Dantuoxin - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VD-26675-17
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc
- Nhà thuốc
- Phòng khám
- Bệnh viện
- Công ty
- Trang chủ
- Thuốc mới
- Cập nhật thuốc
- Hỏi đáp
thuốc Dantuoxin là gì
thành phần thuốc Dantuoxin
công dụng của thuốc Dantuoxin
chỉ định của thuốc Dantuoxin
chống chỉ định của thuốc Dantuoxin
liều dùng của thuốc Dantuoxin
Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớpDạng bào chế:Viên nén bao phimĐóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viênThành phần:
Paracetamol: 500 mg; Loratadin: 5 mg; Dextromethorphan hydrobromid: 15 mg SĐK:VD-26675-17Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược DANAPHA - VIỆT NAM | Estore> |
Nhà đăng ký: | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
- Giảm đau hạ sốt trong các chứng cảm lạnh, đau nhức cơ thể, ho, sổ mũi, ớn lạnh.- Điều trị các triệu chứng cảm cúm: sốt, ho, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng. Tác dụng của các thành phần chính- Paracetamol:+ Là chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin, có tác dụng hạ nhiệt giảm đau.+ Cơ chế tác dụng: Nhờ ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin. Chỉ làm giảm thân nhiệt khi bị sốt nhưng hiếm khi làm hạ thân nhiệt ở người bình thường do tác động đến vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến ngoại biên.+ Không có hoạt tính chống viêm.- Loratadin:+ Là thuốc kháng Histamin 3 vòng.+ Gây tác dụng kéo dài đối kháng có chọn lọc trên thụ thể H1 thế hệ 2 ngoại biên và không có khả năng làm dịu trên thần kinh trung ương.- Dextromethorphan hydrobrmid: Có tác dụng giảm ho do tác động lên trung tâm ho ở tủy sống.Liều lượng - Cách dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12: uống 1 viên/ lần, ngày 2 lần.Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 12 tuổi. - Quá mẫn cảm với thành phần thuốc. - Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.Tương tác thuốc:
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm: - Paracetamol: + Metoclopramid, Domperidon: Tăng tốc độ hấp thu của Paracetamol. + Cholestyramin: Giảm hấp thu của Paracetamol. + Các thuốc chống đông: Tăng tác dụng nếu sử dụng Paracetamol dài ngày vì tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên ở liều thông thường ảnh hưởng không có ý nghĩa. - Loratadin: + Thuốc ức chế CYP3P4, CYP2D6: Tăng nồng độ Loratadin, do đó tăng các tác dụng phụ. + Ketoconazol, Erythromycin, Cimetidin: Làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương. - Dextromethorphan HBr: + Rượu: Tăng tác dụng an thần của thuốc này. + Các thuốc IMAOs, thuốc chống trầm cảm, thuốc SSRIs: Nguy cơ xảy ra hội chứng Serotonin dẫn đến thay đổi trạng thái tinh thần, cơn rùng mình, run, tăng huyết áp, rung giật cơ, tăng phản xạ, bồn chồn, toát mồ hôi. + Các thuốc ức chế CYP2D6 như Fluoxetin, Methadon, Paroxetin, Quinidin,... làm tăng nồng độ của Dextromethorphan, làm tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc (như mất ngủ, kích động, rung, tiêu chảy, nhầm lẫn, suy hô hấp) và phát triển hội chứng Serotonin. + Quinidin: Tăng nồng độ lên gấp 20 lần Dextromethorphan trong huyết tương làm tăng tác dụng phụ về rối loạn hệ thần kinh trung ương của thuốc này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.Tác dụng phụ:
- Paracetamol:+ Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, có thể nặng hơn và kèm theo sốt do sử dụng thuốc và thương tổn niêm mạc. + Ít gặp: Ban da; buồn nôn, nôn; thiếu máu, rối loạn tạo máu như giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu; bệnh thận, độc tính với thận khi lạm dụng kéo dài.+ Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn khác.- Loratadin:Với liều lớn hơn 10mg/ngày, có thể xảy ra:+ Thường gặp: Đau đầu, khô miệng.+ Ít gặp: Chóng mặt; khô mũi, hắt hơi; viêm kết mạc.+ Hiếm gặp: Trầm cảm; tim đập nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp nhanh trên thất; buồn nôn; kinh nguyệt không đều, chức năng gan bất thường; ngoại ban, nổi mày đay, choáng phản vệ.- Dextromethorphan hydrobromid:+ Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt; nhịp tim nhanh; buồn nôn; đỏ bừng.+ Ít gặp: Nổi mày đay.+ Hiếm gặp: Ngoại ban. Thỉnh thoảng thấy rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ nhẹ. Khi sử dụng liều quá cao có thể gây hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp.Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.Chú ý đề phòng:
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú- Phụ nữ mang thai: Paracetamol và Loratadin không có ảnh hưởng xấu tới thai nhi với liều khuyến cáo cho phụ nữ có thai. Chưa có dữ liệu về việc sử dụng Dextremethorphan cho bà bầu. Thận trọng khi sử dụng trong thai kỳ, chỉ sử dụng khi thật cần thiết. - Bà mẹ cho con bú: Paracetamol, Loratadin được bài xuất vào trong sữa mẹ tuy nhiên không có ý nghĩa lâm sàng. Chưa có dữ liệu về việc Dextromethorphan và các chất chuyển hóa của nó bài xuất vào trong sữa mẹ hay không. Do đó, không nên dùng cho phụ nữ đang cho con bú.Những người lái xe và vận hành máy mócTác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.Lưu ý đặc biệt khác - Paracetamol:+ Không nên phối hợp với các thuốc khác có chứa Paracetamol để không bị quá liều hoặc ngộ độc thuốc. + Khi các triệu chứng trở lên đau dai dẳng quá 5 ngày hoặc sốt quá 3 ngày, cần hỏi ý kiến bác sĩ. + Thận trọng với bệnh gan, thận, ở bệnh nhân xơ gan có nguy cơ quá liều cao hơn.+ Cảnh báo một số phản ứng trên da nghiêm trọng tuy rất ít xảy ra các hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.- Loratadin:+ Suy gan.+ Dừng sử dụng trước 48 giờ khi thực hiện các xét nghiệm trên da cho dị ứng vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của các phản ứng dương tính của xét nghiệm.- Dextromethorphan hydrobromid, thận trọng với những đối tượng sau:+ Bị ho có quá nhiều đờm, ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.+ Nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.+ Đang sử dụng các thuốc gây ức chế enzym CYP2D6.Thông tin thành phần Paracetamol
Dược lực:Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.Dược động học :- Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị. - Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. - Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính. - Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ. Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.Tác dụng :Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.Chỉ định :Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. * Giảm đau: Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh... Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng. Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp. Paracetamol là thuốc thay thế salicylat (được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt. * Hạ sốt:Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh. Liều lượng - cách dùng:Cách dùng: Paracetamol thường dùng uống. Đối với người bệnh không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng, tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống. Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát. Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng. Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn. Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol thường dùng hoặc đưa vào trực tràng là 325 - 650 mg, cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần thiết nhưng không quá 4 g một ngày, liều một lần lớn hơn 1 g có thể hữu ích để giảm đau ở một số người bệnh. Để giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 - 2 tuổi, 120 mg, trẻ em 4 - 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tuỳ theo mỗi bệnh nhi. Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngày. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hoà tan trong chất lỏng.Chống chỉ định :Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan. Người bệnh quá mẫn với paracetamol. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.Tác dụng phụBan da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trungtính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu. Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.Thông tin thành phần Loratadine
Dược lực:
Loratadin là thuốc kháng histamin tricyclique mạnh có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.Dược động học :
- Hấp thu: Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Loratadin và chất chuyển hoá có hoạt tính của nó(descarboethoxy-loratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ. - Phân bố: 97% thuốc liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố của thuốc là 80-120L/Kg. - Chuyển hoá: Loratadin chuyển hoá nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytocrom P450, loratadin chủ yếu chuyển hoá thành descarboethoxyloratadin, chất chuyểnh oá có tác dụng dược lý. - Thải trừ: Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyển hoá tỏng vòng 10 ngày.Tác dụng :Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài dối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biện và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Loratadin không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ an thần của các thuóoc kháng histamin thế hệ thứ nhất.Chỉ định :Loratadin được chỉ định trong những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, và ngứa mũi, cũng như ngứa và xót mắt.Những dấu hiệu và triệu chứng ở mũi và mắt giảm nhanh chóng sau khi dùng đường uống. Loratadin cũng được chỉ định trong điều trị các triệu chứng, dấu hiệu mề đay mạn tính và các rối loạn dị ứng ngoài da khác.Liều lượng - cách dùng:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên (10mg) 1 lần/ngày hay 2 muỗng cà phê (10ml) xirô Loratadine mỗi ngày. Trẻ em 2-12 tuổi: - Cân nặng > 30 kg: 10ml (10mg = 2 muỗng cà phê) xirô Loratadine mỗi ngày. - Cân nặng < 30 kg: 5ml (5mg =1 muỗng cà phê) xirô Loratadine mỗi ngày.Chống chỉ định :Không dùng Loratadin cho bệnh nhân có tình trạng quá mẫn hoặc dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. Trẻ dưới 2 tuổi.Tác dụng phụLoratadine không gây buồn ngủ đáng kể trên lâm sàng ở liều hàng ngày 10mg. Các tác dụng ngoại ý thông thường bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, viêm dạ dày, và các triệu chứng dị ứng như phát ban. Trong suốt quá trình tiếp cận thị trường của viên Loratadine, hiếm thấy trường hợp rụng tóc, sốc phản vệ, chức năng gan bất thường. Tương tự, tỷ lệ tác dụng ngoại ý đi kèm với xirô Loratadine cũng giống như ở kiểm chứng placebo. Trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng ở trẻ em, tỷ lệ các tác động liên quan đến điều trị như nhức đầu, an thần và lo lắng, là những tác dụng rất hiếm khi xảy ra, cũng tương tự như placebo. Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Edit by thuocbietduoc. |
Paracetamol 500mg
SĐK:VD-25370-16
Di-ansel
SĐK:VD-15572-11
Di- ansel 8
SĐK:VD-21747-14
Lessenol extra
SĐK:VD-32760-19
Deflucold Night
SĐK:VD-20632-14
Acetab 650
SĐK:VD-26090-17
Tiffy dey
SĐK:VD-19229-13
Thuốc gốcAllopurinol
Alopurinol
Aescinate
Sodium aescinate
Benzydamine
Benzydamine hydrochloride
Aescin
Aescine
Tiaprofenic acid
Tiaprofenic acid
Paracetamol
Acetaminophen
Alpha chymotrypsine
Alpha chymotrypsin
Tocilizumab
Tocilizumab
Bromelain
Bromelain
Leflunomide
Leflunomide.
Mua thuốc: 0868552633Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em |
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |
Từ khóa » Dantuoxin Là Gì
-
Dantuoxin 500mg Là Thuốc Gì? Trị Bệnh Gì? Giá Bao Nhiêu?
-
Dantuoxin Là Thuốc Gì? Chỉ định,liều Dùng,tác Dụng Phụ Của Thuốc
-
Dantuoxin - Thuốc điều Trị Cảm Cúm Hiệu Quả Của Danapha
-
Thuốc Dantuoxin: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng ...
-
Thuốc Dantuoxin 500 Là Thuốc Gì? Chữa Trị Bệnh Gì? Giá Bao Nhiêu ...
-
Dantuoxin Danapha - Thuốc điều Trị Cảm Cúm, Viêm Xoang Hiệu Quả
-
Thuốc Dantuoxin Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
Dantuoxin - Tác Dụng Thuốc, Công Dụng, Liều Dùng, Sử Dụng
-
Dantuoxin - Các Thông Tin Và Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc
-
Thuốc Dantuoxin: Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng, Liều Dùng & Giá Bán
-
Thuốc Dantuoxin: Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng, Liều Dùng & Giá ...
-
Thuốc Dantuoxin Là Gì? Tác Dụng, Liều Dùng & Giá Bán ...
-
Thuốc Dantuoxin Là Gì? Tác Dụng, Liều Dùng & Giá Bán ...
-
DANTUOXIN | .vn