Đạo đức Ngành Y Dược Là điều Cần Thiết Nhất Trong Xã Hội Hiện đại
Có thể bạn quan tâm
Y học Việt Nam từ lâu đã mang màu sắc từ bi, bác ái của các thầy thuốc thường sống hoặc nương nhờ cửa phật làm điều thiện. Từ lâu đời, người ta đã coi nghề y học là một nghề quan trọng là một bộ phận của đạo đức nhân đạo.
- Tu dưỡng đạo đức để trở thành người thầy thuốc giỏi
- “Sâu y lý – giàu y đức – giỏi y thuật” - phẩm chất cần có của người thầy thuốc
- Ngành Y dược đang là tâm điểm hướng đến của các bạn trẻ
Đạo làm thầy thuốc “Lương y phải như từ mẫu”
Những tiêu chuẩn của người đạo đức của người làm công tác ngành y
Chính vì ngành y là một ngành rất đặt biệt, được mọi người coi trọng, mà hàng ngàn năm trước lúc xã hội và nghề y học chưa được phát triển rộng rãi vẫn phải phụ thuộc vào các tôn giáo hay các thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Những đạo luật, những điều giảng dạy trong các tôn gió và chế độ nô lệ, những lời thề của người thầy thuốc, những tiêu chuẩn của người đạo đức của người làm công tác ngành y,….. đã được sử dụng rộng rãi trong các thế hệ khác nhau để đảm bảo những người làm nghề y phải biết giữ gìn đạo đức tốt.
Ông HIPPOCRATE được mệnh danh là “ Ông tổ nghề y”. Ông đã nói lên những nội dung về y đức trong lời thề được truyền từ đời này sang đời khác, từ các thầy giáo, cô giáo đến cho các em học sinh trường y, từ các bác sĩ đến các nhân viên điều dưỡng đều phải ghi nhớ. Ông được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại và cũng được xem là một người thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông đã bác bỏ những quan niệm bệnh tật là do sức mạnh siêu nhiên, là tội lỗi do báng bổ thần thánh. Ông miêu tả được nhiều triệu chứng bậnh học là thầy thuốc đầu tiên miêu tả các triệu chứng của bệnh viêm phổi, thần kinh ở trẻ em. Ông đã đi khắp hy lạp để hành nghề y, sau đó quay về với cuộc sống và thành lập trường y và bắt đầu giảng dạy những tư tưởng y khoa của mình. Cũng như câu nói “ lương y như phụ mẫu” từ xa xưa những người thầy thuốc đã có địa vị rất cao trong xã hội và qua những đóng góp của họ với cộng đồng và ngành y dược mà danh tiếng của họ được lưu truyền vào sử sách như danh y Tuệ Tĩnh, danh y Hải Thượng Lãn Ông, giáo sư Hồ Đắc Di, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Đặng Văn Chung… . Đặc biệt là Hải Thượng Lãn Ông đã để lại những điều quý báu về y đức. Ông thường nói “ Đạo làm thầy thuốc là nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho con người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự của mình mà không cầu lợi kể công.
Tự hào là một sinh viên y dược
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn làm theo lời dạy của Bác
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn giáo dục y đức theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở giáo dục y đức cho anh chị em các cán bộ ngành y tế. Câu nói của Bác: “Lương y phải như từ mẫu” đã trở thành phương châm và khẩu hiệu hành động của ngành y tế việt nam. Bộ đã đề ra những tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế :
Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, không ngừng học tập và tích cực nghiêm cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm soc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn luôn luôn nhắc nhở những sinh viên phải : Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho các phương pháp chuẩn đoán, điều trị, nghiêm cứu khoa học khi chưa được phép của bộ y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh. Khi thăm khám và chăm sóc cần phải bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với những người bệnh không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh và chữa bệnh.
Khi tiếp xúc với người bệnh với gia đình họ, phải luôn có thái độ niêm nở, tận tình. Trang phục phải chỉnh tề sạch sẽ để tạo niềm tin nơi người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị. Phổ biến cho họ về chế độ và chính sách, quyền lợi và nghĩ vụ của người bệnh. Động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiêm lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết. Khi cấp cứu phải khẩn trương chuẩn đoán, xử lí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh. Kê đơn phải phù hợp với chuẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng yêu cầu, mức độ bệnh. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử lý kịp thời các diễn biến của người bệnh. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm thủ tục cần thiết. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự gíc nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
Các cán bộ công nhân viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. Khi giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa bệnh được thể hiện bằng lời nói, thái độ và hành vi văn hoá trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp. Người đến khám bệnh, chữa bệnh, đến thăm và đến làm việc là đối tượng phục vụ của các cơ quan sở khám, chữa bệnh và được đối xử bình đẳng và lịch sự.
Nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc
Tu dưỡng rèn luyện mình, nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nêu cao tinh thần đạo tạo giống như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ lương y phải như từ mẫu” thì trước tiên chúng ta phải có lương tâm và trách nhiệm cao đối với người bệnh. Phải tận tâm với nghề nghiệp, phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tôn trọng pháp luật và các quy chế chuyên môn, tập trung trí tuệ tận tâm phục vụ người bệnh. Gương mẫu phấn đấu tu dưỡng rèn luyện mình, nâng cao phẩm chất đạo đức cua người thầy thuốc. Nâng cao tinh thần đoàn kết trong cơ quan, nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau. Gương mẫu thực hiện tốt nếp sống vệ sinh trong bệnh viện, giữ gìn môi trường sống sạch. Giúp cho từng người đang công tác trong ngành y tế tự kiểm điểm những gì mình làm được chưa làm được, những gì sai phạm.
Từ khóa » Phần Tích 10 điều Dược đức
-
10 điều Dược đức Nhất định Sinh Viên Theo Học Ngành Dược Phải Biết
-
10 điều Dược đức đối Với Sinh Viên Ngành Dược
-
10 điều Dược đức Trong Giáo Dục đào Tạo Cao đẳng Dược TPHCM
-
Cao đẳng Y Dược Hà Nội - 10 Điều Dược Đức Đối Với Sinh Viên ...
-
Đạo đức Nghề Y 10 Quy định đạo đức Y Dược - 123doc
-
Nguyên Tắc đạo đức Hành Nghề Dược - Health Việt Nam
-
Nội Dung 12 điều Y đức Của Ngành Dược
-
Quyết định 2397/1999/QĐ-BYT Ban Hành Đạo đức Hành Nghề Dược
-
Bai 12 đạo đức Hành Nghề Dược | Xemtailieu
-
(PDF) ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC_bậc Đại Học
-
Bàn Luận Về Khía Cạnh Y đức Và Dược đức Trong Cơ Chế Thị Trường
-
12 điều Y đức Của Ngành Y Tế Việt Nam
-
Đạo đức Ngành Dược - TaiLieu.VN