Đạo đức Nghề Nghiệp Luật Sư

Do vậy, tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức của mỗi giai tầng trong xã hội cũng khác nhau. Tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của nghề giáo, các thầy giáo không chỉ dạy chữ để chống lại sự dốt nát, mà mục tiêu cao cả của nghề dạy học là dạy cách làm người “tiên học lễ, hậu học văn”. Làm người có nhân cách, làm người có tri thức. Do mục tiêu cao cả ấy ”nhất tự vi sư, bán tự vi sư” và ”Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nghề Y, các thầy thuốc mong muèn cho con người thoát khỏi cảnh ốm đau, bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, góp phần cho mọi người, mọi nhà được khoẻ mạnh, hạnh phúc. Với mục tiêu cao cả ấy, người làm nghề Y không bao giờ coi trọng đồng tiền hơn việc cứu người. Chính vì thế, cả xã hội tôn vinh ”Thầy thuốc như mẹ hiền”.

Các chiến sỹ Công an ngày đêm chiến đấu với các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do vậy, đạo đức của chiến sỹ Công an cách mạng là :

“ Đối với tự mình, phải : cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự, phải: thân ái, giúp đỡ.

Đối với Chính phủ, phải: tuyệt đối trung thành

Đối với nhân dân  phải: kính trọng, lễ phép.

Đối với công việc, phải: tận tuỵ.

Đối với địch, phải: cương quyết, khôn khéo”.

Chính vì đạo đức cao đẹp đó mà hình ảnh người chiến sỹ cách mạng sống trong lòng người dân Việt Nam với cái tên trìu mến “ Công an nhân dân”.

Nghề luật sư cũng giống như mọi nghề khác ở chỗ: người hành nghề phải có tri thức. được đào tạo cơ bản những kỹ năng nghề nghiệp và cũng phải có đạo đức và phẩm chất hội tụ đủ 3 yếu tố: Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có trí thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là nghề làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình rất cao, trong hoàn cảnh hết sức “nhạy cảm” với mọi lĩnh vực pháp luật.

Hình ảnh của người luật sư mang tính xã hội, nhìn vào đội ngũ luật sư  ở mỗi quốc gia có thể phần nào đánh giá được ý thức xã hội của quốc gia đó. Với vị thế của người luật sư trong xã hội cũng như trong hoạt động tư pháp, ở nước ta vấn đề đạo đức nghề luật sư được xã hội và Nhà nước rất quan tâm. Ngay từ những ngày đầu thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nghề luật sư và đạo đức người luật sư. Chỉ sau khi tuyên bố, khai sinh nước Việt Nam ngày 2/9/1945 đúng có 38 ngày sau, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức Đoàn thể luật sư. Trong Sắc lệnh quy định về điều kiện làm luật sư là: ”Người Việt Nam không kể nam hay nữ; có bằng cử nhân luật; có hạnh kiểm tốt; đã tập sự 3 năm ở một văn phòng luật sư.”. Điều 5, Luật luật sư – nguyên tắc hành nghề luật sư qui định phải “tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư”. Thể chế những qui định của pháp luật, ngày 5 tháng 8 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra Quyết định số 356/2002/QĐ-BTP, ban hành qui tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Căn cứ vào qui tắc mẫu, đến nay 62/63 đoàn luật sư cả nước đã xây dựng được qui tắc về đạo đức nghề nghiệp luật sư ( trừ Lai Châu và Điện Biên chưa có đoàn luật sư ). So với các ngành nghề khác thì nghề luật sư là một trong những nghề có nhiều khả năng phát sinh các vấn đề về đạo đức, do vậy việc ban hành các Quy tắc đạo đức của các đoàn luật sư là cần thiết.

Vấn đề đặt ra là tiêu chí để nhận xét và đánh giá đạo đức của người luật sư  là gì?  Hiện nay đã có qui tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, nhưng những giá trị đạo đức của người luật sư đến đâu? uy tín của luật sư như thế nào? ta có thể đánh giá được qua chất lượng công việc của người luật sư. Không thể nói người luật sư nào đó là người có đạo đức nghề nghiệp, khi mà nhiều vụ việc người luật sư này không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng hay trình độ nghiệp vụ non kém, nhiều vụ việc tư vấn pháp luật cho khách hàng không chính xác… chất lượng công việc của luật sư được đánh giá qua chất lượng thực hiện nhiệm vụ pháp lý của mình. Sau khi giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư bắt đầu thực hiện  hai nhiệm vụ sau:

1- Nhiệm vụ riêng với khách hàng.

Nếu hợp đồng dịch vụ pháp lý mà công việc là tham gia tố tụng, thì  nhiệm vụ của luật sư  là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả thân chủ  trong quá trình tố tụng. Điều 5, của Luật luật sư qui định Luật sư phải “ Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất  quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.”

2- Nhiệm vụ với xã hội và với Nhà nước

Chức năng xã hội của luật sư được qui định tại Điều 3 của Luật luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 như sau: “ Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”. Điều 5. của Luật luật sư qui định thêm Luật sư phải “ Tuân thủHiến pháp và pháp luật”.

ở chế độ tư bản, khi hành nghề luật sư nhiều người cho rằng quyền lợicủa bị can, bị cáo là tất cả. Quan điểm này đã được luật sư quí tộc người Anh tên là Lord Brougham nêu công khai trong bản bào chữa cho Nữ hoàng Anh Ca rô lin A mê li “ Đối với nhiều người, cần phải nhắc lại rằng luậtsư khi làm nhiệm vụ chỉ quan tâm đến một người trên thế gian: đó là khách hàng của mình. Để phục vụ khách hàng, luật sư phải sử dụng mọi biện pháp, không lùi bước trước những thiệt hại có thể xảy ra cho người khác, thậm chí cho chính bản thân mình, phải đặt nhiệm vụ luật sư lên trên cả nhiệm vụ đối với Tổ quốc”. Lẽ dĩ nhiên quan điểm này không thể chấp nhận được đối với những luật sư chân chính.

Hai nhiệm vụ của luật sư  đều tồn tại song song trong quá trình hoạt động của mình, đạo đức của người luật sư đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn hai nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng là nhiệm vụ thực hiện sự uỷ thác về mặt pháp luật mà khách hàng giao cho luật sư, chịu trách nhiệm trước khách hàng về sự uỷ thác này. Thực hiện tốt nhiệm vụ này là làm tròn “chữ tín” trong đạo đức của người luật sư. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng phần nào cũng là thực hiện qui định của pháp luật bởi lẽ nhiệm vụ này cũng được qui định tại Điều 5, của Luật luật sư.

Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi luật sư phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm tốt nhiệm vụ này luật sư làm tròn “chữ  trung” trong đạo đức của người luật sư.

Hai nhiệm vụ của luật sư không mâu thuẫn nhau mà chúng gắn bó hữu cơ, mật thiết với nhau, nhiệm vụ này là tiền đề phát triển cho nhiệm vụ kia. Muốn bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng thì đương nhiên phải biết tôn trọng và sử dụng chính xác có hiệu quả những qui định của pháp luật hiện hành; ngược lại muốn tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Nhưng đạo đức cần phải đi đôi với tài năng, một người có đạo đức mà thiếu tài năng thì chưa đủ tư cách giúp đời và giúp Đạo. Một người có tài năng mà thiếu đạo đức, lo sống ích kỷ thì chỉ làm hại cho xã hội mà thôi. Một người khả dĩ được hoàn toàn là khi có cả tài lẫn đức. Còn như chịu kém một phần, thà kém tài hơn kém đức. Câu: “Đức thắng tài vi quân tử, tài thắng đức vi tiểu nhân” của các bậc tiền bối, dăn dạy chúng ta trọng đức hơn tài.

Như ở phần trên đã trình bầy, một trong những tiêu chí để đánh giá, nhận xét về đạo đức nghề luật sư là đánh giá qua chất lượng thực hiện nhiệm vụ của người luật sư. Vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người luật sư  phải có tài năng nhất định. Nếu tài năng đạt ở trình độ xuất chúng thì lý tưởng, nhưng chí ít cũng phải đáp ứng được việc duy trì nghề nghiệp. Ngược lại, nếu không có tài năng đạt ở trình độ tối thiểu để duy trì sự tồn tại của mình trong nghề luật sư thì đương nhiên khái niệm “đạo đức nghề nghiệp” không còn tồn tại ở những luật sư này.

Để đánh giá và nhận xét về đạo đức nghề nghiệp của luật sư, chúng ta còn đánh giá và nhận xét qua việc thực hiện chức năng nghề nghiệp của luật sư.

1- Chức năng trợ giúp pháp lý

Ở bất kỳ quốc gia nào cũngtồn tại những người cã vị thế “thấp kém” so với mặt bằng xã hội. Chẳng hạn như người nghèo, người già cô đơn và người chưa thành niên không nơi nương tựa.Với họở vào vị thế này thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật. Do vậy, họ rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của người khác. Hiệu quả nhất là được sự trợ giúp của luật sư. Sự trợ giúp của luật sư trong những trường hợp này là hoàn toàn vô tư, không vụ lợi. Ở thời kỳ cổ đại, trước và sau Công nguyên, những người đứng ra bênh vực, trợ giúp các đối tượng bị ức hiếp được xã hội tôn vinh như là các “hiệp sỹ”. Ngày nay, sự hoạt động trợ giúp của luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư.

2- Chức năng hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật

Do tính chất nghề nghiệp, đòi hỏi luật sư không chỉ nắm vững  mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật và áp dụng những quy định của pháp luật một cách chính xác, có hiệu quả. Ngoài ra luật sư còn phải có những kiến thức về xã hội học, tâm lý học…

Do sự phân công lao động trong xã hội, mỗi người, mỗi công việc, nên việc hiểu biết pháp luật đạt đến trình độ tự giải quyết những vướng mắc về mặt pháp lý hoặc tự  xác định hành vi của mình trong quan hệ pháp luật của công dân trong nhiều trường hợp không thể giải quyết được. Trong những trường hợp này họ cần đến sự hướng dẫn của luật sư, ở những nước phát triển, nhận thức xã hội và ý thức pháp luật của công dân cao nên họ tìm đến luật sư để tư vấn là chuyện đương nhiên. Còn ở Việt Nam, trong những trường hợp này tỷ lệ cần đến luật sư không cao bằng những nước phát triển, nhưng những năm gần đây cho thấy số vụ, việc cần đến luật sư tư vấn ngày càng nhiều lên.  Vì vậy, hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng dẫn cho kh¸ch hµng hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự, tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.

Đối với người có tội, tuy chức năng của luật sư không phải là lên án, buộc tội họ trước công chúng. Nhưng luật sư phải chỉ cho họ thấy rõ tội lỗi của họ, từ đó giúp họ có phương hướng cái tà quy chính. Nếu có căn cứ để tin rằng họ không có tội thì luật sư phải sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm gỡ tội cho họ.

Thông qua việc tư vấn, hướng dẫn pháp luật hoặc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các phiên toà, luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình và những kiến thức xã hội khác, cộng với cái “Tâm” của người luật sư, sẽ là dịp tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật rất có hiệu quả. Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn và phổ biến tuyên truyền pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý.  Đó chính là nền tảng là thước đo đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Trong hoạt động nghề nghiệp, người luật sư không tránh khỏi sự thù địch của bên có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý ngược với quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của bên luật sư bảo vệ. Do vậy, bản lĩnh nghề nghiệp của nghề luật sư phải được thể hiện qua việc trung thành với quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng dám đương đầu với nguy hiểm để bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải. Muốn làm được điều này thì luật sư phải dũng cảm, đây cũng chính là tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Chúng ta ai cũng biết và thừa nhận, con người đẹp lên về tâm hồn và hình thức là do lao động, nhờ có lao động mà con người, từ người vượn đã thành con người hoàn chỉnh như người nay. Đạo đức nghề nghiệp luật sư cũng đẹp lên theo đúng qui luật cùng với lao động, Giá trị đạo đức của người luật sư chân chính chỉ được đánh giá đúng khi xã hội công nhận chất lượng công việc của luật sư.

Luật sư Nguyễn Văn Thắng Trưởng Văn phòng Luật sư Hải Chi – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Văn phòng luật sư Dragon tại Hà Nội

Từ khóa » đạo đức Nghề Luật Là Gì