Đạo Công Giáo Và Đạo Thiên Chúa Có Phải Là Một?

Đạo Công Giáo và đạo Thiên Chúa có phải là một không?

Có rất nhiều người, gọi đạo Thiên Chúa, đạo Chúa hay đạo Công Giáo.

Mọi người vẫn nghĩ đó đều là một.

Nhưng thật ra đó là một sự nhầm lẫn.

Vì vậy, cần tìm hiểu rõ hơn về đạo Công Giáo, và những điều liên quan.

Bài viết sau đây, sẽ là lời giải đáp cho thắc mắc trên mà mọi người vẫn luôn muốn biết.

Xem thêm: 

  • Giờ lễ Nhà thờ tại Hà Nội, TP. HCM & các nhà thờ lớn trên cả nước
  • Noel ngày mấy? 24 hay 25 tháng 12 mới là Noel?
  • Cùng Chiêm Ngưỡng Các Nhà Thờ Đẹp Nhất Việt Nam
  1. Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?
    1. 1. Do Thái Giáo (Judaism)
    2. 2. Đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)
    3. 3. Đạo Tin Lành (Protestanism)
  2. Tổ chức Giáo Hội Công Giáo được sắp xếp rất quy củ
    1. 1. Giáo phẩm
    2. 2. Tổ chức Giáo hội
  3. Các ngày lễ quan trọng của Đạo Công Giáo
    1. 1. Lễ Phục Sinh
    2. 2. Lễ Chúa Lên Trời
    3. 3. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
    4. 4. Lễ Đức Mẹ Lên Trời
    5. 5. Lễ các Thánh
    6. 6. Lễ Giáng Sinh người đạo công giáo

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?

Thực tế, nhiều người vẫn vô tình nhầm tưởng Đạo Thiên Chúa là Đạo Công Giáo.

Đạo Công Giáo (Catholicism) là Đạo Thánh, mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập ra Giáo Hội, trên nền tảng Tông Đồ, như là một phương tiện để loan truyền, và mang ơn cứu độ đến cho mọi người.

Đạo Công Giáo là đạo cứu rỗi, để mọi người đón nhận cuộc sống hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa, trong Vương Quốc tình yêu của Người, sau khi hoàn tất hành trình con người trên trần thế.

Đạo công giáo thiên chúa
Đạo Công Giáo do Chúa Kitô rao giảng và thiết lập ra

Nên xét về mặt từ ngữ, thì đạo Thiên Chúa bao hàm khá rộng lớn.

Trong khi các tín đồ Thiên Chúa giáo, lại được phân nhỏ trong các Giáo Hội hay Đạo, có các danh xưng khác nhau.

1. Do Thái Giáo (Judaism)

Đạo Do Thái, thờ Một Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob) của dân Do Thái, người đã giải phóng dân Do Thái khỏi ách cai trị của Ai Cập.

Đạo Do Thái, không có Thiên Chúa Ba Ngôi, nên Kinh Thánh của họ chỉ có phần Cựu Ước thôi.

Người Do Thái giáo, chỉ tụ tập trong các Hội trường để đọc Kinh Thánh, chứ không có Thánh Lễ  vào các Chúa Nhật hay Nhà Thờ.

Và ngày họ đọc kinh là ngày thứ bảy hằng tuần, hay gọi là ngày Sabbat.

2. Đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)

Đạo Công Giáo La Mã, chính là Kitô Giáo.

Đạo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt, nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất, đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.

Kinh thánh của Giáo Hội Công Giáo, có phần Cựu Ước và Tân Ước, dạy các tín hữu đời sống đức tin theo lời Chúa.

Giáo Hội Công Giáo, có sự quản lý rất nề nếp, như một đất nước thu nhỏ, với người đại diện cao nhất là Đức Giáo Hoàng.

3. Đạo Tin Lành (Protestanism)

Đây là một nhánh của Kitô Giáo, đã ly khai khỏi Công Giáo, sau cuộc cải cách tôn giáo, khởi xướng bởi Martin Luther tại Đức năm 1517.

Đạo Tin Lành cũng tôn thờ Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa, và cùng sử dụng Kinh Thánh như Đạo Công Giáo.

Nhưng Đạo Tin Lành có những điểm khác biệt rõ ràng so với Đạo Công Giáo, như cách giải thích của họ về Kinh Thánh, không công nhận vai trò của Đức Giáo Hoàng và không có các bí tích như Công Giáo.

Tổ chức Giáo Hội Công Giáo được sắp xếp rất quy củ

Phải nói, tổ chức Giáo Hội Công Giáo, giống như một đất nước thu nhỏ, với các phân tầng và cách sắp xếp quản lý rất hay.

Cụ thể như sau:

1. Giáo phẩm

Hàng Giáo phẩm sẽ phân thành 5 cấp, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn gồm: Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục, Hồng Y và Giáo Hoàng.

Mỗi phân cấp sẽ có nhiệm vụ và sắc phục riêng.

Trong đó, Đức Giáo Hoàng là người đại diện cao nhất, cho toàn thể giáo dân Đạo Công Giáo trên toàn thế giới.

Đạo công giáo thiên chúa
Đức Giáo Hoàng là người đại diện cao nhất của Giáo Hội Công Giáo (Nguồn ảnh: Pacific Press)

2. Tổ chức Giáo hội

Giáo Hội Công Giáo, được tổ chức như một bộ máy nhà nước, với hệ thống từ địa phương đến trung ương, từ cá nhân đến tập thể và từ tập thể nhỏ đến tổng thể lớn.

Nhỏ nhất là các tín đồ, hay còn gọi là Giáo hữu, Kitô hữu, giáo dân, là những người đã lãnh bí tích rửa tội của Giáo hội.

Các giáo dân sẽ tập hợp thành Họ Đạo.

Nhiều Họ Đạo tạo thành Giáo Xứ, đứng đầu là Linh Mục.

Nhiều Giáo Xứ tạo thành Giáo Hạt, đứng đầu là Linh Mục Hạt Trưởng.

Các Giáo Hạt tụ lại thành Giáo Phận, đứng đầu bởi Giám Mục.

Cao hơn là Tổng Giáo Phận, quản lý bởi Tổng Giám Mục thường là Tổng Giáo Phận của 1 tỉnh.

Cấp quốc gia là Giáo Hội Quốc Gia và Hội Đồng Giám Mục.

Trên toàn thế giới gọi là Giáo Hội Hoàn Vũ đứng đầu bởi Đức Giáo Hoàng.

Và mỗi cấp đều có những quy tắc riêng.

Các ngày lễ quan trọng của Đạo Công Giáo

1. Lễ Phục Sinh

Mùa Phục Sinh, thường rơi vào tháng 4 hằng năm.

Đây là ngày kỷ niệm, ngôi hai Thiên Chúa sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh vào thập giá vì chuộc tội cho người dân.

Đây là ngày lễ quan trọng và là một mùa chay lớn của người Công Giáo hằng năm.

Đạo công giáo thiên chúa
Lễ Phục Sinh kỷ niệm ngày Chúa sống lại sau khi bị đóng đinh trên thập giá (Nguồn ảnh: Alamy stock photo)

2. Lễ Chúa Lên Trời

Theo lời Tiên Tri, thì sau khi Chúa Giêsu sống lại rồi người sẽ lên trời 40 ngày sau.

Trong Tân Ước cũng có ghi lại, sau khi sống lại, Chúa Giêsu ở lại cùng các môn đệ 40 ngày rồi mới kết thúc sự hiện diện của mình nơi trần thế.

Lễ Chúa Lên Trời thường rơi vào ngày Thứ Năm, nhưng các Giáo Hội cũng có thể dời vào Chúa Nhật kế tiếp, để mọi người tiện tham dự.

3. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Sau khi Chúa Giêsu lên trời, thì Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông đồ, và Hội Thánh mới thành lập.

Đây cũng được xem là một lễ trọng của người Công Giáo, được cử hành vào ngày thứ năm mươi của mùa Phục Sinh.

Một số nơi còn gọi đây là lễ Hiện Xuống.

4. Lễ Đức Mẹ Lên Trời

Bên cạnh Đức Chúa Giêsu, thì Đức Mẹ Maria, cũng được nhiều người tin yêu.

Lễ Đức Mẹ lên trời, là lễ xưa nhất trong các ngày lễ dành cho Đức Mẹ.

Lễ rơi vào ngày 15 tháng 8 hằng năm.

Một số nơi cũng gọi lễ này là lễ Đức Mẹ an giấc.

Và tuỳ mỗi nơi, có thể có thêm chuộc lễ và ngày tạ ơn Đức Mẹ.

5. Lễ các Thánh

Lễ các Thánh được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 hằng năm, là ngày lễ trọng nhằm tôn vinh các vị Thánh trên Thiên đàng.

Đây cũng là dịp để giáo dân, học theo các Thánh, để nhân loại luôn nhớ đến các việc lành phúc đức, rao giảng tin mừng, sống đẹp lòng Chúa.

6. Lễ Giáng Sinh người đạo công giáo

Lễ Giáng Sinh hay Noel, là ngày lễ trọng cuối cùng trong năm của đạo Công Giáo.

Giáng sinh nhằm ngày 25 tháng 12 hằng năm, nhưng từ trước đó một tháng, người dân đã chuẩn bị trang trí để đón mừng ngày Chúa Giêsu ra đời.

Không chỉ các nhà thờ, mà ngay cả nhà giáo dân và khu vực xóm đạo cũng giăng đèn, làm hang đá hết sức lộng lẫy thu hút sự chú ý của mọi người cả trong và ngoài đạo.

Cũng giống như bao Đạo giáo khác, thì Đạo Công Giáo cũng muốn dạy những điều tốt đẹp cho giáo dân của mình.

Ngoài ra niềm tin tín ngưỡng cũng giúp giáo dân vượt qua được những thời điểm khó khăn.

Mong rằng chút kiến thức về Đạo Công Giáo, đã giúp mọi người hiểu hơn về tôn giáo linh thiêng này.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn về các vật phẩm thờ cúng, mộ đá công giáo, mộ đá granite thường dùng cho người công giáo,..

Quý khách có thể liên hệ với:

Đá Mỹ Nghệ Thăng Long

  • Địa chỉ: Thôn Hạ Trạo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình
  • Điện thoại: 0912 587 562
  • Gmail: tranthang9608@gmail.com
  • Website: https://tranthang.com.vn

Từ khóa » Công Giáo Là Gì