Đào Hồng Lan – Wikipedia Tiếng Việt

Đào Hồng Lan
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Y tế
Nhiệm kỳ21 tháng 10 năm 2022 – nay2 năm, 32 ngày(Quyền: 15 tháng 7 – 21 tháng 10 năm 2022)
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Thứ trưởngĐỗ Xuân Tuyên (Thường trực)Nguyễn Trường Sơn (đến 1/11/2022) Trần Văn ThuấnNguyễn Thị Liên HươngLê Đức Luận (từ 3/2/2023)
Tiền nhiệmNguyễn Thanh Long(bị cách chức)Đỗ Xuân Tuyên (thứ trưởng phụ trách)
Kế nhiệmđương nhiệm
Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế
Nhiệm kỳ15 tháng 7 năm 2022 – nay2 năm, 130 ngày
Phó Bí thưĐỗ Xuân Tuyên
Tiền nhiệmNguyễn Thanh Long
Kế nhiệmđương nhiệm
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh
Nhiệm kỳ25 tháng 9 năm 2020 – 15 tháng 7 năm 20221 năm, 293 ngày
Phó Bí thưNguyễn Quốc Chung (thường trực)Nguyễn Hương Giang
Tiền nhiệmNguyễn Nhân Chiến
Kế nhiệmNguyễn Anh Tuấn
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh
Nhiệm kỳ26 tháng 3 năm 2018 – 25 tháng 9 năm 20202 năm, 183 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Thị Hà
Kế nhiệmNguyễn Quốc Chung
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhiệm kỳ17 tháng 12 năm 2014 – 26 tháng 3 năm 20183 năm, 99 ngày
Kế nhiệmNguyễn Thị Hà
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIIIỦy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII
Nhiệm kỳ26 tháng 1 năm 2016 – nay8 năm, 301 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh23 tháng 7, 1971 (53 tuổi)xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpChính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam23 năm, 252 ngày
Học vấnThạc sĩ Kinh tế

Đào Hồng Lan (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971 ở xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế. Bà từng đảm nhận chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Ninh; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Phó vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ tư vấn Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội của Thành Đoàn Hà Nội; chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Từ năm 1945 đến nay, bà là nữ Bộ trưởng Bộ Y tế thứ 3 của Việt Nam sau Trần Thị Trung Chiến và Nguyễn Thị Kim Tiến; người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế mà không xuất thân từ ngành y và là nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào Hồng Lan sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971 tại xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.[1][2] Bà là cựu sinh viên lớp Công nghiệp 31, khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.[3]

Đến ngày 15 tháng 3 năm 2001, bà đã gia nhập đảng và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình độ lý luận chính trị của bà được cho là cao cấp với trình độ chuyên môn ở mức Thạc sĩ Kinh tế.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 12 năm 1993 đến tháng 7 năm 1995 bà giữ chức Cán bộ tư vấn, Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội thuộc Thành Đoàn Hà Nội. Đến tháng 8 năm 1995, bà được luân chuyển sang và trở thành chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.[1]

Vào tháng 4 năm 2006 đến tháng 10 cùng năm bà đảm nhận vai trò Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, từ tháng 10 cùng năm, bà lại được bổ nhiệm trở thành Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh văn phòng phụ trách Văn phòng cùng Bộ và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến hết tháng 3 năm 2009.[1]

Đến tháng 4 năm 2009, bà được đưa lên Chánh Văn phòng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đồng thời tiếp tục giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và có mặt trong Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.[1]

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 2298/QĐ-TTg bổ nhiệm bà giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội.[5][6] Trong thời gian đó bà tiếp tục đảm nhận thêm các chức vụ như Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và có mặt trong Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.[1]

Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.[7][6]

Tỉnh ủy Bắc Ninh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị quyết định luân chuyển, chỉ định bà tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020.[8][9] Đến ngày 25 tháng 9 năm 2020, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã thống nhất 100% bầu bà giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ khóa XX.[10][11] Bà cũng là nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh.[12][13]

Tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.[14] Đồng thời trong lúc đó, bà kiêm các chức danh như Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Ninh; Đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, Tổ trưởng Tổ Đảng.[15] Trong giai đoan ở Bắc Ninh, bà cũng từng đảm nhận vai trò Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh.[16]

Bộ Y Tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 7 năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 568-QĐNS/TW điều động, phân công bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh để chỉ định giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.[9] Cùng ngày hôm đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 839/QĐ-TTg, về việc giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà đảm nhận[17][18] thay thế cho ông Nguyễn Thanh Long, sau khi phát hiện những bê bối liên quan đến Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.[19]

Ngày 26 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 578/NQ-UBTVQH15 về phê chuẩn việc cho thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Ninh đối với đồng chí Đào Hồng Lan để thực hiện nhiệm vụ khác.[20]

Trước tình hình dịch bệnh, bà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra.[21]

Tại phiên họp lần thứ 16 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 6 tháng 8, bà báo cáo vào tháng 7 năm 2022 cả nước ghi nhận trên 33.000 ca mắc, 6 ca tử vong; thời gian gần đây ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc/ngày.[21] So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, giảm 2 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc 0,02%.[21] Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trên tổng dân số 52%.[21]

Trước tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện Bộ Y tế đã đề xuất khai báo y tế để ngăn đậu mùa khỉ xâm nhập trước tình hình Việt Nam đang phải đối phó với nhiều bệnh truyền nhiễm cùng lúc như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, COVID-19, bà nhận định phải có các biện pháp để ngăn chặn ngay từ cửa khẩu với bệnh đậu mùa khỉ.[22]

Đến ngày 21 tháng 10 năm 2022, Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết phê chuẩn và bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan giữ chức Bộ trưởng Bộ Y Tế.[12][23] Từ năm 1945 đến nay, bà là người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế nhưng không xuất thân từ ngành Y[18] và là người phụ nữ thứ 3 đứng đầu Bộ này sau Trần Thị Trung Chiến (thán 8 năm 2002 – tháng 8 năm 2007) và Nguyễn Thị Kim Tiến (tháng 8 năm 2011 – tháng 11 năm 2019).[9][18]

Hôm 13 tháng 12 năm 2022, tại trụ sở của Bộ Y tế, bà Đào Hồng Lan đã có buổi làm việc với Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam để thảo luận về vấn đề đảm bảo sức khỏe toàn dân và hoàn thiện văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới.[24]

Trước đó một tháng, bà cũng đã đón tiếp Ayako Inagaki, Giám đốc Vụ nguồn lực và Xã hội Đông Nam Á.[25] Trong kỳ họp Quốc hội vào ngày 6 tháng 1 năm 2023, đại diện Bộ Y tế, bà đã có những phát biểu liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) như kiểm soát và thời hạn giấy phép người hành nghề hay các vấn đề tự chủ trong các cơ sở y tế công lập.[26][27]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e TTXVN. “Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Y Tế Đào Hồng Lan”. Đại hội Đảng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Việt Nam: Quy định của Đảng và việc 'chỉ định' bà Đào Hồng Lan dẫn dắt Bộ Y tế”. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Văn phòng Mạng lưới Cựu sinh viên và Phòng Truyền thông (4 tháng 1 năm 2020). “Lãnh đạo Nhà trường, mạng lưới cựu sinh viên chúc mừng đồng chí Đào Hồng Lan – Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Bắc Ninh, Cựu sinh viên lớp Công nghiệp 31, Khoa Quản trị Kinh doanh”. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ Tạ Hiển (21 tháng 10 năm 2022). “Bà Đào Hồng Lan được phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 22 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ a b “Bà Đào Hồng Lan được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh”. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 26 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Đại Vân (21 tháng 10 năm 2022). “Chân dung, tiểu sử bà Đào Hồng Lan - Tân Bộ trưởng Bộ Y tế”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ “Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ”. Báo Chính phủ. 26 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ a b c “Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 21 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ Thu Hằng (25 tháng 9 năm 2020). “Bà Đào Hồng Lan trúng cử Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ Lê Hiệp (25 tháng 9 năm 2019). “Bà Đào Hồng Lan được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ a b Sơn Hà (21 tháng 10 năm 2022). “Bà Đào Hồng Lan làm Bộ trưởng Y tế”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ “Bà Đào Hồng Lan – Nữ Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Bắc Ninh”. Môi trường và Xã hội. 25 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ “Danh sách uỷ viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng khoá 13”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ VA (21 tháng 10 năm 2022). “Đồng chí Đào Hồng Lan được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ Ngọc Lê (21 tháng 9 năm 2021). “Bắc Ninh: Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  17. ^ Chí Kiên (15 tháng 7 năm 2022). “Bà Đào Hồng Lan được giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  18. ^ a b c Viết Tuân; Ngọc Thành. “Bà Đào Hồng Lan làm quyền Bộ trưởng Y tế”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  19. ^ N.Dung (15 tháng 7 năm 2022). “Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan làm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  20. ^ Thu Hằng (6 tháng 9 năm 2022). “Bà Đào Hồng Lan thôi làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  21. ^ a b c d “Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, đáp ứng mọi tình huống xảy ra của dịch”. Sức khỏe và đời sống. ngày 6 tháng 8 năm 2022.
  22. ^ “Bộ Y tế nói gì về đề xuất khai báo y tế để ngăn đậu mùa khỉ xâm nhập?”. Sức khỏe và đời sống. ngày 2 tháng 8 năm 2022.
  23. ^ Ngọc Thành (21 tháng 10 năm 2022). “Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  24. ^ “Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Trưởng đại diện WHO và Ban Điều phối quốc gia quỹ toàn cầu”. Bộ Y tế Việt Nam. 14 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  25. ^ “Bộ trưởng Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Vụ Nguồn lực và xã hội Đông Nam Á, Ngân hàng phát triển châu Á”. Bộ Y tế Việt Nam. 8 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  26. ^ Phan Thảo (6 tháng 1 năm 2023). “Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Chính phủ sẽ có lộ trình cụ thể của việc tính đúng, tính đủ viện phí”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  27. ^ Ngọc Thành (6 tháng 1 năm 2023). “Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Thủ tục gia hạn lưu hành thuốc chặt đến mức 'vướng'”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam (2020 – 2025)
Bí thư Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư Tỉnh ủy trong hệ thống Trung ương Đảng khóa XIII
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Vương Đình HuệĐinh Tiến Dũng - Bùi Thị Minh Hoài (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Nên (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Cần Thơ: Lê Quang Mạnh - Nguyễn Văn Hiếu
  • Đà Nẵng: Nguyễn Văn Quảng
  • Hải Phòng: Lê Văn ThànhTrần Lưu Quang - Lê Tiến Châu
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Đào Hồng Lan (nữ) – Nguyễn Anh Tuấn
  • Hà Nam: Lê Thị Thủy (nữ)
  • Hải Dương: Phạm Xuân Thăng – Trần Đức Thắng
  • Hưng Yên: Đỗ Tiến Sỹ – Nguyễn Hữu Nghĩa
  • Nam Định: Đoàn Hồng PhongPhạm Gia Túc - Đặng Khánh Toàn
  • Ninh Bình: Nguyễn Thị Thu Hà (nữ) - Đoàn Minh Huấn
  • Thái Bình: Ngô Đông Hải - Khuyết
  • Vĩnh Phúc: Hoàng Thị Thúy Lan (nữ) - Dương Văn An
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Nguyễn Văn Thắng – Trần Quốc Cường
  • Hòa Bình: Ngô Văn Tuấn – Nguyễn Phi Long
  • Lai Châu: Giàng Páo Mỷ (nữ)
  • Lào Cai: Đặng Xuân Phong
  • Sơn La: Nguyễn Hữu Đông - Hoàng Quốc Khánh
  • Yên Bái: Đỗ Đức Duy - Trần Huy Tuấn
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Dương Văn Thái - Nguyễn Văn Gấu
  • Bắc Kạn: Hoàng Duy Chinh
  • Cao Bằng: Lại Xuân Môn – Trần Hồng Minh
  • Hà Giang: Đặng Quốc Khánh - Nguyễn Mạnh Dũng (Quyền)
  • Lạng Sơn: Lâm Thị Phương Thanh (nữ)Nguyễn Quốc Đoàn - Hoàng Văn Nghiệm
  • Phú Thọ: Bùi Minh Châu
  • Quảng Ninh: Nguyễn Xuân Ký - Vũ Đại Thắng
  • Thái Nguyên: Nguyễn Thanh Hải (nữ) - Trịnh Việt Hùng
  • Tuyên Quang: Chẩu Văn Lâm - Hà Thị Nga
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Hoàng Trung Dũng
  • Nghệ An: Thái Thanh Quý - Nguyễn Đức Trung
  • Quảng Bình: Vũ Đại Thắng - Lê Ngọc Quang
  • Quảng Trị: Lê Quang Tùng
  • Thanh Hóa: Đỗ Trọng Hưng - Nguyễn Doãn Anh
  • Thừa Thiên Huế: Lê Trường Lưu
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Hồ Quốc Dũng
  • Bình Thuận: Dương Văn An - Nguyễn Hoài Anh
  • Khánh Hòa: Nguyễn Khắc ĐịnhNguyễn Hải Ninh - Nghiêm Xuân Thành
  • Ninh Thuận: Nguyễn Đức Thanh
  • Phú Yên: Phạm Đại Dương
  • Quảng Ngãi: Bùi Thị Quỳnh Vân (nữ)
  • Quảng Nam: Phan Việt Cường – Lương Nguyễn Minh Triết
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Bùi Văn Cường – Nguyễn Đình Trung
  • Đắk Nông: Ngô Thanh Danh
  • Gia Lai: Hồ Văn Niên
  • Kon Tum: Dương Văn Trang
  • Lâm Đồng: Trần Đức Quận - Nguyễn Thái Học (Quyền)
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Phạm Viết Thanh
  • Bình Dương: Trần Văn Nam – Nguyễn Văn Lợi
  • Bình Phước: Nguyễn Văn LợiNguyễn Mạnh Cường - Tôn Ngọc Hạnh
  • Đồng Nai: Nguyễn Phú Cường – Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Tây Ninh: Nguyễn Thành Tâm
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Võ Thị Ánh Xuân (nữ) – Lê Hồng Quang
  • Bạc Liêu: Lữ Văn Hùng
  • Bến Tre: Phan Văn MãiLê Đức Thọ - Hồ Thị Hoàng Yến (Quyền)
  • Cà Mau: Nguyễn Tiến Hải
  • Đồng Tháp: Lê Quốc Phong
  • Hậu Giang: Lê Tiến ChâuNghiêm Xuân Thành - Khuyết
  • Kiên Giang: Đỗ Thanh Bình
  • Long An: Nguyễn Văn Được
  • Sóc Trăng: Lâm Văn Mẫn
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Danh
  • Trà Vinh: Ngô Chí Cường
  • Vĩnh Long: Trần Văn Rón – Bùi Văn Nghiêm
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ
  • Liên quan: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII & Bộ Chính trị khóa XIII
  • x
  • t
  • s
Chính phủ Việt Nam khóa XV (2021 – 2026)
Thủ tướng Việt NamPhạm Minh Chính Ủy viên Bộ Chính trịThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình
Phó Thủ tướng
  • Lê Minh Khái Bí thư Trung ương Đảng
  • Trần Lưu Quang (từ 01/2023)
  • Trần Hồng Hà (từ 01/2023)
  • Lê Thành Long (từ 06/2024)
  • Phạm Bình Minh Ủy viên Bộ Chính trị (đến 01/2023)
  • Vũ Đức Đam (đến 01/2023)
  • Lê Văn Thành (đến 8/2023)
Ban Cán sự Đảng
  • Phạm Minh Chính
  • Lê Minh Khái
  • Trần Lưu Quang (từ 01/2023)
  • Trần Hồng Hà (từ 01/2023)
  • Lê Thành Long (từ 06/2024)
  • Phan Văn Giang
  • Tô Lâm
  • Trần Văn Sơn
  • Phạm Thị Thanh Trà
  • Phạm Bình Minh (đến 01/2023)
  • Vũ Đức Đam (đến 01/2023)
  • Lê Văn Thành (đến 8/2023)
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Quốc phòngĐại tướng Phan Văn Giang
02. Bộ Công an Đại tướng Tô Lâm • Thượng tướng Lương Tam Quang
03. Bộ Ngoại giaoBùi Thanh Sơn
04. Bộ Nội vụPhạm Thị Thanh Trà
05. Bộ Tài chínhHồ Đức Phớc
06. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLê Minh Hoan
07. Bộ Công ThươngNguyễn Hồng Diên
08. Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Kim Sơn
09. Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrần Hồng HàĐặng Quốc Khánh • Đỗ Đức Duy
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNguyễn Văn Hùng
11. Bộ Khoa học và Công nghệHuỳnh Thành Đạt
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Chí Dũng
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiĐào Ngọc Dung
14. Bộ Tư phápLê Thành Long • Nguyễn Hải Ninh
15. Bộ Xây dựngNguyễn Thanh Nghị
16. Bộ Giao thông Vận tảiNguyễn Văn Thể • Nguyễn Văn Thắng
17. Bộ Thông tin và Truyền thôngNguyễn Mạnh Hùng
18. Bộ Y tếNguyễn Thanh Long • Đào Hồng Lan
Các cơ quan ngang bộ
19. Văn phòng Chính phủTrần Văn Sơn
20. Ủy ban Dân tộcHầu A Lềnh
21. Ngân hàng Nhà nước Việt NamNguyễn Thị Hồng
22. Thanh tra Chính phủĐoàn Hồng Phong
Các cơ quan khác trực thuộc
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpNguyễn Hoàng Anh
Đài Tiếng nói Việt NamĐỗ Tiến Sỹ
Đài Truyền hình Việt NamLê Ngọc Quang
Thông tấn xã Việt NamVũ Việt Trang
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamChâu Văn Minh
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt NamBùi Nhật Quang • Phan Chí Hiếu
Đại học Quốc gia Hà NộiLê Quân
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhVũ Hải Quân
Bảo hiểm Xã hội Việt NamNguyễn Thế Mạnh
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí MinhBùi Hải Sơn
  • x
  • t
  • s
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Việt Nam
  • Phạm Ngọc Thạch (1945–1946)
  • Trương Đình Tri (1946)
  • Hoàng Tích Trý (1946–1958)
  • Phạm Ngọc Thạch (1958–1959; 1959–1968)
  • Nguyễn Văn Hưởng (1968–1969; 1969–1974)
  • Vũ Văn Cẩn (1971–1974; 1974–1982)
  • Đặng Hồi Xuân (1982–1988)
  • Phạm Song (1988; 1988–1992)
  • Nguyễn Trọng Nhân (1992–1995)
  • Đỗ Nguyên Phương (1995–2002)
  • Trần Thị Trung Chiến (2002–2007)
  • Nguyễn Quốc Triệu (2007–2011)
  • Nguyễn Thị Kim Tiến (2011–2019)
  • Vũ Đức Đam¹ (2019–2020)
  • Nguyễn Thanh Long (2020; 2020–2022)
  • Đỗ Xuân Tuyên¹ (2022)
  • Đào Hồng Lan (2022, 2022–)
  • In nghiêng: Quyền Bộ trưởng hoặc tương đương
  • ¹ Phụ trách Bộ

Từ khóa » đào Hồng