Danh Tướng Chu Du - Cả đời Tài Trí Nhưng Oan Khuất Ngàn Năm
Có thể bạn quan tâm
1. Tiểu sử và xuất thân của danh tướng Chu Du
Chu Du sinh năm 175 và có tự là Công Cẩn. Huyện Thư, thuộc quận Lư Giang chính là nơi mà Chu Du được sinh ra cũng như lớn lên. Địa danh này ngày nay là chỉ huyện Thư Thành thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Theo sử sách ghi chép lại thì Chu Du có xuất thân từ một gia đình gia giáo và danh giá, đã có nhiều đời làm quan ở trong triều. Có thể kể đến từ đời ông Cố là Chu Vinh đã giữ chức Thượng thư lệnh của thời Chương Đế - Hòa Đế, ông nội chính là Chu Cảnh, giữ chức Thái uý. Cha của Chu Du là Chu Dị, đã từng giữ chức Huyện lệnh của huyện Lạc Dương,... Ngay cả các chú, các bác của Chu Du cũng được ghi chép với việc giữ các vị trí khá lớn trong triều đình.
Với nền tảng xuất thân như vậy thì không có gì khó hiểu khi Chu Du được miêu tả là người nho nhã, tuấn tú, tài trí và có sự am hiểu một cách tường tận về âm nhạc. Hình tượng của Chu Du được sử sách mô tả là “cao lớn, cường tráng và tuấn tú”. Đặc biệt chính là hiểu biết về âm nhạc khi tuổi còn khá trẻ, điều này đã khiến cho rất nhiều cô gái say mê Chu Du và thường cố tình đánh sai phổ nhạc để có thể nhận được sự chú ý từ chàng trai khôi ngô này.
Sự am hiểu về lĩnh vực âm nhạc của Chu Du được thể hiện thông qua câu chuyện khi uống rượu say nhưng Chu Du vẫn có thể nhận biết được bản nhạc đó đánh đúng hay là sai. Cũng chính vì điều này mà thời đó đã nổi lên câu nói “Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố”, giải thích ra thì có ý nghĩa là “Khúc nhạc sai, Chu Lang ngoảnh lại”.
Về việc đề cập đến cái tên Chu Lang, đó là cái tên mà mọi người vẫn thường gọi ông theo đúng thời gian hiện tại. Từ “Lang” ở đây được hiểu là để chỉ những chàng trai, thanh niên khôi ngô, tuấn tú và có vẻ đẹp được người khác mến mộ.
2. Kết bạn và lập nghiệp cùng với Tôn Sách
Cơ duyên đã tạo nên tình bạn giữa Chu Du và Tôn Sách chính là sự kiện cha của Tôn Sách là Tôn Kiên đã quyết định khởi binh để chống lại Đổng Trác. Chính vì thế mà đã dẫn theo cả gia đình đến định cư tại huyện Thư, quê của Chu Du. Và chính nơi đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai “tuấn lang” có học thức, có vẻ đẹp. Bằng tuổi nhau nên Chu Du và Tôn Sách nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết của nhau và cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp vùng đất Giang Nam thời đó.
Năm 191, Tôn Kiên hy sinh trong trận chiến ở tương Dương, Tôn Sách thuở đó cùng cha cống hiến cho Viên Thuật thế nhưng không được trọng dụng nên ngay sau đó đã tách ra và tìm hướng đi riêng cho mình. Năm tôn Sách 20 tuổi, tức năm 194 đã quyết định khởi binh tại Lịch Dương với chí hướng chinh phục vùng Giang Đông. Nhận được thư từ Tôn Sách nói về cuộc khởi binh đó, Chu Du đã quyết định giúp bạn của mình thực hiện sự nghiệp. Có được sự hỗ trợ từ Chu Du, Tôn Sách rất vui mừng và nói “Có ông giúp, việc lớn của ta ắt xong”.
Với tài năng của cả hai, quân của Tôn Sách đã có được những kết quả thắng lợi đáng mừng. “Đánh đâu thắng đó”, “tập hợp được hàng vạn người”,...chính là những câu văn được dùng để mô tả về chiến tích mà đội quân Tôn Sách cùng với Chu Du có được. Chẳng mấy chốc mà Tôn Sách đã chiếm lĩnh được 5 quận của Giang Đông, đặt nền móng cho nhà Đông Ngô.
3. Phò tá Tôn Quyền, gây dựng nhà Đông Ngô
Tôn Sách khi đang ở độ tuổi trai tráng, “hùng cứ một phương” thì đã qua đời do bị ám sát khi đang cưỡi ngựa. Khi đó là vào năm 200, lúc mà đố Tôn Sách mới 26 tuổi.
Tôn Sách mất. em trai chính là Tôn Quyền tiếp tục đứng lên thay anh để xây dựng tập đoàn chính trị của nhà Tôn cũng như lập nên Đông Ngô.
Thế nhưng, tình hình Đông Ngô lúc này được cho là rất dễ sụp đổ khi chia làm 3 phe. Một phe đã đi theo Tôn Sách, tôn Quyền từ đầu,. một phe là những kẻ chỉ lo cho thân mình trước khi rơi vào tình cảnh hỗn loạn, phe còn lại chính là những người chống đối và căm ghét, thù địch với họ Tôn.
Tôn Quyền lúc này tuổi vẫn còn nhỏ, chưa đủ khả năng để có thể gánh vác hết toàn bộ trọng trách to lớn trên vai. Thế nhưng, nhờ có Chu Du và Trương Chiêu giúp đỡ mà có thể vực dậy và ổn định căn cơ của mình. Hai người này được ví như “hai trụ chống trời” khi một già một trẻ, một quan văn một quan võ đã một tay lo liệu và hết lòng phò tá Tôn Quyền, tiếp tục gây dựng sự nghiệp của nhà họ Tôn.
Lúc này, Chu Du và Lỗ Túc đã trở thành bạn bè của nhau và Lỗ Túc sau đó cũng quyết định cùng Chu Du phò tá Tôn Quyền. Bản thân Lỗ Túc cũng nhanh chóng trở thành người được Tôn Quyền yêu mến với tài năng của mình trong việc quân sự.
4. Xích Bích - Trận đánh vang danh sử sách, khẳng định tên tuổi
Trong tiểu thuyết tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung thì trận đánh Xích Bích nổi tiếng sử sách này giành được thắng lợi chủ yếu là do công của Gia Cát Lượng. Thế nhưng, thực tế liệu có phải như vậy?
Trước khi trận Xích Bích diễn ra thì cần phải bàn đến quyết tâm đánh Tào của Tôn Quyền. Thực tế thì lúc đó quân Tào Tháo được xem là khá mạnh, việc đánh tào cần suy nghĩ và hạ quyết tâm một cách triệt để. Và chính Chu Du đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục để giúp Tôn Quyền hạ được quyết tâm đó. Nhiều sử sách cho rằng chính Lỗ Túc mới là người đầu tiên khuyên Tôn Quyền nên kháng Tào, thế nhưng về bản chất thì Chu Du mới là người giúp Tôn Quyền có được quyết tâm lớn nhất. Dù là ai thì cả hai vẫn đều là người có công trong chuyện này.
Trận chiến Xích Bích chính là trận đánh thể hiện sự liên quân giữa hai nhà Đông Ngô và Thục Hán cũng như cuộc gặp gỡ giữa Chu Du và Gia Cát Lượng. Đây được xem là hai nhân sĩ đại tài trong lịch sử của Trung Quốc, “kẻ chín kẻ mười”, khó mà có thể phân thắng bại.
Ở trận Xích Bích, Chu Du chỉ có 3 vạn quân đi đánh tào, thế nhưng vẫn rất tự tin có thể giành được chiến thắng. Trong khi đó, Tôn Quyền và Lưu Bị lại vô cùng lo lắng. Và đúng như tiên đoán của Chu Du, quân Tào tuy đông lại dính dịch bệnh, vì thế mà khó có thể khỏe mạnh được. Quân Chu Du tuy ít, nhưng ổn định, lại có lợi về thủy chiến. Chính vì thế mà khả năng chiến thắng là cao hơn rất nhiều.
Thời tiết khi đó là mùa đông, khí hậu thực sự khiến cho người ta cảm thấy run sợ, quân Tào vì thế mà đã phải nối các thuyền lại với nhau để tránh cho việc bị gió bắc thổi mạnh dẫn đến lật thuyền. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chu Du thực hiện kế của Hoàng Cái là “hỏa công diệt Tào”.
Chính kế sách này đã khiến cho quân tào vỡ trận, Tào tháo phải bỏ chạy về phương Bắc. Trận Xích Bích chính là một trận chiến mang dấu mốc lịch sử quan trọng khi nó đã phân định được thế cục thời Tam quốc cũng như khẳng định được tài năng của Chu Du, giúp ông ghi danh vào danh sách các danh tướng của lịch sử Trung Quốc.
5. Sự ra đi và sách lược cho tương lai của Chu Du
Nếu như Lỗ Túc luôn chủ trương khuyên nhủ Tôn Quyền hòa hoãn với nhà Thục và Lưu Bị thì Chu Du lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Với ông, Tào Tháo thì như địch ngoài sáng, làm gì cũng có thể ứng biến, trong khi đó, Lưu Bị lại như hổ trong tối, khó mà có thể phòng bị kịp thời. Chính vì thế mà việc đánh nhà Thục, mở rộng lãnh thổ và sức mạnh cho mình là điều nên làm.
Tôn Quyền ban đầu thì nghe theo chủ tương của Lỗ Túc, thế nhưng, khi nghe kế sách “nhìn xa trông rộng” của Chu Du thì lại quyết định đồng ý, gấp rút chuẩn bị cho cuộc chiến mang tính lịch sử sắp tới.
Thế nhưng, đang trong giai đoạn gấp rút thì Chu Du bệnh nặng không qua khỏi. Ông đã trút hơi thở cuối cùng của mình vào năm 210, khi đó Chu Du mới 36 tuổi. Sự ra đi của ông được xem là một mất mát lớn với Tôn Quyền nhưng lại là một áp lực lớn đã được giảm đi đối với Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Theo ghi chép thì trước khi qua đời, Chu Du đã để lại 3 lời dặn của mình với Tôn Quyền. Đó chính là 3 việc mà ông chưa thực hiện được cũng như luôn tâm niệm ở trong lòng mình.
Thứ nhất chính là việc đề cử người thay thế mình. Không ai khác có thể thay thế Chu Du ở thời điểm đó ngoài Lỗ Túc.
Thứ hai chính là việc đề phòng Tào Tháo ở biên cương. Chu Du nhận ra rằng, nếu Tào Tháo ở phía bắc quyết định tấn công thì biên cương chắc chắn khó mà yên ổn được.
Thứ ba, cũng là việc cuối cùng, chính là chú ý Lưu Bị. Đây là một trong những nguy cơ không thể quên mà Chu Du căn dặn Tôn Quyền. Giúp đỡ Lưu Bị không khác nào nuôi hổ, việc bị cắn ngược lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Và sự thực chứng minh Chu Du đã đúng, ngay khi Lưu Bị mới lên ngôi đã cho quân đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vũ. Và quân Lưu Bị được biết là hầu như toàn thắng, chỉ để thua một trận cuối cùng mang tính ý nghĩa quan trọng dưới tay Đông Ngô mà thôi. Đây chính là bài học cho Tôn Quyền cũng như chứng thực được tầm nhìn xa trông rộng và khả năng tiên đoán, liệu việc như thần của Chu Du.
6. Chu Du và Gia Cát Lượng, nỗi oan ngàn năm
“Trời đã sinh Du còn sinh Lượng” là câu nói nổi lên từ sau cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung. Qua cuốn tiểu thuyết thì hình tượng Chu Du được xây dựng là một người có tài nhưng lòng dạ hẹp hòi, thường đố kỵ với Gia Cát Lượng và bị Gia Cát Lượng chọc cho tức mà chết. Thế nhưng, sự thật liệu có phải như thế?
Câu trả lời là hoàn toàn không. Với Chu Du, bản thân ông được xem là một tiền bối của Gia Cát Lượng bởi khi ông đã có 15 năm kinh nghiệm với binh nghiệp thì Gia Cát lượng mới chỉ tham gia chính sự được 1 năm. Trận Xích Bích chính là minh chứng cho điều này.
Thực tế, thì thông qua trận đánh Xích Bích đó, Gia Cát Lượng thực sự là người được lợi khi đã có thể học hỏi được kinh nghiệm từ Chu Du và Lỗ Túc, những đại thần có tài năng và kinh nghiệm dày dặn.
Thêm vào đó, Chu Du hoàn toàn không phải là người có lòng dạ hẹp hòi. Cho dù quan điểm giữa minh và Lỗ Túc khác nhau, thế nhưng, trước khi qua đời, việc đầu tiên mà ông làm chính là đề cử Lỗ Túc thay thế mình. Nếu là một người ích kỷ, so đo thì liệu Chu Du có làm như vậy?
Không chỉ được Tôn Quyền công nhận mà chính Lưu Bị cũng phải thừa nhận khả năng của Chu Du. Chính Lưu Bị cũng đã từng nói về Chu Du như sau: “Công cẩn văn vở sách lược, vạn người không bì kịp.”
Mặc dù thường bị so sánh và bị hạ thấp trước Gia Cát Lượng, thế nhưng, những điều đó chỉ là ý đồ riêng của La Quán Trung trong việc xây dựng tác phẩm của mình mà thôi. Thực tế thì Chu Du là một danh tướng tài năng, đức độ và rộng lượng. Tài năng của ông không hề kém cạnh mà thậm chí còn được xem là người đã truyền kinh nghiệm cho Gia Cát Lượng. Nếu tính riêng về quân sự thì Gia Cát lượng chưa chắc đã tài giỏi và có chiều sâu như Chu Du. Việc bị xây dựng và hiểu lầm về bản thân như vậy thực sự là một nỗi oan khuất ngàn năm mà Cu Du phải chịu đựng.
Trên đây chính là tiểu sử, một công thần khai quốc, một danh tướng vĩ đại của nhà Đông Ngô cũng như lịch sử Trung Quốc. Mong rằng, bài viết này đã thực sự hữu ích và giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như tiểu sử Chu Du.
Từ khóa » Công Cẩn Tam Quốc
-
Tam Quốc Truyền Kỳ - CÔNG CẨN CỦA LỊCH SỬ CÓ MÉO MÓ ...
-
Người Gây Ra Cái Chết Của Chu Du Là Nhân Vật Không Ai Ngờ?
-
Công Cẩn - BAOMOI.COM
-
Chu Du Có Thực Sự đố Kỵ Gia Cát Lượng: 'Trời đã Sinh Du, Sao Còn ...
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa/Hồi 44 – Wikisource Tiếng Việt
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa/Hồi 57 – Wikisource Tiếng Việt
-
Tại Sao Gia Cát Lượng Liều Mạng Sang Giang Đông Khóc Chu Du?
-
Chu Du Là Ai? Nhân Vật Lịch Sử Tài Sắc Vẹn Toàn - SOHA
-
Bí ẩn Tam Quốc: Có Phải Khổng Minh Chọc Tức Chu Du Hộc Máu Mà ...
-
Ai Về Nhắn Với Chu Công Cẩn - VietVancouver
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa - Hồi 51: Tào Nhân đại Chiến Quân Đông Ngô ...
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa: Vì Sao đề Cao Lưu Bị, Hạ Thấp Tào Tháo? - BBC