Danh Sách Thoái Vốn Năm 2022 Của SCIC Thiếu Vắng Hàng Loạt Tên ...

Tin nóng
  • Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại
  • Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024
  • Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng
  • Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch
  • May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
  • SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Sức khỏe doanh nghiệp Danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC thiếu vắng hàng loạt tên tuổi lớn Duy Bắc - 28/06/2022 08:10 Trong năm 2022, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ thoái vốn tại 101 đơn vị thành viên. TIN LIÊN QUAN
  • SCIC khó bán nốt 2,54% vốn tại Machinco
  • SCIC thoái 99% vốn cổ phần tại CTCP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên

Theo đó, trong danh sách thoái vốn năm 2022 không có tên hàng loạt các doanh nghiệp lớn như Nhựa Tiền Phong (mã NTP), Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH), CTCP FPT (mã FPT), Sabeco (mã SAB), Vinatex (mã VGT)…

Tuy nhiên, trong danh sách vẫn có nhiều công ty đáng chú ý như CTCP Nhiệt điện Hải Phòng ( mã HND – sàn UPCoM), CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP – sàn HoSE), CTCP Nhựa Việt Nam (mã VNP – sàn UPCoM), CTCP Seaprodex (mã SEA – sàn UPCoM), CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã QTP), Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (mã VEC – sàn UPCoM), CTCP Công trình GTVT Quảng Nam (mã QTC - sàn HNX), CTCP Tập đoàn Vinacontrol (mã VNC – sàn HNX), Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 – CTCP (mã FIC – sàn UPCoM), Tổng Công ty Thăng Long (mã TTL – sàn HNX), Tổng Công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam – CTCP (mã VIW – sàn UPCoM), Tổng Công ty Licogi (mã LIC – sàn UPCoM) …

Mới đây, SCIC tiếp tục triển khai thoái vốn tại Địa ốc Vĩnh Long, Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Tổng công ty Thăng Long, Vật liệu xây dựng Bến Tre. Trong đó, phiên đấu giá cổ phiếu Tổng công ty Thăng Long không thể xảy ra do không có nhà đầu tư quan tâm.

SCIC bắt đầu đẩy mạnh đấu giá các công ty

Theo đó, SCIC sẽ thực hiện đấu giá 1 lô với khối lượng 2.014.626 cổ phiếu VXB của CTCP Vật liệu xây dựng Bến Tre với tổng giá trị 1 lô là 138,1 tỷ đồng, tương ứng khoảng 68.557 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường 334%. Thời gian phiên đấu giá thực hiện khoảng 9h ngày 19/7/2022.

Được biết, tính tới 31/12/2021, Công ty có 4 cổ đông lớn gồm SCIC sở hữu 49,76% vốn điều lệ, tương ứng 2.014.626 cổ phiếu VXB; ông Ngô Hữu Tài sở hữu 6,67% vốn điều lệ; ông Phạm Quốc Bình sở hữu 6,41% vốn điều lệ; ông Cao Toàn Thắng sở hữu 1,17% vốn điều lệ; và còn lại 36% vốn điều lệ thuộc cổ đông khác.

Như vậy, SCIC dự kiến thoái toàn bộ cổ phiếu VXB trong lần đấu giá này.

Theo tìm hiểu, CTCP Vật liệu xây dựng Bến Tre được thành lập năm 1978 và là doanh nghiệp nhà nước. Năm 2014, Công ty chuyển sang mô hình Công ty cổ phần với vốn điều lệ 15 tỷ đồng và chính thức niêm yết trên sàn HNX năm 2010 tới nay.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và các mặt hàng trang trí nội thất; khai thác cát sông; thi công xây dựng, san lắp mặt bằng; vận tải hàng hoá; và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình dân dụng, công nghiệp.

Tính tới 31/3/2022, CTCP Vật liệu xây dựng Bến Tre đang ghi nhận lỗ luỹ kế gần 26 tỷ đồng, bằng 64,2% vốn điều lệ và tổng tài sản là 165,69 tỷ đồng.

Thêm nữa, SCIC sẽ thực hiện đấu giá 1 lô với khối lượng 1.937.770 cổ phiếu của Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long, tương ứng tổng giá trị khởi điểm là 75,3 tỷ đồng, tương ứng giá khoảng 38.851 đồng/cổ phiếu. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 15h ngày 18/7/2022.

Được biết, Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long có địa chỉ tại số 91-93 Phạm Thái Bường, Phường 4, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long với vốn điều lệ 26,54 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình công ích.

Như vậy, ước tính SCIC sẽ mang giá đấu giá 73% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long.

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long tiền thân là Công ty Kinh doanh Nhà Vĩnh Long, được thành lập năm 1993 và thuộc sở hữu nhà nước. Đến năm 2004, Công ty tiến hành cổ phần hoá và đổi tên như hiện tại.

Trên Website Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long, Công ty có giới thiệu là chủ đầu tư 3 dự án. Trong đó, dự án Khu nhà ở Trường An, TP. Vĩnh Long với diện tích 1,8 ha, quy mô dự án có 102 nền đất; dự án Khu nhà ở Bạch Đàn nằm ở Khóm 2 Phường 3, TP. Vĩnh Long với diện tích 23.600 m2, quy mô 14 lô, gồm 124 căn hộ; và dự án Khu nhà ở Long Thuận nằm ở Long Phước, Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long với quy mô 3.520 m2, gồm 4 lô.

Phiên đấu giá Tổng công ty Thăng Long bị hủy do không có nhà đầu tư tham dự

SCIC lên kế hoạch bán cả lô 10,5 triệu cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long với giá khởi điểm 195 tỷ đồng, tương ứng giá chào bán tối thiểu khoảng 18.530 đồng/cổ phiếu trên sàn HNX, phiên đấu giá dự kiến ngày 21/6/2022. Tuy nhiên, kết thúc thời gian đăng ký, không nhà đầu tư nào tham dự phiên đấu giá nên phiên đấu giá đã bị hủy.

Tổng công ty Thăng Long tiền thân là Xí nghiệp Liên hợp Cầu Thăng Long, được thành lập vào tháng 7/1973, với nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng cầu Thăng Long (1973-1985) - cây cầu lớn nhất thời bấy giờ. Năm 2018, cổ phiếu công ty được giao dịch trên HNX. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp; cung cấp dịch vụ cho thuê nhà kho, văn phòng, nhà xưởng; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng.

Hiện tại, Tổng công ty Thăng Long đang tham gia xây dựng các công trình giao thông trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ở TP.HCM, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Đồng Nai, Phan Thiết…

Tổng công ty Thăng Long đã trúng các gói thầu và tham gia xây dựng các công trình lớn trọng điểm như: Cầu Thăng Long, cầu Hoàng Long và cầu Hàm Rồng gói thầu số 4, gói thầu 1 đoạn Hà Nội - Vinh, Dự án đường ô tô cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Dự án xây dựng đường vành đai 3 - giai đoạn 2 - gói thầu 3...

Tính tới cuối năm 2021, cơ cấu cổ đông của Tổng công ty Thăng Long gồm 1 cổ đông lớn là nhà nước sở hữu 25,1% vốn điều lệ và còn lại 74,9% thuộc về nhóm cổ đông khác.

Xét về hoạt động kinh doanh, năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu 1.129,92 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8,47 tỷ đồng, lần lượt tăng 75,45% và giảm 29,5%. Công ty cho biết doanh thu năm tăng đột biến do việc triển khai 2 dự án cao tốc Bắc - Nam nên doanh thu tăng mạnh.

Công ty hiện có 3 công ty con và 3 công ty liên kết. Trong đó, năm 2021, 1/3 công ty con lỗ là Công ty TNHH BOT Cầu Yên Lệnh lỗ 1,9 tỷ đồng và 2/3 công ty con có lãi là Công ty cổ phần Cầu 1 Thăng Long và Công ty cổ phần Cầu 35 Thăng Long, lần lượt lãi 0,21 tỷ đồng và 0,51 tỷ đồng.

Đối với công ty liên kết, trong năm 2021, có 1/3 công ty lỗ là Công ty TNHH Bê tông Mekong Thăng Long với giá trị lỗ 0,26 tỷ đồng và còn lại 2 công ty liên kết đều lãi là Công ty TNHH Kết cấu thép Mitsui Thăng Long lãi 9,4 tỷ đồng và Công ty TNHH BOT đường 188 lãi 17,1 tỷ đồng.

Trong năm 2021, công ty đang triển khai 9 dự án với giá trị hợp đồng 2.201,4 tỷ đồng. Trong đó, dự án lớn nhất là gói 1 cao tốc - đoạn Phan Thiết Vĩnh Hảo - Ban 7 với giá trị 657,9 tỷ đồng; gói 4 cao tốc - đoạn Dầu Giây - Phan Thiết - Ban Thăng Long với giá trị 664,5 tỷ đồng; gói thầu số 1 nâng cấp Quốc lộ 5 và xây dựng mới đường tránh Pursat đoạn Thleo Ma’am -Pursat với giá trị 563,8 tỷ đồng…

SCIC thoái vốn khỏi Tổng công ty Thăng Long: “Tay to” nào thật sự hào hứng? Trước phiên đấu giá của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), cơ cấu cổ đông của Tổng công ty Thăng Long xuất hiện cổ đông... #Danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC # SCIC # thoái vốn năm 2022 Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Thua lỗ kéo dài, Gạo Trung An quyết giải thể 2 công ty con
  • Vinasun chậm chuyển đổi, cổ đông lớn thoái vốn
  • THACO, REE, Vinamilk mang về lợi nhuận thế nào cho "đại gia" ngoại 200 năm tuổi?
  • Lộc Trời dự kiến bầu thay thế 3 lãnh đạo trong Đại hội bất thường
  • Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại
  • Bất động sản tạo đáy lợi nhuận, doanh nghiệp địa ốc phục hồi
  • Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5%
  • Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó
  • Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024
  • Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn
  • Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11
  • 2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
  • 3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế
  • 4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • 5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
  • Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
  • Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
  • Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
  • Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối

Từ khóa » Game Thoái Vốn 2022