Đạo đối Nhân Xử Thế Của Hàn Tín | Fan điện ảnh
Có thể bạn quan tâm
Ðây là nhân vật đáng để ý nhất đối với người Việt chúng ta vì nhắc đến tên ông là lớp chúng ta nhớ đến tích Hàn Tín lòn trôn giữa chợ. Cuộc đời ông ngắn ngủi chỉ có 33 năm, lắm tội ác và sống rất hèn.
Người cho ông là anh hùng đó là hai người nổi tiếng trong văn đàn Tàu như Sầm Tham và Kim Thánh Thán, họ là đồng hương của anh.
Người cho anh là “đồ bần tiện gặp thời” cũng là hai người nổi tiếng của nước Việt, một là thi nhân tráng sĩ Đặng Dung đầu thế kỷ 15 và người kia là nhà dân tộc học đầu thế kỷ thứ 20, Phan Kế Bính. Danh sĩ Tàu đánh giá đúng hay Tiền nhân ta đánh giá đúng?
Hàn Tín là một trong tam kiệt lẫy lừng đời Hán cách đây hơn 2000 năm gồm Trương Lương, Tiêu Hà, và Hàn Tín. Bọn họ đã giúp Lưu Bang tạo nên cơ nghiêp nhà Hán kéo dài đến 400 năm. Họ đã sống và chết như thế nào?. Trương Lương sau bỏ Hán mà đi ở ẩn. Tiêu Hà thì cuối đời bị khổn. Hàn Tín thì bị hết Lưu Bang đến Lã Hậu vợ Lưu Bang hành hạ một cách ô nhục. Ông còn thua một con chó. Lưu Bang hành hạ ông nhằm răn đe các tướng lãnh đang còn quyền cầm quân.
Thời còn trẻ, do biết tự PR* mình, đó là một sự thông minh trước thời đại của Hàn Tín. Một người đầy thủ đoạn như Tiêu Hà, một quan văn thiết kế và lập trình cho Lưu Bang. Họ tạm dùng Hàn Tín trong một giai đoạn lịch sử, dùng rồi sẽ đập nát nó đi. Với Tiêu Hà thì Hàn Tín vốn dĩ là thằng câu cá có tâm thức “lòn quần giữa chợ” thì có gì phải đáng ngại đâu. Bọn võ biền đâu có mưu trí gì!.
Tiêu Hà sau này cũng dư biết cốt khí lưu manh của Lưu Bang, nhưng vì gia đình ông và luật tru di tam tộc khiến ông phải làm thinh cam chịu. Một mình mình bị nhục nhưng gia đình được toàn thây. Đó là điều mà kẻ có tài cần phải quan tâm khi phò một Minh Chủ. Một Minh Chủ lưu manh luôn luôn tỏ ý chăm lo cho gia đình mình ngoài miệng nhưng đó lại là một thủ đoạn nắm con tin quý giá nhất của KẻCóTài. Tiêu Hà kẹt vì lúc đầu Tần Thủy Hoàng bạo ngược quá. Đàn ông quá hèn. Là người thuộc giới Sĩ (士), Tàu, Tiêu Hà nghĩ đến lúc phải hành động chống lại bạo chúa Tần Thủy Hoàng. Nay bỗng có anh Đình trưởng Lưu Bang liều mạng, dám kháng cự, thấy được quá nên theo về. Sau này khi vợ con đã ở sát bên Lưu Bang, hiểu ra lòng dạ Ðình Trưởng thì đã muộn.
Thời ấy kẻ khôn ngoan nhất là biết thu mình dạ dạ vâng vâng, theo voi ăn bả mía. Vợ con nay trong tay Minh chủ. Hở ra là chết. Tiêu Hà sợ Lưu Bang vật chết vợ con mình. Thôi thì cúc cung tận tụy, nhắm mắt đưa chân biết đâu Minh Chủ mai đây Lưu Bang sẽ tự hồi tâm mà tự cảm hóa mình.
Nhằm thuyết phục Lưu Bang chịu lép với Hàn Tín ban đầu mà thu vạn lợi về sau, Ông dùng lời dẫn dụ sau với Lưu Bang.:” Tìm tướng thì khá dễ kiếm, còn tìm kẻ quốc sĩ như Tín là có một không hai. Nhà vua nếu cứ muốn làm vương mãi ở Hán Trung, thì chẳng cần Tín làm gì chứ nếu muốn tranh lấy thiên hạ thì ngoài Tín ra chẳng có thể bàn công việc với ai”. Lưu Bang chần chừ, Tiêu Hà thúc dùng tạm rồi đập nát nó đi, nếu thấy nguy cơ tiềm ẩn từ hắn. Lưu Bang nghe phải và làm theo Tiêu hà. Lập đàn bái tướng, trao quân hàm đại tướng cho Hàn Tín, lúc này Tín mới trên dưới 25. Chính đoạn này làm cho người đời sau choáng ngợp trước hào quang của một viên đại tướng quá trẻ. Tin Hàn Tín về hàng Lưu Bang được quá nhiều bổng lộc, những tướng lãnh bên Sở ham hố kéo nhau theo về theo, Sở Bá Vương cạn dần tướng tài, khí thế suy. Lưu Bang thắng và bọn họ lần lượt vong mạng cả lũ. Lưu Bang lộ bản chất một anh lưu manh có hạng ngay sau khi lên ngôi vua. Thuộc tính hai mặt luôn luôn là bản chất chính trị của người lập ra vương triều Hán.
1- Lần thứ nhất, Hàn Tín luồn trôn.
Hán Vương luôn coi Tín là kẻ thù tiềm ẩn; Lưu Bang buộc phải chia quyền cho Hàn Tín vì lực của Sở Bá Vương còn quá mạnh. Lưu Bang ghi tâm. Để đó!. Lần này khi Sở vương có bề yếu đi, Lưu Bang muốn tự mình cầm binh nhưng ông đâu phải là dân tướng nhà nòi, ông chỉ là một Đình trưởng mà thôi. Gặp thời. Binh sĩ chết sạch may mà chạy thoát thân kịp. Đó là lần bị vây khổn ở Huỳnh Dương, Hán vương (Lưu Bang) cải trang cùng một hầu cận chạy qua dinh Triệu, thừa lúc Triệu vương Hàn Tín còn ngủ say, ông thu binh quyền Tín một cách đột ngột tại đất Triệu. Hàn Tín làm thinh.
2- Lần thứ hai, Hàn Tín luồn trôn
Ý muốn giết Hàn Tín đã chớm lên lại trong lòng Lưu Bang bởi Hàn Tín cầm binh quá giỏi. Lúc này Hạng Võ đã tự sát. Lưu Bang lên ngôi vua.
Y nghĩ, chỉ có cách giết Hàn Tín thì khi mình (Lưu Bang) nằm xuống thì cháu con mình mới bền vững muôn đời. Vợ chồng Lưu Bang đã bàn nhau như thế, nhưng chưa biết cái cớ nào để cho các tướng và thuộc hạ không nhỏ to đàm tiếu.
Lưu Bang lập kế đi tuần du, ông chọn đến Vân Mộng, Hàn Tín ở gần đó. Ông cho lệnh mời Tín đến cốt là để xác nhận quyền uy mình và đồng thời xem uy tín của Hàn Tín nay có còn với binh sĩ không. Tín xanh mặt. Có người nói nhỏ “coi chừng mất mạng vì việc che dấu Chung Ly Muội!.”.
Muội là ai?. Chung Ly Muội vốn là người bạn rất thân của ông khi họ cùng phò Hạng Võ. Họ đã cùng cứu nhau thoát chết trong các trận đánh lớn. Họ là ân nhân của nhau. Chung Ly Muội là một tướng tài của Sở mà Lưu Bang chưa bắt được sau khi Hạng Vương tự sát. Tâm thức “chun quần” đã hiện về từ trong cõi vô thức, Hàn Tín nói mối lo của mình cho Muội nghe. Muội nói ” Vì sợ tôi nên Lưu Bang chưa giết ông, bởi người mà Lưu Bang trông vào là ông, nếu như tôi có hội khởi binh chống lại Hắn. Nay Tôi mà chết đi, Lưu Bang không còn sợ kẻ ngang tài, Hắn ta sẽ lập tức thịt ông. Tôi còn lạ gì sự gian xảo của thằng họ Lưu này”. Tín làm thinh, mặt đầy lo lắng. Muội mắng “Mày là thằng hèn”, Hèn Đại Tướng!.
Sau đó Muội tự sát. Tín bèn chụp lấy cơ hội, lẹ tay chặt đầu Chung Ly Muội khi thân thể còn đang nóng, rồi tự mình mang đầu bạn mình dâng cho Lưu Bang như một chiến công mà y nghĩ Lưu Bang đang mong chờ và được dịp sẽ khoe rằng mình đã lao tâm khổ tứ lập mưu sâu mà giết được Chung Ly Muội. Những tưởng Lưu Bang sẽ mừng.
Không!, Bất ngờ Lưu Bang ra lệnh cho thủ hạ bắt trói ông ngay tại chỗ, trói gô ông rồi ném ông vào gầm xe như một con chó. Lưu Bang phát lệnh chở ông về Lạc Dương hành hình. Trong không khí ngột ngạt chết người đó, Hàn Tín thấm đau và nhớ lại lời cảnh giác của Chung Ly Muội trước đó. Tín than thở từ gầm xe, với lời đầy cay đắng, đại để, “gian nan xẻ áo cơm nhường, treo cung giết chó treo mới tường hôm nay!”
Lưu Bang ngồi trước xe nghe, người hầu cận, người đánh ngựa cũng nghe. Chợt nghĩ quả thật xưa kia lúc mình lập đài bái tướng, mình cùng các chư tướng thề sống chết có nhau, họa cùng chia phước cùng hưởng. Binh quyền nay đã gom về tay mình, “câu treo cung giết chó” tuy là câu bình thường nhưng bối cảnh này lại là câu báo động của Hàn Tín cho các tướng còn cầm quân, hãy nhớ lấy thân phận của Tín mà học bài tự xử. Nay ai cũng nghe, mình mà mạnh tay, bứt dây động rừng các tướng sĩ sẽ động lòng và không chừng liên kết lại chống ta.”. Xuất mồ hôi, Y bèn làm mặt đạo đức, chỉ phạt nhẹ, lấy lại chức vương trao lại cho con mình, hạ Tín xuống chức hầu.
Ðúng như Lưu Bang tiên liệu các danh tướng dưới quyền của Hèn Đại Tướng năm xưa vẫn còn nắm binh quyền mà Lưu Bang chưa gom hết về một mối để diệt sạch như Trần Hy. Bọn Họ đã dao động. Nhiều người đã kháng cự lại. Nhưng Hèn Đại Tướng thì sao?. Sau khi được tha, Y quỳ laỵ tạ nghiêm túc, trước sự chứng kiến của bá quan văn võ, Y nói lời tri ân vị Minh Chủ đã quá rộng lòng và thề sẽ không bao giờ ăn ở hai lòng. Lúc này Hèn Đại Tướng Hàn Tín (229 – 196 TCN) mới ngoài 30 tuổi.
Đàn ông tuổi chín là tuổi 30. Hàn Tín trở thành Hèn Đại Tướng quá sớm khiến tiền nhân ta khinh thường tư cách ông là vậy. Chung Ly Muội dính đến ông, Muội phải vong thân, cái chết của Muội đầy khí phách do tự sát, sau khi Muội mắng ông thậm tệ, lý ra phải khiến ông phải tự hối, vì đây là lời cảnh giác thứ ba. Lời cảnh giác thứ nhất từ Vũ Thiệp, lời cảnh giác thứ hai từ Khoái Thông. Hàn Tín có quá nhiều người giúp đỡ, hào quang vẫn còn. Hèn, một lòng giữ phận lòn trôn. Lần trước Hèn với tên thất phu vì sợ vong mạng. Lần Hèn này vì sợ mất quyền lợi bổng lộc triều đình. Tuổi mới 30 mà sao cựu Đại Tướng hèn sớm thế!.
Qua mắt Lưu Bang, nay thì khí phách không còn trong con người làm tướng của Tín rồi. Lưu Bang cho là đã yên về mặt Tín, nhưng ngoài Tín ra còn ai nữa?, chắc gì họ đã hèn như kiểu Tín. Lưu Bang lo. Lưu Bang phát lệnh chở ông về Lạc Dương hành hình nay chuyển ý, ” Thôi thì ta hãy dùng Tín như một con chim mồi. Ta sẽ mang Tín về kinh thành, cho người giám sát chặt xem ai hay tới lui tâm tình với Tín, rồi Ta làm luôn một lần cho sạch. Cháu con mình sau này sẽ không còn sợ bất kỳ một công thần danh tướng nào nữa. Nhà Hán sẽ vững bền muôn đời”, Lưu Bang mĩm cười một mình. Lưu Bang hiểm ác đã thế mà dưới tay Y còn có hai kẻ mưu sĩ lỗi lạc, thuộc cánh quan văn, họ là bậc thầy về âm mưu hại người hiểm ác nhất trong lịch sử Trung Quốc, đó là Trần Bình và Tiêu Hà góp tay vào. Âm mưu và hiểm ác như Gia Cát Lượng thời Tam quốc sau này cũng chỉ là đóm lửa que diêm so với ánh đuốc tiền nhân ông là Trần Bình và Tiêu Hà thời lập Hán.
Tín được tha lui về Hầu dinh của mình, ông không lấy thế làm nhục với hàng tướng lãnh và binh sĩ dưới trướng. Ngày xưa và hiện nay, ông không hề để ý đến những dòng nước mắt của những vị tướng dưới quyền, những người đã hết lòng theo ông, che chở cho ông nơi chiến trường để nay ông được mang quân hàm đại tướng lúc vinh quang, được phong vương và nay cả với tước hầu tuy “đuổi gà cho vợ ” của ông nữa. Tham sống sợ chết vốn là bản chất của Hàn Tín. Lúc này Hèn Đại Tướng Hán Xìn mới ngoài 30 tuổi.
3-Lần thứ ba, bất quá tam! Hàn Tín hèn quá. Tiêu đời.
Chương Hoài Âm Hầu trong Sử Ký Tư Mã Thiên chép, Trần Hy là một danh tướng, nhưng lại là thuộc tướng của ngài đại tướng Hàn Tín năm xưa ….
“Trần Hy được bổ làm thái thú ở Cự Lộc. Hy từ giã Hoài Âm Hầu. Hoài Âm Hầu nắm lấy tay Hy, đuổi những người xung quanh, cùng Hy dạo bước ở ngoài sân. Tín ngẩng đầu lên trời thở dài mà rằng:
– Ta có thể nói với nhà ngươi được không ? Ta muốn nói với nhà ngươi một lời.
Hy đáp:
– Xin tướng quân chỉ giáo.
Hoài Âm Hầu nói:.
– Chỗ nhà ngươi ở là nơi tinh binh trong thiên hạ ở đấy. Nhà ngươi lại là người tôi được bệ hạ tin yêu. Nếu người ta nói nhà ngươi làm phản thì thế nào bệ hạ cũng không tin. Nói lần thứ hai thì bệ hạ sẽ nghi. Nói lần thứ ba thì thế nào bệ hạ cũng nổi giận, mà thân hành cầm quân. Ta vì nhà ngươi từ bên trong nổi dậy, thì có thể lấy được thiên hạ.
Trần Hy vốn biết tài năng Hàn Tín cho nên tin theo, nói:
– Xin vâng lời chỉ giáo. (Tư Mã Thiên)
Ðọc câu “Trần Hy vốn biết tài năng Hàn Tín cho nên tin theo, nói:- Xin vâng lời chỉ giáo (Tư Mã Thiên). Ta thấy gì trong đoạn văn này của Tư Mã Thiên. Hàn Tín chủ động than thở với thuộc tướng xưa đã coi mình là thần tượng cho dù nay mình không còn quyền sinh sát với họ nữa. Hàn Tín nay đã nếm mùi cay đắng và ô nhục nay cố tìm lối thoát cho mình sau khi nếm thêm mùi ô nhục khác với chức Hoài Âm Hầu tại kinh thành dưới sự giám sát chặt của Lưu Bang mà y không sao chịu nổi.
Trần Hy sau khi gặp Hàn Tín càng hiểu ngay tâm địa hẹp hòi của Lưu Bang. Nghĩ đến các tướng lãnh năm xưa bè bạn mình lần lượt bị Lưu Bang thịt hết gồm Hàn Vương Tín, Lương Vương Bành Việt, Hoài Nam Vương Anh Bố, Yên vương Tang Đồ, Yên vương Lư Quán, Triệu vương Trương Ngao đều bị Lưu Bang lần lượt tìm cớ thịt họ. Nghĩ sẽ đến có ngày sẽ đến phiên mình và Hàn Tín; Trần Hy khởi binh kháng cự.
Năm thứ mười một nhà Hán (năm 196 trước Công nguyên), Trần Hy quả nhiên làm phản. Nhà vua thân hành làm tướng, đem quân đi. Tín cáo bệnh không đi theo, ngầm sai người đến nói với Trần Hy:
– Ông cứ cử binh, tôi ở đây sẽ giúp ông..(TMT)
Trần Hy hứa là làm. Hàn Tín nào có chịu đến với ông. “Tâm thức luồn quần cố hữu” nay về lại với Tín. Thế cô, sức cùng ông (Trần Hy) cùng 500 tráng sĩ lui về cố thủ trên đảo, chống đỡ sự tấn công quyết liệt của Phàn Khoái với sự đích thân chỉ huy của Lưu Bang. Thế cùng, lực kiệt, họ phải thua. Họ đã thua!. Tất cả bọn họ đã đồng loạt rút gươm tự sát hoặc chém cho nhau vào chiến hữu mình nhằm giúp bạn mình mau chết, họ cùng chủ tướng không để sa vào tay giặc mà ngày xưa họ đã góp tay xây dựng sự nghiệp cho ông. Lưu Bang được Phàn Khoái dẫn đến xem hiện trường, có Phàn Khoái sát bên cạnh mà Y phải rùng mình thất sắc, xác chết vương vãi, máu tràn trên sân đảo như dòng suối.
Lên đường dẹp sự nổi loạn của Trần Hy, Lưu Bang xuất quân như một cuộc đi săn. Binh tướng của ông quá đông, lương thực quá nhiều, ông biết Trần Hy quá yếu không sao đủ binh lực để kháng cự được mình. Lưu Bang lúc ra đi đã được nghe hai thuộc hạ là Trần Bình và Tiêu Hà là hai quan văn mưu sĩ báo cáo việc chu đáo để giữ yên kinh thành. Lưu Bang vốn đã biết Trần Hy đến tư dinh Tín về chuyện gì rồi do vì y đã cài đặt tay chân trong nhà Hoài Âm Hầu. Tự tay cầm quân xung trận là Lưu Bang có ý đồ. Một trong những con chim cuối cùng sa vào cái bẫy vì con chim mồi Hàn Tín.
Ngày G, giờ G đến. Ngày Khánh Tiết các quan tụ về cung Trường Lạc để ăn mừng sinh nhật và chúc thọ cho Lã hậu, vợ Lưu Bang. Lưu Bang được nghe thuộc hạ tường thuật sự việc xảy ra tại kinh thành. Lưu Bang rất mừng. Thế là ổn đến muôn đời sau. Ðược báo trước ngay khi Hàn Tín bị bắt. Lưu Bang không về ngay mà hạ trại ở lại.
Chuyện kể “Lã Hậu biết Tiêu Hà là người mà Hàn Tín thọ ân sâu. Năm xưa Tiêu Hà tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang và khuyên Bang lập đàn bái tướng khiến Hàn Tín còn hãnh diện đến giờ. Tiêu Hà đến tư dinh của Tín khuyên đại tướng nên ra cung Trường Lạc mà chúc thọ Lã Hậu để lấy lòng, tại đó rất đông các đại quan và cố nhân của Ngài, dẫu sao giữa Ngài và Bệ Hạ đã có những lúc không vui. Ý Tiêu hà nhắc khéo lại chuyện Lưu Bang lấy lại chức Tề vương đã cấp cho Hàn Tín vào thời điểm mà Lưu Bang đang rất cần y. Lưu Bang còn sợ Hàn Tín nên thế vào đó một cấp thấp hơn một chút. Và rồi sau đó lột dần dần chức đi từ Tề Vương => Lỗ vương => Hoài âm hầu (Hoài âm là tên một quận huyện quê hương của Hàn Tín. Hoài âm tuy là địa danh nhưng khi đi với tước “hầu” là một sự sĩ nhục vì lối chơi chữ của quan văn Tiêu Hà. Đại Tướng cầm quân năm xưa, Hoài Âm Hầu hôm nay. Hàn Tín vừa mới bước qua cửa ngọ môn thì bị võ sĩ mai phục sẳn xông ra trói gô, áp dẫn đi cho thiên hạ xem trước khi bị đưa đến cung Trường Lạc, nơi đó có Lã Hậu đang ngồi chờ sẳn. Y chịu bị hành hình một cách rất truyền thống Tàu, lệnh xẻo mũi, chặt tứ chi, róc thịt, quăng xương và thịt và cuối cùng khi còn ngáp ngáp hết rên là lệnh cho chặt đầu quăng ra cho lũ chó chờ sẵn tranh nhau cấu xé, dân chúng đã được huy động đến xem y chết. Tất cả đều chết lặng. Kinh sợ. Lã hậu mặt lạnh, ngồi điềm tỉnh chứng kiến cùng với Tiêu hà và văn võ bá quan. Tội mưu phản ! Ngài nguyên đại tướng lúc ấy chỉ mới 33 tuổi, cả ba tộc bị tru di.
Lưu Bang nghe xong cho rằng con mụ vợ mình dữ thiệt. Ông đâu biết rằng Lã Hậu hành hạ người thiếp yêu của ông rất khốc liệt sau khi ông chết. Sống quá đau đớn mong chết cho rồi cũng không xong. Ðó là một lối trả thù mà chỉ có người Tàu mới nghĩ ra được. Y cố tình về thật chậm sau khi đã dẹp xong cuộc nổi loạn của Trần Hy. Vừa về đến kinh thành, Lưu Bang giả đò thương tiếc, nói cùng thuộc hạ “việc dĩ lỡ!, lỗi tại ta, ta về đã muộn, ta đã không cứu kịp được một đại tướng mà ta rất yêu quý. Tín là một trong ba tam kiệt của ta.” Đúng là miệng lưỡi của vì vua lập ra nhà Đại Hán.
Tội của Hàn Tín theo đánh giá của người đời sau
Lưu Bang đích thân cầm quân đem Phàn Khoái theo để đánh Trần Hy. Kinh thành đâu còn ai mà Tín phải sợ? Tín nay vẫn còn rất trẻ, mới ngoài ba mươi, vẫn còn có binh lính hầu cận. Đến cùng Trần Hy như lời ông đã chủ động giao ước cùng Trần Hy?. Ông không làm. Ông là kẻ phản bội niềm tin của đồng đội. Ông đã dẫn họ vào cái chết. Binh lực của Trần Hy không sao bằng binh lực triều đình. Trần Hy chỉ cần Hàn Tín, một mình Hàn Tín một thân một ngựa cũng đủ. Trần Hy chỉ cần sự có mặt của ông vào thời điểm khởi binh như là một động cơ khiến cho sự nổi dậy của các tướng lãnh trở nên đồng loạt, họ bớt sợ với chính mình. Ông là niềm động viên cho các tướng lãnh còn sống mà sau này họ tiếp tục bị Lã Hậu sẽ giết sau khi Lưu Bang chết.
Qua sử ký Tư Mã Thiên, chương Hoài Âm Hầu liệt truyện đã nói lên tất cả. Trần Hy dẫu là thuộc tướng của Hàn Tín năm xưa, nhưng Trần Hy cũng đánh trả và Lưu Bang thấm được nỗi sợ “thí mạng” của người từng cầm binh khi bị ép họ vào bước đường cùng; trong khi đó thì Hàn Tín lại bị chết hèn trong tay một con mụ đàn bà hiểm ác nhất trong lịch sử Trung Quốc. Không những bị bầm dập thân thể, ba họ bị giết sạch mà còn làm trò cười cho muôn đời sau. Tâm thức “Chun quần” vẫn còn trong não trạng của một người đã từng cầm quân và đã từng lên hàng đại tướng tổng chỉ huy. Tội nghiệp thân nhân của ông, các người ấy, họ đâu có hưởng được chút gì bổng lộc từ Hàn Tín lúc vinh hoa cũng như lúc cúi lòn.
Hàn Tín, Phàn Khoái đều là các anh chấp nhận sống hèn hơn tự sát. Với các ông này là tự sát, tự xử là từ xa lạ. Danh tướng Đặng Dung và các chiến hữu của ông chọn tự sát tập thể chứ không để giặc muốn làm gì thì làm với thân thể mà cha mẹ họ đã cho họ. Người từng khoác áo trận tự thân phải giữ danh dự và chu toàn trách nhiệm với ba thành tố, bản thân, gia đình và đồng bào mình. Tổ quốc gắn liền với danh dự người lính. Hàn Tín đã hiện nguyên hình một Hèn Đại Tướng. Ðồ điếu! hai gã bần tiện! đúng như tiền nhân ta đánh giá.
—
Lại Quảng Nam
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Vợ Của Hàn Tín Là Ai
-
Hàn Tín – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hàn Tín: Sống Chết Một Người Tri Kỷ, Tồn Vong Hai Người Phụ Nữ
-
Hàn Tín Hình Như Không Có Vợ Con Hả Mấy Thím? - VOZ
-
Hàn Tín Là Ai? Quốc Sĩ Vô Song Công Quá Chủ đi Cùng Cái Chết Tức Tưởi
-
Hô 3 Chữ Trước Khi Chết, Hàn Tín Vạch Trần Bộ Mặt Vợ Chồng Lưu Bang
-
Sai Lầm Của Hàn Tín! Hàn Tín Cũng Bị Lưu Bang Giết, Cho Dù Lã Hậu ...
-
Nguyễn Du Viết Về Hàn Tín
-
Hai Anh Hùng Trong Lịch Sử Tàu đời Hán - Laiquangnam - Chim Việt
-
Hàn Tín – Kết Cục Bi Thảm Của Đại Công Thần Nhà Hán - YouTube
-
Cổ Nhân đàm Luận/29 – Wikisource Tiếng Việt
-
Lý Do Hàn Tín Chịu Nhục Chui Háng Mà Không Giết Tên Vô Lại - 24H
-
Bàn Kinh Doanh: Hàn Tín Tìm đất Dụng Võ