Đạo Cao Đài – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tín đồ Cao Đài nổi tiếng Hiện/ẩn mục Tín đồ Cao Đài nổi tiếng
    • 1.1 Lãnh đạo lực lượng Cao Đài ủng hộ Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hoà
    • 1.2 Lãnh đạo lực lượng Cao Đài Cứu quốc ủng hộ Việt Minh
  • 2 Xem thêm
  • 3 Chú thích
  • 4 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đạo Cao Đài
Lịch sử
  • Lịch sử đạo Cao Đài
  • Mười hai tông đồ
  • Mười hai tông phái
Giáo lý
  • Cơ Bút
  • Thiên Nhãn
  • Thể Pháp và Bí Pháp
  • Bát đẳng Chơn Hồn
Kinh sách
  • Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
  • Pháp Chánh Truyền
  • Tân Luật
  • Đạo Luật
  • Thiên Đạo
  • Thế Đạo
Tông phái
  • Hội Thánh Tây Ninh
  • Cao Đài Chiếu Minh
  • Trung Hưng Bửu Tòa
  • Bạch Y Liên đoàn
  • Minh Chơn Lý
  • Minh Chơn Đạo
  • Hội Thánh Tiên Thiên
  • Ban Chỉnh Đạo
  • Nam Thành Thánh thất
  • Hội Thánh Tam Quan
  • Cao Thượng Bửu Tòa
  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo

Đạo Cao Đài hay Cao Đài Giáo là một tôn giáo thờ Thượng đế dưới dạng một biểu tượng "Tả Nhãn" tức là con mắt bên trái được thành lập ở miền Nam Việt Nam vào năm 1926.[1] Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Một số tín đồ Cao Đài thường tự gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.[cần dẫn nguồn]

Tín đồ Cao Đài tin rằng mọi tôn giáo đều xuất phát từ một nguồn trí tuệ. Trí tuệ ấy được biểu hiện qua hình ảnh "Thiên Nhãn" - con mắt của Thượng Đế. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (chữ Hán: 大道三期普度)[1], có nghĩa là Con đường lớn cứu khổ lần thứ Ba.

Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, có nguồn nói rằng đạo Cao Đài khởi nguồn vào đêm Giáng Sinh năm 1925.[1] Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ, trở thành tôn giáo lớn thứ ba ở Việt Nam. Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ, dẫn thống kê năm 2010 của các tổ chức Cao Đài thì có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ[2], còn theo Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng trong năm 2009 thì số người tự xem mình là tín đồ Cao Đài tại Việt Nam là 807.915 người,[3] cũng có nguồn ghi hơn 5 triệu[4]. Về mặt tổ chức đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận. Trên toàn quốc có 35/38 tỉnh thành đạo Cao Đài hoạt động với 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4000 tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài)[2]. Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc. Theo trang thông tin và truyền giáo Cao Đài hải ngoại, số tín đồ Cao Đài là khoảng 4 triệu[5].

Tín đồ Cao Đài nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngô Minh Chiêu: được công nhận là tín đồ Cao Đài đầu tiên và là người sáng lập ra đạo Cao Đài
  • Cao Quỳnh Cư
  • Lê Văn Trung
  • Tư Mắt
  • Phạm Công Tắc: Hộ pháp (tức người đứng đầu) Đạo Cao Đài, phải bỏ trốn lưu vong sang Campuchia vì chống chính phủ Việt Nam Cộng hòa
  • Lâm Văn Thời- Bến Tre
  • Võ Tòng Xuân- Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh

Lãnh đạo lực lượng Cao Đài ủng hộ Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hoà

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Văn Hoạch: thủ tướng Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ
  • Thiếu tướng Trình Minh Thế: từng là Tham mưu trưởng Quân đội Cao Đài, sau quy thuận chính phủ Việt Nam Cộng hòa
  • Thiếu tướng Nguyễn Thành Phương: từng là Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài, sau quy thuận chính phủ Việt Nam Cộng hòa
  • Trung tướng Trần Quang Vinh: sáng lập Quân đội Cao Đài, từng làm việc với Việt Minh một thời gian ngắn, sau chuyển sang dân sự và cộng tác với chính phủ Việt Nam Cộng hòa
  • Đại tá Văn Thành Cao: thuộc cấp của Trình Minh Thế, theo quy thuận chính phủ Việt Nam Cộng hòa
  • Cao Hoài Sang
  • Đỗ Vạn Lý
  • Phan Khắc Sửu: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa

Lãnh đạo lực lượng Cao Đài Cứu quốc ủng hộ Việt Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng Tháng Tám, một bộ phận Cao Đài ủng hộ Việt Minh và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy tên là Hội Cao Đài Cứu quốc 12 Phái Hợp nhất, bao gồm chi phái Minh Chơn Đạo, Ban Chỉnh Đạo và Tiên Thiên. Lực lượng Cao Đài Cứu quốc tham gia kháng chiến chống Pháp và sau này là kháng chiến chống Mỹ[6][7][8].

  • Cao Triều Phát: chức sắc Chi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, chủ tịch Cao Đài Mười Hai Phái Thống nhất, sau là ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Nguyễn Văn Ngợi: ngọc đầu sư Chi phái Cao Đài Tiên Thiên, tham gia Việt Minh rồi Mặt trận Liên Việt, Hội trưởng Ban Chấp hành Cao Đài Cứu quốc
  • Huỳnh Thanh Mừng: chỉ huy quân sự trung thành với Hộ pháp Phạm Công Tắc, chống đối chính quyền Việt Nam Cộng hòa, rồi gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam
  • Nguyễn Ngọc Tương: Giáo tông Chi phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, tham gia Việt Minh
  • Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Ngọc Nhựt: 2 con trai của Nguyễn Ngọc Tương, đều tham gia kháng chiến chống Pháp

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thánh thất Cao Đài

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Đạo Cao Đài”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ a b Giới thiệu khái quát về đạo Cao Đài
  3. ^ “-Phần I: Biểu Tổng hợp”. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Tổng cục Thống kê Việt Nam. tr. 281. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ “Số liệu tín đồ các tôn giáo lớn”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ “Đại lễ kỷ niệm 85 năm ngày hoằng khai ĐĐTKPĐ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011.
  6. ^ https://vusta.vn/hoi-cao-dai-cuu-quoc-mot-net-son-trong-lich-su-dao-cao-dai-p69019.html
  7. ^ https://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong-nhan/Cao_Dai_Ban_Chinh_dao_Ben_Tre_voi_su_menh_thieng_lieng_trong_nen_Dai_dao_Tam_ky_pho_do-posteX9arAgRo1.html
  8. ^ https://thvl.vn/vinh-long-xua-va-nay/van-hoa-vinh-long/dao-cao-dai/

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đạo Cao Đài.
  • x
  • t
  • s
Tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam
Thời kì
  • Thần thoại
  • Bắc thuộc
  • Thế kỷ 10
  • Trần
  • Lê sơ
  • Mạc
  • Đàng Ngoài
  • Đàng Trong
  • Nguyễn
Danh sách
Kitô giáo
  • Chính thống giáo
  • Công giáo*
  • Cơ Đốc Phục Lâm*
  • Mặc Môn*
  • Tin Lành*
Phật giáo*
  • Bắc tông
  • Khất sĩ
  • Nam tông
Tín ngưỡngdân gian
  • Phồn thực
  • Thờ Mẫu
Sùng bái tự nhiên
  • Tứ pháp
  • Thờ động vật
    • cá Ông
    • chó
    • hổ
      • theo tỉnh thành
    • ngựa
    • rắn
      • theo tỉnh thành
Thờ người
  • Thờ Đức Thánh Trần
  • Thờ thành hoàng
  • Thờ tổ nghề
    • sân khấu
  • Thờ tổ tiên
  • Thờ vua Hùng
  • Tứ bất tử
Khác
  • Bahá'í*
  • Bà-la-môn*
  • Bửu Sơn Kỳ Hương*
  • Cao Đài*
  • Chăm Bani
  • Đạo Dừa
  • Đạo Ông Trần
  • Do Thái giáo
  • Đạo giáo
  • Hiếu Nghĩa Tà Lơn*
  • Hòa Hảo*
  • Quán Âm Pháp môn
  • Hồi giáo*
    • Chăm Islam
  • Minh Đạo
    • Minh Sư Đạo*
    • Minh Lý Đạo*
  • Nho giáo
  • Pháp Luân Công
  • Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa*
  • Tịnh độ cư sĩ Phật hội*
Liên quan
  • Ban Tôn giáo Chính phủ
  • Tự do tôn giáo
*: 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận chính thức
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đạo_Cao_Đài&oldid=71972127” Thể loại:
  • Đạo Cao Đài
  • Trường phái tư tưởng bí truyền
  • Tôn giáo độc thần
  • Tôn giáo tại Việt Nam
  • Tôn giáo yêu cầu ăn chay
  • Miêu tả văn hóa về Victor Hugo
  • Khởi đầu năm 1926 ở Việt Nam
  • Thuật ngữ tôn giáo
Thể loại ẩn:
  • Bài viết có trích dẫn không khớp

Từ khóa » Sự Tích đạo Cao đài