Danh Sách Những Loại Cây Không Nên Trồng Trong Nhà - CafeLand.Vn
Có thể bạn quan tâm
1. Cây thủy tiên
Tên khoa học: Narcissus
Ở Việt Nam, hoa thủy tiên được nhiều gia đình chọn để trưng vào dịp Tết để cầu mong một năm mới đầy sự tốt lành, trường thọ và tài lộc sung túc.
Tuy nhiên, loại hoa này lại chứa chất kịch độc Alkaloids. Nếu vô tình ăn phải sẽ dẫn đến đau dạ dày, huyết áp cao, nhịp tim không đều dễ dẫn đến tử vong.
2. Cây vạn niên thanh
Tên khoa học: Dieffenbachia cultivar
Loại cây này được ưa chuộng để trang trí nội thất trong nhà bởi đặc tính sinh trưởng tốt, thanh lọc không khí, khử bớt các khí độc do môi trường hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày.
Tuy nhiên, cần cẩn thận với lá cây vì tinh thể Calcium Oxalate có trong lá sẽ gây cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa,… khi vô tình ăn phải hoặc viêm da nhẹ khi tiếp xúc trực tiếp với lá.
3. Cây trúc đào
Tên khoa học: Nerium oleander
Cây trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm, đỏ cam,… và có mùi thơm nhẹ nên rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh.
Tuy đẹp nhưng trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem có các glucosid độc, chủ yếu là oleandrin (còn gọi là neriolin) với tỷ lệ 0,7 - 1 phần nghìn.
“Các chất độc này khi đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng nôn mửa, hôn mê, lên cơn đau tim và tử vong”, theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Thạch, Khoa công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
4. Cây dạ lan hương (hoa tiên ông)
Tên khoa học: Hyacinthaceae, có xuất sứ từ vùng đất Địa Trung Hải
Hoa tiên ông, còn gọi là Dạ lan hương thường nở vào đêm và có hương thơm quyến rũ, nhìn lạ mắt, thích hợp để trang trí trên bàn phòng khách, phòng làm việc. Hoa có nhiều màu sắc phong phú như trắng, đỏ, hồng, vàng, tím, xanh,…
Kiểu dáng độc đáo, màu sắc bắt mắt nhưng loại cây này không nên trồng trong nhà vì chứa nhiều độc tố như Calcium Oxalate và Lycorine, tập trung nhiều nhất ở phần củ. Nếu ăn phải loại cây này sẽ dẫn đến các triệu chứng giống hoa thủy tiên.
5. Cây môn kiểng
Tên khoa học: Caladium biccolor, có nguồn gốc Brazil và quần đảo Tây Ấn Độ.
Cây môn kiểng là cây cảnh lá, thích hợp trồng trong bóng râm vì thế có thể làm cây trang trí nội thất hay trồng chậu cây để bàn làm việc, phòng khách, hành lang, cửa sổ,… Lá cây có thể giữ được vài ngày phục vụ cho cắm hoa.
Giống cây này cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, dễ gây ngộ độc cho trẻ em và vật nuôi khi ăn phải, bỏng rát khi cho da tiếp xúc trực tiếp.
Nếu không được chăm sóc tốt cây môn kiểng dễ bị héo. Trong phong thủy, những loài cây bị héo sẽ mang lại những điều không may và vận khí xấu cho gia đình.
6. Cây hoa huệ lily
Tên khoa học: Hippeastrum puniceum
Cây Huệ có nhiều loài và cho nhiều màu hoa khác nhau như màu đỏ nhung (màu huyết), màu hồng phấn, màu trắng, màu cam, màu vàng… Hoa của cây Huệ đỏ gây nhiều ấn tượng cho người dân trong mỗi dịp xuân về.
Huệ lily được rất nhiều người yêu thích vì sức sống bền bỉ và màu hoa đẹp quyến rũ nhưng củ của loại cây này có chất độc Lycorine gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ em như tiêu chảy, buồn nôn nếu ăn phải hoặc bỏng rát, ngứa da khi tiếp xúc với chất lỏng của hoa.
7. Cây xương rồng
Tên khoa học: Cactaceae, loài thực vật bản địa Châu Mỹ thường xuất hiện phổ biến ở sa mạc.
Trong phong thủy, cây xương rồng có tác dụng trừ tà, tránh hung, hóa giải sát khí cho ngôi nhà. Với đặc tính mọc gai nhọn xung quanh thân, cây phát triển hướng lên nên đây là loại cây không nên trồng trong nhà.
Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây độc và nguy hiểm. “Mủ và gai cây xương rồng chứa nhiều chất độc gây suy giảm hệ thống miễn dịch của con người nếu nuốt phải, mủ xương rồng bắn vào mắt sẽ gây mù lòa hoặc giảm thị lực”, theo giáo sư Ngô Quang Đê, nguyên Chủ tịch Hội sinh vật cảnh của Đại hoc Lâm nghiệp Hà Nội.
8. Cây lưỡi hổ
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania.
Một trong những tác dụng không thể bỏ qua của cây lưỡi hổ đó là làm sạch không gian sống với tính năng thanh lọc không khí có thể hấp thụ 107 độc tố, trong đó có cả độc tố gây ung thư. Đây là loại cây được ưa chuộng trang trí phòng làm việc hay kể cả phòng phủ trong nhà.
Mặc dù vậy, tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố saponin. Nếu không may nuốt phải sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy và kích ứng da.
9. Cây bách, đa bon sai
Theo quan niệm xưa, giống bonsai của cây đa và cây bách hay mọc và trồng cạnh mộ, miếu, đền thời sẽ dẫn đến sự lạnh lẽo, âm khí cho mọi thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, rễ cây to thô gây mất cân bằng trong nhà, ảnh hưởng đến công việc làm ăn và sức khỏe. Đặc biệt, phòng khách thuộc thổ nên cần tránh loại cây này.
10. Cây trạng nguyên
Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima, có nguồn gốc miền nam México, Trung Mỹ và châu Phi.
Trong phong thủy, cây trạng nguyên là biểu tượng cho sự thành đạt trong học hành, thi cư đỗ đạt,… Vì cây nở hoa trong dịp Tết nên mang đến may mắn và thành công cho gia đình cả năm.
Tuy nhiên, những người nhạy cảm với nhựa mủ (latex) có thể bị dị ứng, khi tiếp xúc với da sẽ gây phát ban, tiếp xúc với mắt gây kích ứng, ăn vào sẽ bị tiêu chảy.
Từ khóa » Cây Dạ Lan Thanh Có độc Không
-
Cây Dạ Lan Thanh: Giá Từ 329k, Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng ...
-
Cây Dạ Lan Thanh - Chợ Hoa Online
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Không? Ý Nghĩa Phong Thủy Cách Trồng ...
-
Cách Chăm Sóc Cây Lan Thanh-Thành Tài đỗ đạt - Hạt Giống Gia đình
-
15 Loại Cây Cảnh Có độc Cần Cân Nhắc Kỹ Lưỡng Trước Khi Trồng
-
Cây Dạ Lan Thanh - Hoa Kiểng Lộc Trời
-
Cay Thuy Sinh Da La Thanh| Cay De Ban Da Lan Thanh - Cây Xanh
-
Những Loại Cây Không Nên Trồng Trong Nhà - 10 Cái Tên Gây Bất Ngờ!
-
Top 18 Cây Dạ Lan Thanh Hợp Tuổi Gì Mới Nhất Năm 2022
-
7 Loại Cây Không Nên Trồng Trong Nhà ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Cần ...
-
10 Loại Cây Cảnh Có độc, Bạn Cần Lưu ý Kỹ Trước Khi Trồng
-
Các Loại Cây Cảnh Có độc Nhiều Người Trồng Trong Nhà
-
28 Loại Cây Cảnh Không Nên Trồng Làm Cảnh Cho Gia Đình