Đào Mở Chống Sạt Thành Hố đào Như Thế Nào Mới đúng?

– Các trường hợp không mở mái (dốc thẳng đứng): “3.11. Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định về chiều sâu hố móng (có bảng kèm theo)”. Trong đó, một số loại đất nhất định cho phép đào thành thẳng đứng với chiều sâu hố móng lần lượt là 1,0m; 1,25m; 1,5m và 2,0m.

– Các trường hợp mở mái taluy: Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn ở  TCVN 4447-2012 công tác đất

2. Bạn có thể tính và áp dụng nhanh chóng theo kinh nghiệm:

– Tính thực tế, chẳng theo công thức nào cả: Tính toán vừa đủ công địa thực tế để người công nhân có thể tác nghiệp, căn cứ vào mặt bằng hố móng, chiều sâu đào và địa chất đất (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm v.v…).

– Tính bằng tham chiếu tiêu chuẩn: Thường đáy móng công trình được đặt trên nền đất từ cấp III trở lên (vì đất cấp I và cấp II không thể đặt móng được). Áp dụng như sau:

+ Hố móng công trình <1,0m, đất cấp III, cấp IV và các loại đá (nếu có): thành thẳng đứng. Tính vừa đủ công địa làm.

+ Hố móng công trình sâu >1,0m-2,0m: Đất cấp III: nhân thêm hệ số taluy 1,3. Đất cấp IV: nhân thêm hệ số 1,1. Đá các loại: không nhân hệ số. Các hệ số này phù hợp với quy định về góc nghiêng lớn nhất của mái dốc.

+ Hố móng sâu hơn: tham chiếu tiêu chuẩn để lựa chọn việc mở mái dốc hoặc dùng gia cố thành móng theo tình hình mỗi công trình. Tiêu chuẩn có quy định rất cụ thể.

Nếu bạn cần tham khảo file tính toán để đảm bảo an toàn và đưa ra giải pháp an toàn hố đào có thể download bảng tính ở link sau

Bảng tính kiểm tra hố móng: ổn định hố đào, chống chảy thấm, hạ mực nước ngầm

Từ khóa » Hệ Số đào đất Cấp 3