Danh Từ Là Gì? Cụm Danh Từ Là Gì? Cho Ví Dụ Minh Họa - The 35Express

Cú pháp tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, để có thể sử dụng tốt được tiếng Việt thì trước hết bạn phải hiểu được định nghĩa của chúng. Bài viết này chúng tôi chia sẻ với các bạn kiến thức về danh từ là gì? cụm danh từ là gì? cho ví dụ minh họa. Hãy cùng 35express hiểu rõ hơn về danh từ và cụm danh từ dưới bài viết này nhé.

Mục lục nội dung

Toggle
  • Danh từ là gì?
    • Chức năng của danh từ
    • Cách dùng danh từ hiệu quả
    • Ví dụ về danh từ
  • Cụm danh từ là gì? – Trong tiếng việt
    • Danh từ ghép là gì?
    • Ví dụ về cụm danh từ
  • Các loại danh từ của tiếng Việt
    • Những loại khác nhau của danh từ chung
  • Các nguyên tắc của danh từ

Danh từ là gì?

Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ là một bộ phận của ngôn ngữ nên nó biến đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Cùng với động từ và tính từ, danh từ là một trong những từ loại quen thuộc trong tiếng Việt. Chúng ta tiếp xúc và sử dụng danh từ hàng ngày, trong mọi lĩnh vực của đời sống để giao tiếp và trao đổi thông tin.

danh-tu-la-gi-cum-danh-tu-la-gi

Chức năng của danh từ

Danh từ có các chức năng sau:

  • Ghép với các từ chỉ lượng ở đằng trước và các từ chỉ định ở đằng sau và nhiều từ khác để làm thành một cụm danh từ. Ví dụ: những bạn học trò lớp 11
  • Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.
  • Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc trưng của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

chuc-nang-cua-danh-tu-35express

Cách dùng danh từ hiệu quả

Danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu. Ví dụ: Đà Nẵng là thành phố đáng sống. (Chủ ngữ)

Danh từ đóng vai trò là vị ngữ trong câu, thường đứng sau chữ “là”. Ví dụ: Anh ấy là bác sĩ. (Vị ngữ)

Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Câu cảm thán tiếng anh là gì? Phân loại, ví dụ cụ thể

Danh từ đóng vai trò là tân ngữ cho ngoại động từ. Ví dụ: Cô ấy viết một bức thư. (Tân ngữ)

Ví dụ về danh từ

Sau đây là các ví dụ về danh từ:

  • Danh từ gọi tên các sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,…
  • Danh từ gọi tên các hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, …
  • Danh từ gọi tên các khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,…
Xem Thêm: Mai đẹt tin ni là gì? Cách người nổi tiếng bắt trend mai đẹt ti ni

Trong tiếng Việt có 2 loại danh từ lớn là danh từ riêng và danh từ chung. Danh từ riêng trong tiếng Việt là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, vùng đất, lãnh thổ, tôn giáo, phong trào, các tờ báo, các thời đại và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm. Danh từ chung là tất cả những danh từ còn lại.

Cụm danh từ là gì? – Trong tiếng việt

Cụm danh từ được tạo thành từ một tập hợp nhóm danh từ kết hợp lại với nhau tạo thành một câu có nghĩa nhất định.

Được khái niệm là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác. Tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.

Ví dụ: Một số cái ghế trong phòng làm việc

cum-danh-tu-la-gi-1-35express

Danh từ ghép là gì?

Danh từ ghép được tạo thành bởi 2 dạng từ trở lên ghép lại với nhau.  Ví dụ: trâu bò, nhà cửa, ruộng vườn, xe lửa, máy bay,…

Ví dụ về cụm danh từ

Bạn có thể xem thêm về Nhân hóa là gì? Ví dụ và tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa

Cụ thể cụm danh từ gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự: phần phụ trước + danh từ trung tâm + phần phụ sau

Phần phụ trước có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ1 + Đ2 + Đ3

  • Đ3 là định tố đứng ngay trước danh từ trung tâm. Đó có thể là:

* danh từ loại thể : cái, con, chiếc, quả, tấm, bức, ngài, vị… Ví dụ :

con voi; cái vườn; bức tường.

* danh từ chỉ đơn vị đo lường, ví dụ : thước, lít, cân, ngụm, nắm… Ví dụ :ba thước vải, một lít sữa, vài ngụm rượu.

  • Đ2 là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng. Đó có thể là :
Xem Thêm: Download 10 font chữ việt hóa thiết kế sản phẩm đẹp nhất 2021 miễn phí

* định từ chỉ số lượng như: những, các, mọi, mỗi, một, từng. Ví dụ :Những con lạc đà, từng ngôi nhà.

* số từ chỉ số lượng như: năm, vài, dăm, mươi… Ví dụ : năm con mèo, vài nóc nhà.

  • Đ1 là các đại từ chỉ tổng lượng: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả… Ví dụ: tất cả những con thiên nga, cả một ổ bánh mì.

– Phần phụ sau có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ4 + Đ5 +Đ6

+ Đ4 là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định. Đó có thể là :

* tính từ. Ví dụ : những sinh viên nghèo.

* danh từ hoặc giới ngữ. Ví dụ : sân trường, quê hương của Sôpanh.

* động từ. Ví dụ : Phòng làm việc

Đ5 cũng là định tố đứng sau danh từ trung tâm để bổ sung thêm ý nghĩa hạn định. Ví dụ: Chiếc máy ảnh kĩ thuật số mới mua chụp rất nét.(Đ4) (Đ5)

Đ6 là định tố biểu thị sự chỉ định về không/thời gian đối với danh từ trung tâm, do vậy ở vị trí này luôn là các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó… Ví dụ: năm tháng khó khăn đó.

Các loại danh từ của tiếng Việt

Danh từ được chia thành 2 loại chính trong Tiếng Việt đó là danh từ riêng và danh từ chung.

  • Danh từ riêng dùng để chỉ các sự vật riêng lẻ, địa điểm, tên riêng của con người, sự việc cụ thể, xác định, duy nhất,…Ví dụ: Hiền Hồ, Vịnh Hạ Long, SaPa, Nguyễn Hoàng,…
  • Danh từ chung dùng để chỉ tên gọi chung cho sự vật, sự việc mang tính bao quát, không nói về việc cụ thể nào cả.

cac-loai-danh-tu-cua-tieng-viet-35express

Những loại khác nhau của danh từ chung

Danh từ chỉ sự vật

  • Danh từ cụ thể: là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được thông qua giác quan. Ví dụ: gió, mưa, bàn, vở, cây,…
  • Danh từ trừu tượng: là danh từ chỉ sự vật nhưng con người không thể cảm nhận được bằng giác quan. Ví dụ: nỗi đau, nhiệt huyết, đam mê,..

Danh từ chỉ hiện tượng

  • Hiện tượng tự nhiên: là hiện tượng được sinh ra tự nhiên và không có sự tác động ngoại lực của con người. Ví dụ: Sấm, sét, nắng, mưa, tia chớp,…
  • Hiện tượng xã hội: là những hành động hay sự việc do con người tạo nên. Ví dụ: Chiến tranh, nghèo đói,…
Xem Thêm: Vô tri là gì mà được GenZ sử dụng hàng ngày trên mạng xã hội?

Danh từ chỉ đơn vị

  • Chỉ đơn vị tự nhiên: chủ yếu dùng trong giao tiếp với mục đích chỉ số lượng của sự vật, con vật,… Ví dụ: Con, cái, chiếc, hạt, giọt,cây,…
  • Chỉ đơn vị chính xác: là những danh từ dùng để tính, đo, đếm các sự vật, kích thước,… Và có thể đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Ví dụ: Lạng, cân, yến, tạ,…
  • Chỉ đơn vị thời gian: đo lường các khái niệm về thời gian. Ví dụ: Giây, phút, giờ, tuần, tháng,…
  • Chỉ đơn vị ước lượng: là đơn vị không xác định cụ thể mà chỉ mang tính ước lượng. Ví dụ: Bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,…
  • Chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: Chỉ tên những tổ chức hoặc đơn vị hành chính. Ví dụ: Nhóm, ban, ngành, huyện, xã,…

Các nguyên tắc của danh từ

Các danh từ để chỉ tên người, chỉ địa điểm nổi tiếng, tên con đường… sẽ viết hoa ký tự đầu của âm tiết như một dấu hiệu để nhận biết nó với những từ ngữ khác có trong câu và không sử dụng dấu gạch nối với các danh từ riêng thuần Việt và Hán Việt.

cac-nguyen-tac-cua-danh-tu-35express

Ví dụ: Tôi yêu Việt Nam, Tôi tên là Nguyễn Văn A,…

Đối với các danh từ riêng là từ mượn của ngôn ngữ Á – u, thường được phiên âm hoặc phiên âm trực tiếp sang Tiếng Việt và sử dụng dấu gạch nối giữa các câu.

Ví dụ: Jimmy -> Dim-mi, Kafka -> Káp-ka,…

Xem thêm video về Danh từ – Định Nghĩa, Cách Dùng Và Bài Tập

Vừa rồi, 35express đã cụ thể về cụ thể về danh từ là gì và cụm danh từ là gì? cho ví dụ minh họa. Mong rằng, bạn đã hiểu rõ hơn về danh từ là gì? cụm danh từ là gì?.

Tham khảo thêm các từ khóa liên quan tới cụm danh từ là gì?: Lớp 6, tiếng anh, lớp 4, ngữ văn lớp 6, wiki, sau, soạn bài, t1 của, đặc điểm, phần trung tâm, chức vụ ngữ pháp, mô hình, phụ ngữ, trước, cấu tạo,…

Xem thêm: Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Những lưu ý khi sử dụng nó

4.6/5 - (387 bình chọn)

Bài liên quan:

Từ khóa » Cụm Danh Từ Là Gì Lớp 6 Ví Dụ