Dao Lăn Nhám Là Gì, Tại Sao Phải Dùng Và Dùng Như Thế Nào?

Dao lăn nhám là gì ?

Dao lăn nhám là loại dao được tích hợp hai chức năng lăn và cắt được diễn ra đồng thời. Trong sản xuất, lăn nhám (knurling) là một quá trình hoàn thiện được sử dụng để tạo ra bất kỳ sự kết hợp nào giữa các đường ngang, dọc hoặc chéo trên bề mặt phôi. Mỗi loại dao sẽ được thiết kế các rãnh riêng biệt tạo nên những kiểu lăn nhám có hình dạng, kích thước và độ nhám khác nhau. Sản phẩm được sử dụng trong gia công cơ khí cho nhiều vật liệu khác nhau như inox, gang, thép...vv

Tại sao cần phải sử dụng dao lăn nhám?

Bề mặt nhám được sử dụng phổ biến trong môi trường công nghiệp và dân dụng. Việc tạo ra các bề mặt nhám, rãnh, hoặc mặt răng cũng được sử dụng rộng rãi trong các công việc trang trí. Trong trường hợp người dùng muốn khoá hai chi tiết với nhau thì dùng dao lăn nhám để tạo bề mặt răng cưa.

Người dùng có thể sử dụng dao lăn nhám để tạo ra bề mặt khía thẳng, đường chéo, hay nhám hình quả trám với các bước nhám đều trên bề mặt trụ.

Dao lăn nhám cũng cung cấp độ bám tốt hơn cho các chốt định vị thông qua việc tăng ma sát và là một phương pháp khi lắp ráp các thành phần có độ chính xác thấp.

Cách phân loại và sử dụng dao lăn nhám như thế nào?

Có 2 loại dao lăn nhám cơ bản là dao lăn nhám thẳng (nhám dọc) và dao lăn nhám chéo. Người dùng có thể sử dụng hai loại dao này để tạo nhám trên các mặt trụ trong và ngoài, mặt côn và mặt phẳng.

Trước khi chọn dao lăn nhám để phù hợp với mục đích sử dụng bạn cần hiểu rõ về độ nhám, vật liệu phôi, đường kính phôi, tốc độ gia công, hướng tạo vết nhám...vv

Đối với hướng tạo vết nhám người dùng có thể lựa chọn một trong hai hướng là hướng thẳng và hướng chéo. Với hướng thẳng, khi lăn dao theo chiều dọc sẽ tạo ra đường nhám thẳng và lăn dao theo đường chéo sẽ tạo ra được bề mặt sản phẩm chéo.

Để dao lăn nhám có tuổi thọ cao nhất, trong quá trình sử dụng, khách hàng cần chú ý 3 điều sau:

  • Vật liệu phôi: Dao lăn nhámđược chế tạo với mục đích xử lý các bề mặt nhám trên các vật liệu như đồng, nhôm, thép, inox và nhựa.
  • Đường kính phôi: Đường kính phôi sẽ dao động từ 1.5 - 250mm tuỳ thuộc vào cách tạo nhám và độ mịn của vết nhám.
  • Tốc độ gia công: Tốc độ gia công phù hợp sẽ mang đến tuổi thọ cao nhất cho dao lăn nhám.

Cách sử dụng dao lăn nhám trên máy tiện

Để khởi động, việc đầu tiên bạn cần làm là lắp ráp chi tiết cần gia công giữa các mũi tâm và lấy dấu phần chiều dài của con lăn cần lăn nhám. Tiếp đó điều chỉnh tốc độ của máy tiện, đồng thời chỉnh độ sâu của dao tiện sao cho phù hợp. Chỉnh tâm của dụng cụ lăn nhám và đặt chúng nó vuông góc với chi tiết con lăn cần gia công.

Khi tiến hành lăn nhám cho con lăn, cần liên tục kiểm tra độ chính xác và điều chỉnh lại khi cần thiết. Lăn nhám theo chiều sâu và và chiều dài quy định của bản vẽ thiết kế yêu cầu.

Từ khóa » Các Loại Dao Lăn Nhám