Đạo Công Giáo La Mã La Gì - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp καθολικός (katholikos) có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Như vậy thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ καθολικός, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Công giáo được dùng với một số nghĩa như sau:
Nội dung chính Show- Mục lục
- "Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền"Sửa đổi
- Các giáo hội tuyên bố mình là "Công giáo"Sửa đổi
- Giáo hội Công giáo RômaSửa đổiBài chi tiết: Giáo hội Công giáo Rôma
- Các nhóm Công giáo khácSửa đổi
- Xem thêmSửa đổi
- Chú thíchSửa đổi
- Liên kết ngoàiSửa đổi
- Do ảnh hưởng lịch sử và hiện tại của Giáo hội Công giáo Rôma, "Công giáo" thường được dùng để chỉ hệ thống niềm tin tôn giáo của giáo hội.
- Sau cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Đông phương dần thường được gọi là Chính thống giáo trong khi Tây phương gắn với tên gọi Công giáo.
- Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến các giáo hội Công giáo về bản chất qua việc họ tuyên bố giữ niềm tin Công giáo và có tính tông truyền như Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, Giáo hội chính thức của Anh hay các Giáo hội Công giáo Cổ và một số giáo hội khác.
- Được dùng để phân biệt giáo hội Kitô giáo tiên khởi (Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền) với các nhóm lạc giáo.
Mục lục
- 1 "Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền"
- 2 Các giáo hội tuyên bố mình là "Công giáo"
- 2.1 Giáo hội Công giáo Rôma
- 2.2 Các nhóm Công giáo khác
- 3 Xem thêm
- 4 Chú thích
- 5 Liên kết ngoài
"Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền"Sửa đổi
Văn kiện sớm nhất sử dụng thuật từ "Giáo hội Công giáo" được tìm thấy trong thư của thánh Ignatius thành Antiochia gửi các tín hữu ở Smyrna vào năm 107. Khi kêu gọi các Kitô hữu giữ vững sự hiệp nhất với giám mục của mình, ông viết: "Ở đâu có giám mục hiện diện, là ở đó có cộng đoàn; cũng thế, ở đâu có Chúa Giêsu Kitô, là ở đó có Giáo hội Công giáo".[1][2]
Từ Công giáo được sử dụng kể từ đó để chỉ giáo hội duy nhất, nguyên thuỷ của Chúa Kitô, do Chúa Kitô sáng lập và được các Tông đồ lưu truyền, và xuất hiện trong các Kinh Tin Kính Kitô giáo, đáng chú ý là Kinh Tin Kính của các Tông đồ và Kinh Tin Kính Nicea. Vì vậy, nhiều người theo Kitô giáo tuyên bố mang danh hiệu "công giáo". Những người này có thể được chia thành 2 nhóm:
- Các giáo hội như Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương phi Chalcedon, Công giáo Cổ (Old Catholic, gồm cả Công giáo Thượng cổ Ancient Catholic), Công giáo Độc lập và Công giáo Anh tuyên bố có tính tông truyền từ giáo hội tiên khởi; và
- Các giáo hội tin rằng họ là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ mà không cần có nguồn gốc tổ chức từ giáo hội lịch sử.
Nhìn chung, từ "công giáo" thường được các thành viên của nhóm đầu dùng để chỉ chính họ. Thành viên của nhóm sau thường không tự gọi mình là công giáo, mặc dù họ vẫn xem mình là một phần của giáo hội "công giáo" vô hình.
Các tín đồ Kitô giáo của hầu hết các giáo phái, trong đó có hầu hết các giáo phái Tin Lành, xác nhận niềm tin vào Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Đối với những người Tin Lành, mà hầu hết tự xem là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ (nhóm thứ 2 nhắc tới ở trên), sự xác định rõ ràng này cho thấy niềm tin của họ vào sự hợp nhất cuối cùng của mọi giáo hội dưới một Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ duy nhất, hơn là một giáo hội hợp nhất hữu hình. Trong cách dùng này, công giáo thường được viết với chữ "c" thường; đây cũng là cách viết được dùng trong Kinh Tin Kính Nicea và Kinh Tin Kính của các Tông đồ.
Các giáo hội tuyên bố mình là "Công giáo"Sửa đổi
Giáo hội Công giáo RômaSửa đổiBài chi tiết: Giáo hội Công giáo Rôma
Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất trong số các nhóm tự gọi mình là Công giáo. Một số người cũng dùng cách gọi "Công giáo Rôma" để đề cập tới thành phần chiếm đa số trong giáo hội và theo nghi thức Latinh, là Giáo hội Latinh. Như trên có đề cập, thuật ngữ "Công giáo" thường được dùng để nói về "Công giáo Rôma". Từ "Rôma" dùng để chỉ vai trò trung tâm của Giáo hoàng Rôma đối với giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Công giáo Rôma có sự hiệp thông trọn vẹn với vị Giáo hoàng này khi là thành phần của Giáo hội Latinh (Tây phương) chiếm đa số hay thuộc 22 Giáo hội Công giáo Đông phương nhỏ hơn, chấp nhận "quyền bính trọn vẹn. tối cao, phổ quát trên Hội thánh" của Giáo hoàng tại Rôma (Điều 882 Giáo lý Hội thánh Công giáo[3]).
Các nhóm Công giáo khácSửa đổi
Trong Kitô giáo Tây phương các nhóm chính tự xem là "Công giáo" mà không có sự hiệp thông đầy đủ với Giáo hoàng là Giáo hội Công giáo Thượng cổ (Ancient Catholic, Giáo hội Công giáo Cổ tại Hà Lan), các Giáo hội Công giáo Cổ (Old Catholic, tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma năm 1870), Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, các Giáo hội Công giáo Độc lập (Independent Catholic) như các nhóm ở Philippines, Brazil, Ba Lan và một số thành phần của Anh giáo (Thượng Giáo hội hay Công giáo Anh). Các nhóm này giữ các niềm tin tinh thần và thực hành nghi lễ tôn giáo tương tự như Công giáo Rôma nghi lễ La-tinh mà từ đó họ xuất phát, nhưng từ chối địa vị và thẩm quyền của Giáo hoàng. Một số nhóm Công giáo Truyền thống chủ nghĩa không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ các cải cách của Công đồng Vatican II cũng ở tình trạng tương tự.
Các sách nhập môn về Anh giáo thường đề cập đến đặc tính của truyền thống Anh giáo là bao gồm cả "Công giáo và Cải cách",[4] Anh giáo (Anglicanism) về thực hành có thể được chia thành 2 cánh chính: Thượng Giáo hội (High Church), còn được gọi là Công giáo Anh (Anglo-Catholicism), và Hạ Giáo hội (Low Church), còn được gọi là trường phái Tin lành. Mặc dù tất cả các thành tố bên trong Anh giáo đều áp dụng các tín điều như nhau nhưng Anh giáo Hạ Giáo hội xem chữ "Công giáo" theo ý nghĩa lý tưởng, còn Anh giáo Thượng Giáo hội xem đó là tên gọi cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ mà họ là một bộ phận cùng với Công giáo Rôma và các giáo hội Chính thống giáo.
Công giáo Anh giữ nhiều nét giống với nghi lễ La-tinh của Công giáo Rôma cũng như nhiều yếu tố tinh thần có liên quan, như niềm tin và thực hành 7 bí tích, tin vào sự Hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Tiệc thánh, tôn kính Nữ Đồng trinh Maria và các thánh, gọi người đã được truyền chức là "linh mục" được xưng hô là "cha" mặc lễ phục trong các nghi thức lễ nhà thờ, và đôi khi gọi hy lễ Tạ ơn là lễ "Missa". Cánh Công giáo Anh của Anh giáo phát triển chủ yếu vào thế kỷ thứ 19 và có liên hệ mạnh mẽ với Phong trào Oxford. Hai người lãnh đạo nổi bật của phong trào, John Henry Newman và Henry Edward Manning, vốn đều là giáo sĩ Anh giáo, sau này gia nhập Giáo hội Công giáo Rôma và trở thành Hồng y.
Một vài giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương phi Chalcedon tự xem là giáo hội Công giáo chân thực và hoàn vũ, và xem các giáo hội khác cùng hệ thống hoặc các giáo hội Công giáo Tây phương là lạc giáo và rời bỏ Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Thượng phụ của các giáo hội Chính thống giáo này là các tổng giám mục độc lập, nghĩa là mỗi vị không bị một vị khác giám sát trực tiếp khác (mặc dù vẫn ở dưới quyền, tuỳ theo truyền thống riêng của họ, của hội đồng giám mục hoặc quyết định chung của các thượng phụ cùng hiệp thông với nhau).
Bốn đặc tính của Giáo hội: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền
Xem thêmSửa đổi
- Bốn đặc tính của Giáo hội (Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền)
- Phong trào Đại kết
- Kitô giáo theo quốc gia
Chú thíchSửa đổi
- ^ Chapter VIII.Let nothing be done without the bishop. Christian Classics Ethereal Library. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
- ^ Angle, Paul T. (2007). The Mysterious Origins of Christianity. Wheatmark, Inc. ISBN978-1-58736-821-9.
- ^ [http://giaoly.org/glcgvn/Ph%E1%BA%A7n%20I%20%20%C4%90o%E1%BA%A1n%20II%20%20Ch%C6%B0%C6%A1ng%20III%20Muc%209%20Tiet%204.htm Tiết 4: C�c Ki]. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015. replacement character trong |tiêu đề= tại ký tự số 10 (trợ giúp)
- ^ Fahlbusch, Erwin; Geoffrey William Bromiley (2005). The Encyclopedia of Christianity. David B. Barrett. Wm. B. Eerdmans Publishing. tr.269, 494. ISBN978-0-8028-2416-5.
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Công giáo. |
Từ khóa » Công Giáo La Mã Là Gì
-
Sự Khác Biệt Giữa Công Giáo Và Công Giáo La Mã - Sawakinome
-
Một Lịch Sử Ngắn Gọn Của Giáo Hội Công Giáo La Mã - EFERRIT.COM
-
Giáo Hội Công Giáo La Mã: Lịch Sử, Mô Tả Và Người đứng đầu Các ...
-
Công Giáo La Mã - Cấu Trúc Của Nhà Thờ - Páginas De Delphi
-
Giáo Hội La Mã: Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác
-
Ai đã Chọn Thiên Chúa Giáo Cho La Mã - Công An Nhân Dân
-
Những điểm Khác Nhau Giữa Thiên Chúa Giáo Và Cơ Đốc Giáo Là Gì?
-
Tin Lành Khác Với Công Giáo La Mã Như Thế Nào? - Nguồn Tình Yêu
-
Nhà Thờ Công Giáo La Mã(nhà Thờ Công Giáo, Tôn Giáo Cũ) - Mimir
-
Đạo Thiên Chúa Hay Đạo Công Giáo?
-
Khác Biệt Giữa Công Giáo, Chính Thống Giáo Và Anh Giáo
-
Khái Quát Về đạo Công Giáo, đạo Công Giáo ở Việt Nam Và Trên địa ...