biệt của loại xôi này là các hạt xôi được tách rất rời nhưng vẫn rất dẻo. Gần tương tự xôi xéo với đậu xanh đồ chín tán nhuyễn, nhưng gạo nếp được đồ riêng với một chút lá dứa lấy mùi thơm, và có thể có một chút bột dành dành, bột nghệ tạo màu
Xôi xéo Hà Nội Xôi ăn sáng Xôi đặt trong bát, lấy dao lạng mỏng từng lát xéo đậu xanh lên trên, rắc hành phi và rưới chút mỡ nước. Đây được coi là một trong những món xôi khó nấu ngon nhất

Dạng lỏng (Cháo/súp các loại)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Cháo lòng Khắp cả nước Cháo Cháo kết hợp với nước dùng ngọt làm từ xương lợn hay nước luộc lòng lợn, và nguyên liệu chính cho bát cháo không thể thiếu các món phủ tạng lợn luộc
Cháo trắng Khắp cả nước Cháo Nấu gạo chín nhừ trong nước. Để được thành cháo thường thì thể tích nước phải hơn gấp 3 lần thể tích gạo
Lẩu Khắp cả nước Lẩu Gồm một nồi nước dùng đang sôi, các món ăn sống được để xung quanh và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi chín tới và ăn nóng
Mướp đắng nhồi thịtCanh khổ qua nhồi thịt Khắp cả nước Canh Mướp đắng được nhồi thịt, bó lại bằng hành hoa nấu trong nước xương ninh
Ốc nấu chuối đậu Khắp cả nước Canh Món ăn dân dã nhưng khá cầu kỳ với ốc luộc chín nấu cùng chuối xanh, đậu rán, thịt ba chỉ, có lá lốt, tía tô
Súp cua Khắp cả nước Súp Món súp với thịt cua, trứng gà hoặc trứng cút ngoài ra còn có xương gà để làm súp thêm vị ngọt và bỗ dưỡng hoặc hạt bắp.
Súp yến Khắp cả nước Súp Món ăn sang trọng, đắt tiền, bổ dưỡng nằm trong Bát trân nấu từ tổ yến với đường.
Bò kho Khắp cả nước Canh Thịt bò tẩm ướp hầm chung với rau củ[1]

Món cuốn

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Bánh cuốnBánh ướt Khắp cả nước Bánh tẻ Bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân. Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm [7][8]
Bò bía Khắp cả nước Bánh bột mì Gồm bò bía mặn và bò bía ngọt, đều là bột mì cuốn các nguyện liệu khác
Nem ránChả giò Khắp cả nước Bánh đa nem cuốn Món ăn ngon, nổi tiếng của người Việt và được chế biến từ thịt, trứng, rau củ quả băm nhỏ trộn đều, gói trong bánh đa nem và rán giòn
Gỏi cá Khắp cả nước Bánh đa nem cuốn Thịt cá sống cuốn trong bánh đa nem cùng rau thơm ăn với nước chấm
Nem cuốnGỏi cuốn Khắp cả nước Bánh đa nem cuốn Bánh đa nem cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, lợn, vịt, tôm, cá, cua đã nấu chín.
Nem chua Khắp cả nước Lên men Sử dụng thịt lợn, lợi dụng men của lá và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh mặn

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên món Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Bánh bá trạng Bánh bột mì Bánh bao Bak Chang - tương tự bánh ú (zongzi) của Trung Quốc
Bánh bao Khắp cả nước Bánh bột mì Làm bằng bột mỳ hấp có nhân gồm thịt heo xay, mộc nhĩ, nấm hương, hành, miến, lạp xưởng, trứng chim cút hoặc trứng gà.[8]
Bánh tiêu Khắp cả nước Bánh bột mì Bánh vị ngọt được chế biến bằng những nguyên liệu gồm bột mì và bột khai cùng với đường vừng / mè và chế biến bằng phương pháp rán sôi qua chảo dầu nóng
Bánh bèo Quảng Bình Bánh tẻ Bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh[8]
Bánh bột lọc Bắc Trung Bộ Bánh bột sắn Bằng bột sắn được luộc một phần nhỏ, nhồi kỹ. Nhân thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt heo[8][9]
Bánh căn Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Bánh tẻ Bằng bột gạo nướng. Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng.[1]
Bánh chưng Miền Bắc Bánh nếp Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt
Bánh cống Sóc Trăng Bánh bột sắn Là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột, trên mặt bánh có một con tôm nằm khoanh tròn
Bánh dày Khắp cả nước Bánh nếp Được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Bánh đúc Khắp cả nước Bánh tẻ Làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) với nước vôi trong một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích.
Bánh giò Khắp cả nước Bánh tẻ Bằng bột tẻ lọc, thịt nạc vai dùng chế biến nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối... Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp
Bánh gốiPa tê sô Khắp cả nước Bánh rán Được làm bằng nhiều lớp bột và chiên giòn. Theo truyền thống, nhân thịt lợn, nhưng ngày nay thịt gà và thịt bò cũng được sử dụng.
Bánh hỏi Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Yên, Bình Định Bánh tẻ Được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo...
Bánh ít Khắp cả nước Bánh tẻ Làm từ bột nếp và bột đậu xanh với phương pháp hấp cách thủy. nhân bánh ít được xào chín trước khi gói cẩn thận bằng lá gai hoặc lá chuối tơ[8]
Bánh ít trần Khắp cả nước Bánh tẻ Bánh ít không gói trong lá, thường rắc ruốc tôm, ruốc thịt lên trên
Bánh khọt Bà Rịa–Vũng Tàu Bánh tẻ Bằng bột gạo, có nhân tôm, được rán và ăn kèm với rau sống, ớt tươi, chấm nước sốt mắm tôm (không phải mắm tôm hay mắm tôm chua)[8]
Bánh khúc Miền Bắc Bánh nếp phủ xôi Làm từ lá rau khúc nếp, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ có bọc ở ngoài bằng xôi
Bánh mì Khắp cả nước Bánh bột mì Bánh mì rạch đôi kẹp nhân ở giữa. Rất nhiều chủng loại khác nhau tùy vào nhân[10]
Bánh nậm Thừa Thiên-Huế Bánh tẻ Bằng bột tẻ, bánh mỏng dẹp với nhân nấm, thịt lợn, tiêu, ớt gói trong lá chuối[8]
Bánh quai vạc
Nam Trung Bộ, miền Nam Bánh bột năng, bánh rán Được làm từ bột (khoai) mì tinh (hay bột năng) bên trong nhân có thể chứa tôm, thịt rồi đem luộc. Ở miền Nam thường xuất hiện phổ biến dưới dạng bánh chiên.
Bánh hòn tai Phú Thọ Bánh tẻ Làm từ bột gạo tẻ, thịt lợn và một số gia vị khác
Bánh tẻ Miền Bắc Bánh tẻ Bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín.
Bánh tét Miền Nam Bánh nếp Là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen.
Bánh tôm Hồ Tây Hà Nội Bánh rán Tôm (nước ngọt) hồ Tây bọc bột mì cho vào chảo mỡ nóng già ngập bánh cho chín tới. Khi bánh phồng lên và ngả màu vàng có bốc mùi thơm ngậy
Bánh tráng Miền Trung, Bình Định Bánh từ bột gạo Bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng như tờ giấy
Bánh xèo Khắp cả nước Bánh rán Bằng bột gạo bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt[1][8][11]
Bột chiên Miền Nam Bánh bột gạo Bánh gạo chiên với trứng và dùng với nước tương.
Bánh phồng tôm Miền Nam Bánh bột gạo Bánh làm từ bột gạo và tôm, được chiên giòn lên.

Bánh ngọt

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Bánh bò Miền Nam Bánh ngọt Bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh[8]
Bánh cáy Thái Bình Bánh ngọt Bằng gạo nếp, và các nguyên liệu phụ khác như: gấc hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn.
Bánh chuối Khắp cả nước Bánh ngọt Bánh bột nhân chuối[12]
Bánh cốm Hà Nội Bánh ngọt Làm từ cốm, nhân đậu xanh, dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi. Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi.
Bánh giầy đỗBánh giầy đậu Miền Bắc Bánh ngọt Bằng bột nếp hoặc xôi đồ chín giã nguyễn trong có nhân đậu xanh sên đường và bánh được phủ một lớp đậu xanh luộc, nghiền mịn, không đường ở ngoài.
Bánh da lợn Miền Nam Bánh ngọt Bằng bột năng, đường trắng, dừa nạo, va ni hay lá dứa và một số gia vị khác. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, khoai môn nghiền mịn hoặc bào sợi hấp chín và bột gạo, đường
Bánh đậu xanh Hải Dương Bánh ngọt Làm từ bột đậu xanh quyết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ heo. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi
Bánh flan Khắp cả nước Bánh ngọt Bánh được hấp chín từ các nguyên liệu chính là trứng và sữa, caramel
Bánh gai Miền Bắc Bánh ngọt Vỏ bánh là bột gạo nếp và lá cây gai, nhân bánh mỡ lợn thái nhỏ, tinh dầu chuối, cơm dừa, đỗ xanh nấu chín. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai nâu
Bánh gio Miền Bắc Bánh ngọt Một số loại lá được đốt lên lấy tro để ngâm cùng với gạo nếp tạo ra màu nâu vàng như màu hổ phách cũng như hương vị đặc trưng của bánh. Phổ biến nhất vẫn là cách gói bánh thuôn dài. Bánh ăn chấm đường hoặc mật ong,mật mía.
Bánh in Huế Bánh ngọt Được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đúc thành khuôn mặt đáy của bánh khó khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách
Bánh kẹp lá dứa Khắp cả nước Bánh ngọt Bánh quế
Bánh khoai mì Bánh ngọt Bánh làm từ khoai mì
Bánh khảo Miền Bắc (Hải Dương) Bánh ngọt Bột nếp rang với đường, nhân là mứt bí và mỡ phần
Bánh lọt Miền Nam Bánh ngọt Bằng bột gạo cùng bột năng có mùi thơm của nước cốt dừa, đường thắng, màu xanh trắng của lá dứa, vị man mát
Bánh mật Miền Bắc Bánh nếp Làm từ bột gạo nếp trộn mật nhân đậu xanh gói lá chuối đồ bằng chõ
Bánh nhãn Nam Định Bánh ngọt Bằng bột làm từ loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu. Ngoài ra cần phải có trứng gà, đường trắng (hoặc đường phèn) và mỡ lợn
Bánh pía Sóc Trăng Bánh ngọt Được làm bằng bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng
Bánh phu thê Bắc Ninh Bánh nếp Tinh bột gạo nếp lọc ra đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô, nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ. Đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ
Bánh rế Bình Thuận Bánh khoai Làm bằng khoai lang và đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế
Bánh rán Miền Bắc Bánh nếp Bằng gạo nếp viên tròn nhân đỗ xanh xay nhuyễn, chiên vàng giòn ngập mỡ, thường có nhân ngọt hoặc phủ đường bên ngoài[8][12]
Bánh tai heo Khắp cả nước Bánh rán Làm từ bột mì, đường cát, mè trắng, sữa đặc, trứng gà, bơ, vani, dầu ăn, muối, nước... và được chế biến theo phương pháp chiên giòn. Bánh có vị mặn, bùi ngọt và rất dòn, khô.
Bánh trôiBánh chay Miền Bắc Bánh Bằng bột của cả gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phên, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với riêng bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước.
Bánh trung thuBánh nướng,Bánh dẻo Khắp cả nước Bánh ngọt Bánh truyền thống trong Tết Trung thu thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu[8]

Biến tấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Bò bảy món Miền Nam Món thịt 7 món nấu từ thịt bò:Gỏi bò, Bò chả đùm, Bò nhúng dấm, Bò nướng mỡ chài, Bò lá lốt, Bò nướng hành, Cháo Bò
Bò sốt vang Khắp cả nước Món thịt Thịt bò được nấu với rau củ, rượu vang cho đặc sánh lại. Là món ẩm thực Pháp nhưng được Việt hóa và trở thành đặc trưng của Việt Nam
Bò nướng lá lốt Khắp cả nước Món thịt Thịt bò xay cuộn lá lốt
Cá lóc nướng trui Nam Bộ Món cá Cá không cần sơ chế (không đánh vảy, cạo nhớt, mổ bụng, tẩm ướp gia vị) vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt.
Chả cá thát lát Đắk Lắk, Huế Chả Làm từ thịt của cá thát lát, thường là lóc thịt, bỏ da và xương rồi giã hay xay nhuyễn thành chả viên, rồi đem xào, chiên hay làm lẩu.
Giả cầy Miền Bắc Món thịt Chân giò lợn đem thui lửa cho vàng rồi đem ninh với giềng, mẻ, mắm tôm, tạo ra hương vị gần giống như thịt chó.
Mực khôKhô mực Các vùng duyên hải Mực Mực được sấy khô hoặc phơi nắng rồi đem nướng hoặc rim chua ngọt để dùng kèm với bia.
Nộm sứaGỏi sứa Các vùng duyên hải Sứa Món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa đã được sơ chế, trộn chua ngọt với các loại rau, thịt động vật và gia vị.
Ốc luộc Khắp cả nước Ốc Ốc luộc lên với sả, khi ăn khều ra chấm nước mắm chua ngọt pha gừng
Ốc bươu nhồi thịt Khắp cả nước Ốc Thịt ốc bằm nhuyễn dùng với thịt heo xay, cà rốt, nấm mèo nhồi
Quẩy Khắp cả nước Bánh rán Bột mỳ pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn
Tiết canh Khắp cả nước Tiết Tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.
Tiết luộc Tiết hầm Khắp cả nước Tiết Máu động vật qua luộc, hầm đông cứng thành những khối dạng thạch
Thịt chua Bắc Bộ Lên men Thịt lợn tươi sống ướp trong thính gạo để làm thành phẩm chín tự nhiên
Trứng vịt Bắc Thảo Miền Nam Trứng Trứng vịt ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi, và trấu... trong nhiều tuần lễ, hay nhiều tháng
Trứng vịt lộn Hột vịt lộn Khắp cả nước Trứng Trứng vịt khi phôi thành hình luộc lên, để sôi kỹ 5 phút, rồi đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng. Các gia vị phổ biến đi kèm là rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu

Đặc sản địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Cá thính Vĩnh Phúc Lên men Cá nước ngọt còn tươi đem sơ chế, ướp thính để lên men chua, thơm, làm chín món ăn một cách tự nhiên
Chả cá Lã Vọng Hà Nội Chả Món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn ở phố Chả Cá trong khu phố cổ Hà Nội giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên
Chả chìa Quảng Ninh, Hải Phòng Chả Một dẻ mía chẻ nhỏ bằng ngón tay, phần trên được bao bằng thịt nạc xay nhuyễn với mực khô, phần dưới để nguyên, dùng để cầm khi ăn
Chả mực Quảng Ninh Chả Loại chả đặc sản của Hạ Long được làm rất cầu kỳ từ mực giã nhuyễn, thì là, hành hoa... nặn thành miếng và chiên ngập dầu
Cốm Hà Nội Gạo tẻ Làm từ lúa nếp non, rang chín và giã, sàng sảy cho hết vỏ trấu
Ngán Quảng Ninh Hải sản Ngán là loài nhuyễn thể chỉ sống ở Quảng Ninh. Ngán rất bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán.
Gỏi nhệch Duyên hải Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng đến Thanh Hóa) Thủy sản Thịt cá nhệch sống được bóp thính gạo cùng một số loại gia vị rồi được dùng với nhiều loại rau ăn kèm và nước chấm gỏi.
Bông điên điển Miền Nam Rau Bông điên điển là loại rau đặc trưng Nam Bộ được dùng làm dưa chua, nấu canh, ăn lẩu hay làm gỏi trộn thịt gà.

Tráng miệng

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Chè (ẩm thực)
Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Chè đậu xanhChè hoa cau Khắp cả nước Chè Chè đậu (đỗ) xanh nấu với đường và bột năng (hoặc bột sắn dây), có thể cho thêm dừa nạo và nước cốt dừa.
Chè hạt sen Khắp cả nước Chè Hạt sen được hấp chín, rồi nấu chung với đường cho đến khi sôi nhẹ thì khuấy thêm bột cho sánh.
Chè bà ba Miền Nam Chè Chè khoai lang với đậu xanh cà và nước cốt dừa.
Chè đậu trắng Miền Nam Chè Đậu trắng nấu mềm cùng với gạo nếp và nước cốt dừa.
Chè trôi nước Miền Bắc Chè/bánh Món tráng miệng làm từ các viên nhân đậu xanh bọc trong lớp vỏ bột gạo nếp
Chè bánh lọt Khắp cả nước Chè Món tráng miệng làm từ nước cốt dừa, thạch làm từ bột gạo màu xanh lá cây (thường do lá dứa thôi ra), đá bào và đường thốt nốt
Chè chuối Khắp cả nước Chè Chè làm từ chuối và bột sắn
Bánh khoai môn Khắp cả nước Tráng miệng Món tráng miệng làm từ khoai môn[12]
Sủi dìn Hải Phòng Tráng miệng Bằng bột gạo nếp, nhân đậu xanh, vừng. Bên ngoài lăn vừng đen & nấu trong nước gừng nóng, rắc thêm một vài sợi dừa nạo.
Sương sáoThạch đen Khắp cả nước Thạch Thân và lá cây thạch đen được phơi khô rồi xay nát, đun sôi trong nước và thêm bột, khi nguội đông lại thành thạch.
Sương sâmThạch xanh Miền Nam Thạch Lá cây sương sâm tươi đem giã nát với một lượng nước nhất định, lọc sạch, để một hai giờ, chất nước này sẽ kết đông thành thạch.
Sương sa Miền Nam Thạch Thạch trắng hoặc trong suốt được chế biến từ một số loại rong biển, tảo biển.
Ô mai Hà Nội Trái cây Món ăn làm từ mơ khô muối/ mơ khô ngâm đường
Kẹo mè xửng Huế Món ăn vặt Một loại kẹo dai có nguồn gốc từ Huế, được làm bằng đường mía đun sôi (thành một chất rắn mềm và đặc), phủ một lớp mè và thường kèm thêm đậu phộng.
Chuối chiên Khắp cả nước Bánh Bánh làm từ chuối chiên với bột
Kẹo dừa Bến Tre Kẹo Kẹo làm từ cơm dừa và nước cốt dừa
Tào phớ Khắp cả nước Món ăn từ tàu phụ Món ăn được làm từ đậu tương, có màu trắng ngà, vị bùi
Sâm bổ lượng Khắp cả nước Chè Một loại chè ngọt Việt Nam

Gia vị và nước chấm

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên món Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Nước mắm Khắp cả nước Đồ chấm Nước gia vị làm từ cá biển và muối trắng được ủ cho lên men rồi chắt lấy nước cốt.
Tương đen Miền Nam Đồ chấm Đồ chấm làm từ đậu tương, dấm trắng, gạo, muối ăn, bột mì, tỏi, và ớt. Thường dùng ăn kèm phở Nam.
Nước chấmNước mắm chua ngọt Khắp cả nước Đồ chấm Nước mắm đã pha thêm chanh, đường, tỏi tươi, ớt tươi.
Mắm tôm Miền Bắc Đồ chấm Mắm được làm từ tôm, tép sông lên men, có mùi và vị rất mạnh.
Mắm ruốc Miền Trung Đồ chấm Làm từ con ruốc lên men
Xì dầu Nước tương Khắp cả nước Đồ chấm Nước chấm làm từ đỗ tương (đậu nành) và ngũ cốc rang chín lên men theo kiểu Trung Hoa.
Tương Khắp cả nước Đồ chấm Nước chấm làm từ đỗ tương (đậu nành), gạo nếp và muối lên men. Thường dùng trong ẩm thực chay.
Chẩm chéo Điện Biên Phủ Đồ chấm Gia vị cổ truyền của dân tộc Thái vùng Điện Biên, Tây Bắc và Đông Bắc Thái Lan - làm từ cá cơm, muối, hạt dổi, tỏi, mắc khén, hạt dẻ, húng lủi, rau thơm, ớt bột, sả.
Muối ớt rau răm Đồ chấm Nước chấm làm từ rau mùi, ớt sừng, chanh và các nguyên liệu khác. Dùng làm nước chấm cho các loại thịt hoặc vịt lộn.
Muối ớt xanh Miền Trung Đồ chấm Nước chấm với ớt xanh - thường dùng với các món hải sản.
Tương đậu phộng Khắp cả nước Đồ chấm Dùng với gỏi cuốn.
Sa tế Chợ Lớn Đồ chấm Hỗn hợp phụ gia tẩm ướp thực phẩm với nguyên liệu chính là ớt (ớt bột hoặc ớt tươi) và dầu ăn; ngoài ra có thể có thêm sả.
Tương ớt Khắp cả nước Đồ chấm Nước chấm cay có dạng đặc sệt như nước sốt và có màu cam, được làm từ nguyên liệu chính là ớt xay nhuyễn kết hợp với một số gia vị khác.

Đồ uống

[sửa | sửa mã nguồn]

Phổ biến ở phía bắc là trà (chè) đá vỉa hè (mùa đông thì thường là nóng). Phía nam phổ biến là cà phê. Đa dạng và đặc trưng cho từng vùng, khí hậu, thời gian trong ngày. Thức uống truyền thống lẫn hiện đại và du nhập từ nước khác nhưng được chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Như: trà (ướp từ nhiều loại hoa khác nhau), cà phê, sữa đậu nành, chè vối, sinh tố, sữa bắp, sữa đậu phộng, sữa mè đen, nha đam...

Tên Hình ảnh Địa phương Loại Miêu tả
Bia hơi Khắp cả nước Đồ uống Bia tươi
Chanh muối Khắp cả nước Đồ uống Nguyên liệu làm nước giải khát - được pha với đường, nước, uống với đá hoặc uống nóng[13]
Nước mía Khắp cả nước Đồ uống Thức uống giải khát được làm từ mía bằng phương pháp xay ép cây mía để lấy nước[14]
Nước sâm Khắp cả nước Đồ uống Nước từ cây nhân sâm
Rau má Khắp cả nước Đồ uống Nước ép rau má đá pha với đường
Rượu cần Tây Nguyên và Tây Bắc Đồ uống Loại rượu đặc sản của một số dân tộc tại Việt Nam, được ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu
Rượu đế Đồng bằng sông Cửu Long Đồ uống Rượu chưng cất từ ngũ cốc lên men
Rượu thuốc Khắp cả nước Đồ uống Loại rượu ngâm rất, thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền
Rượu rắn Khắp cả nước Đồ uống Loại rượu thuốc trong đó, xác rắn được ngâm trong rượu gạo nồng độ cao
Soda sữa hột gà Khắp cả nước Đồ uống Thức uống ngọt được làm từ lòng đỏ trứng gà, sữa đặc có đường và nước soda
sữa đậu nành Khắp cả nước Đồ uống Thức uống làm từ đậu nành
Cà phê sữa đá Khắp cả nước Đồ uống Thức uống làm từ cà phê pha phin với sữa đặc có đường và bỏ đá
Trà sen Khắp cả nước Đồ uống Một loại trà xanh sản xuất tại Việt Nam đã được ướp hương

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Bray, Adam. “10 Traditional Vietnamese dishes for under US$1”. Discovering Vietnam. CNNGo.com. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ Alice's Guide to Vietnamese, Banh Dina and Brian's Site, Retrieved ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ Hue Dictionary. NetCoDo. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010
  4. ^ a b c d Dang, Vinh. “Bún 101”. Vietnam Talking Points. One Vietnam Network. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ a b “Noodle soups”. Savour Asia. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ “Other noodle dishes”. Savour Asia. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ “Vietnamese Rice Pancakes: Banh Cuon and Pho Cuon”. Savour Asia. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ a b c d e f g h i j k “Alice's Guide to Vietnamese Banh (Steamed Cakes)”. Dina and Brian's Site. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  9. ^ “Hue Dictionary”. NetCoDo. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010.
  10. ^ “Salads & Sandwiches”. Savour Asia. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  11. ^ “Southern snacks”. Savour Asia. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  12. ^ a b c “Fried treats”. Savour Asia. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  13. ^ “Sweets and Smoothies”. Savour Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  14. ^ “Nuoc mia, or sugar-cane juice”. ngày 6 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2011.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Danh_sách_món_ăn_Việt_Nam&oldid=71414851” Thể loại:
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Danh sách (Việt Nam)

Từ khóa » Thức ăn Vn