Danh Sách Top 12 Cảng Biển Lớn Nhất Trung Quốc đại Lục

Nội dung hide Top 12 cảng biển bận rộn nhất Trung Quốc 1. Cảng Shenzhen (Thâm Quyến) 2. Cảng Huangpu (Hoàng Phố) 3. Cảng Foshan/ Shunde (Phật Sơn) 4. Cảng Zhongshan (Trung Sơn) 5. Cảng Zhuhai (Chu Hải) 6. Cảng Xiamen (Hạ Môn) 7. Cảng Fuzhou (Phúc Châu) 8. Cảng Ningbo (Ninh Ba) 9. Cảng Qingdao (Thanh Đảo) 10. Cảng Tianjin (Thiên Tân) 11. Cảng Shanghai (Thượng Hải) 12. Cảng Dalian (Đại Liên) Kết luận về danh sách cảng biển lớn nhất Trung Quốc Top 12 cảng biển lớn nhất Trung Quốc đại lục

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm. Nhắc tới quốc gia tỷ dân này, chúng ta thường nhắc tới thị trường tiêu thụ khổng lộ, là nơi mà hàng hóa, nông sản của Việt Nam được xuất khẩu đi với số lượng rất lớn. Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Trung Quốc cũng được Việt Nam nhập khẩu rất nhiều, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất, phục vụ cho chiến lược “Trung Quốc + 1” của nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới. Trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì vận tải đường biển đóng vai trò rất quan trọng. Vậy Trung Quốc có những cảng biển lớn nào? Hàng hóa Việt Nam thường xuất khẩu sang cảng nào của Trung Quốc? Bài viết dưới đây của TTL Global logistics sẽ liệt kê Top 12 cảng biển lớn và bận rộn nhất Trung Quốc.

Trung Quốc có hệ thống cảng biển lớn

Top 12 cảng biển bận rộn nhất Trung Quốc

1. Cảng Shenzhen (Thâm Quyến)

Cảng Shenzhen là tên gọi chung của chuỗi cảng biển thuộc bờ biển Thâm Quyến, Quảng Đông của Trung Quốc. Đây được đánh giá là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới. Trong đó, 2 cầu cảng phổ biến nhất là Shekou và Yantian. Thời gian vận chuyển đường biển giữa Shenzhen và Việt Nam thường là 3-5 ngày chặng biển.

Các hãng tàu khai thác tuyến Shenzhen-Vietnam: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

2. Cảng Huangpu (Hoàng Phố)

Cảng Huangpu nằm ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Trước đây, cảng Huangpu đóng vai trò trọng yếu đối với giao thương hàng hóa ở phía nam Trung Quốc. Hiện tại, tuy sản lượng hàng hóa không còn nhiều như trước, nhưng vai trò và vị thế của cảng biển này vẫn còn rất lớn.

Các hãng tàu khai thác tuyến Huangpu-Vietnam: Cosco, ANL, ONE, OOCL, PIL và RCL

3. Cảng Foshan/ Shunde (Phật Sơn)

Cảng Foshan nằm ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Thành phố Phật Sơn là cơ sở sản xuất lớn thứ ba ở Đồng bằng sông Châu Giang và các ngành công nghiệp chủ chốt của thành phố này bao gồm đồ nội thất, thiết bị điện gia dụng và điện tử và truyền thông. Do đó, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển Foshan rất lớn.

4. Cảng Zhongshan (Trung Sơn)

Cảng Zhongshan nằm ở tỉnh Quảng Đông, đông nam của Trung Quốc. Đó là một cảng cửa sông tự nhiên mở ra Đồng bằng sông Châu Giang, đổ ra Biển Đông. Nó chủ yếu xử lý vận chuyển đường biển cho hàng rời và container, là cảng biển kết nối giữa Trung Quốc và thế giới.

5. Cảng Zhuhai (Chu Hải)

Cũng là một trong những cảng lớn của tỉnh Quảng Đông, Zhuhai cung cấp dịch vụ khai thác và vận tải biển giữa Trung Quốc đại lục với Hongkong và xuất khẩu ra thế giới.

6. Cảng Xiamen (Hạ Môn)

Cảng Xiamen là một trong những cảng hiện đại bậc nhất Trung Quốc. Cảng được trang bị nhiều loại máy móc và thiết bị để xếp dỡ tất cả các loại hàng hóa. Bao gồm cần trục xà lan 60 và 90 tấn, xe cẩu 50 tấn, cẩu cầu container 40 tấn, xe nâng container 40 tấn, tàu chở container 35 tấn và tàu cẩu 30,5 tấn. Ngoài ra, cảng Xiamen được trang bị hệ thống quản lý dữ liệu máy tính hiện đại và các cơ sở cảng hiện đại.

Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Xiamen: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

7. Cảng Fuzhou (Phúc Châu)

Cảng Fuzhou nằm trên bờ biển đông nam của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc dọc theo eo biển Đài Loan. Đây là một cảng biển tự nhiên trên cửa sông Minjiang. Cảng Fuzhou được kết nối tốt với vùng nội địa và là một cảng trung chuyển container chính để hỗ trợ các ngành công nghiệp đang phát triển ở đông nam và tây Trung Quốc.

Một số hãng tàu chuyên tuyến Fuzhou: Evergree (EMC), MCC, SITC, PIL, Wanhai, Yang Ming

Trung Quốc có rất nhiều cảng biển lớn, với nhiều loại dịch vụ khác nhau
Trung Quốc có rất nhiều cảng biển lớn, với nhiều loại dịch vụ khác nhau

8. Cảng Ningbo (Ninh Ba)

Cảng Ningbo là một trong số những cảng biển lớn và bận rộn nhất thế giới. Đây được coi là cửa ngõ để thế giới tiếp cận với thị trường tỷ dân, cũng như là nơi hàng hóa sản xuất của Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới. Cảng Ningbo có khả năng tiếp cận 4 đường cao tốc quan trọng: Đường cao tốc Shanghai-Hangzhou-Ningbo Expressway, the Ningbo-Taizhou-Wenzhou Expressway, the Hangzhou-Nanjing Expressway, and the Ningbo-Jinhua Expressway.

Một số hãng tàu chuyên tuyến Ningbo: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

9. Cảng Qingdao (Thanh Đảo)

Cảng Qingdao có thể tiếp nhận các tàu lớn nhất thế giới và khối lượng hàng hóa khổng lồ. Cảng Qingdao là cảng bận rộn thứ bảy thế giới về tổng lượng hàng hóa thông qua và là cảng bận rộn thứ tám thế giới về container. Cảng Qingdao dẫn đầu tất cả các cảng khác trên thế giới về xử lý quặng sắt đầu vào và tất cả các cảng khác ở Trung Quốc đối với dầu thô đầu vào. Cảng Qingdao cũng là cảng bận rộn thứ hai ở Trung Quốc về thương mại quốc tế.

Một số hãng tàu chuyên tuyến Qingdao: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

10. Cảng Tianjin (Thiên Tân)

Trước đây được gọi là Cảng Tanggu, Cảng Tianjin hiện đại là cửa ngõ hàng hải đến Bắc Kinh. Nằm trên bờ Tây của Vịnh Bohai, Cảng Thiên Tân cách Bắc Kinh khoảng 170 km (khoảng 105 dặm) về phía Đông Nam và cách thành phố Thiên Tân 60 km (khoảng 37 dặm) về phía đông.

Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Tianjin: Cosco, ANL, Wanhai, MCC, SITC, EMC,…

11. Cảng Shanghai (Thượng Hải)

Cảng Shanghai (Thượng Hải) chiếm một vị trí địa lý tuyệt vời, có điều kiện tự nhiên gần như lý tưởng, phục vụ vùng nội địa phát triển kinh tế rộng lớn, và có cơ sở hạ tầng và cơ sở phân phối nội địa phong phú. Đồng bằng sông Dương Tử là nơi tập hợp một số thành phố hoạt động kinh tế nhất của Trung Quốc.

Các hãng tàu khai thác chuyên tuyến Shanghai: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

12. Cảng Dalian (Đại Liên)

Cảng nước sâu Dalian, nằm trong khu kinh tế Đông Bắc Á, quanh năm không có phù sa và băng giá. Được thành lập vào năm 1899, cảng Đại Liên là cảng không có băng ở phía bắc Trung Quốc. Cảng đa năng này phục vụ Vành đai Thái Bình Dương, Đông Á và Bắc Á. Đây là trung tâm container bận rộn thứ hai của Trung Quốc. Cảng Dalian kết nối với hơn 300 cảng ở 160 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, cảng này xử lý hơn 100 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu.

Các hãng tàu chuyên tuyến Dalian: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

Kết luận về danh sách cảng biển lớn nhất Trung Quốc

Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về vận tải biển đối với cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Với đường bờ biển dài phía Đông và phía Nam, Trung Quốc có rất nhiều cảng biển lớn, lọt top thế giới. Bất cứ khi nào quý công ty có nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

Cảng FUZHOU nằm ở đâu?Cảng ZHONGSHAN ở đâu?Cảng ZHUHAI là gì?Danh sách cảng biển Trung Quốc

Từ khóa » Các Cảng Của Trung Quốc