Đạo đức Nghề Nghiệp Là Gì? Vi Phạm ĐĐNN Bị Xử Lý Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
- 2. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử lý thế nào?
1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Mặc dù quy định của pháp luật hiện hành hoặc các tài liệu khác không có định nghĩa cụ thể về đạo đức hay đạo đức nghề nghiệp, nhưng có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức quy định.
Các thuộc tính đạo đức, các nguyên tắc và chuẩn mực hành vi của đạo đức nghề nghiệp; phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp, ngành và lĩnh vực cụ thể.
Đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất tốt được Nhà nước và xã hội thừa nhận phát huy.
Ví dụ về một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp:
* Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non: Theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp;
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.
* Đạo đức nghề nghiệp của viên chức: Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành giáo dục như sau:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học), đồng nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng;
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành;
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí;
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định pháp luật.
* Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán: quy định tại Thông tư 08/2021/TT-BTC về chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ, có 5 nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp sau:
- Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.
- Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo khách hàng, hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật; đồng thời, hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.
- Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Vì vậy, kiểm toán viên không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba.
- Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp.
Ngoài ra còn nhiều tiêu chuẩn đạo đức của các nghề nghiệp khác.
2. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử lý thế nào?
Mỗi ngành nghề đều có bộ tiêu chuẩn quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp kèm theo những chế tài xử lý khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, căn cứ vào từng hành vi vi phạm, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra để có hình thức xử lý phù hợp.
Ví dụ: trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam có đặt ra các quy tắc đạo đức khi hành nghề của Luật sư. Khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Luật sư có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức theo quy định của Luật Luật sư như sau:
“Điều 85. Xử lý kỷ luật đối với luật sư
1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
d) Xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
2. Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
3. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.”
Như vậy, có 4 hình thức xử lý kỷ luật với Luật sư vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
- Xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
Từ khóa » Ví Dụ Về Vi Phạm đạo đức Nghề Nghiệp
-
Đạo đức Nghề Nghiệp Là Gì? Một Số Ví Dụ Về đạo đức Nghề Nghiệp
-
9 Ví Dụ Thực Tế Về đạo đức Nghề Nghiệp (có Hình ảnh) - Biểu Thức 2022
-
Ví Dụ Về Hành Vi Vi Phạm đạo đức Nghề Nghiệp Kế Toán - Kiểm Toán
-
Khái Niệm đạo đức Nghề Nghiệp Là Gì? Cho Ví Dụ - Isocert
-
Đâu Là Một Số Ví Dụ Của ''đạo đức Nghề Nghiệp''?
-
Ví Dụ Về Vi Phạm đạo đức Nghề Nghiệp
-
Khái Niệm đạo đức Nghề Nghiệp Là Gì? Cho Ví Dụ
-
Ví Dụ Về Hành Vi đạo đức - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Về Hành Vi Vi Phạm đạo đức Nghề Nghiệp Kiểm Toán
-
Ví Dụ Về đạo đức Nghề Nghiệp Kiểm Toán - Trần Gia Hưng
-
Vi Phạm đạo đức Nghề Nghiệp Trong Khai Thác Và Xử Lý Thông Tin Trên ...
-
Đạo đức Nghề Nghiệp Là Gì? Đạo đức Hành Nghề Của Luật Sư?
-
Ví Dụ Về đạo đức Công Vụ
-
Ý Nghĩa Của Đạo đức Nghề Nghiệp Là Gì?