Đảo Song Tử Đông – Wikipedia Tiếng Việt

Thực thể địa lý tranh chấpĐảo Song Tử Đông
Đảo Song Tử Đông
Địa lý
Vị trí của đảo Song Tử ĐôngVị trí của đảo Song Tử Đôngđảo Song Tử Đông
Vị tríBiển Đông
Tọa độ11°27′10″B 114°21′17″Đ / 11,45278°B 114,35472°Đ / 11.45278; 114.35472 (đảo Song Tử Đông)
Diện tích12.7 ha
Quản lý
Quốc gia quản lý Philippines
TỉnhPalawan
Đô thị Kalayaan
Tranh chấp giữa
Quốc gia Philippines
Quốc gia Việt Nam
Quốc gia Trung Quốc
Quốc gia Đài Loan

Song Tử Đông (tiếng Anh: Northeast Cay, tiếng Filipino: Parola, tiếng Trung: 北子岛; bính âm: Běizi dǎo, Hán-Việt: Bắc Tử đảo) là đảo san hô tự nhiên lớn thứ năm trong quần đảo Trường Sa, với diện tích khoảng 12,7 ha[1]. Đảo nằm cách đảo Song Tử Tây do Việt Nam kiểm soát chỉ 2,82 km, cách đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát 45 km về phía tây bắc.

Ảnh chụp vệ tinh của Cụm Song Tử Đá Bắc ĐảoSong Tử Đông Đảo Song Tử Tây Đá Nam Bãi Núi Cầu Bãi Đinh Ba Ảnh chụp vệ tinh của đảo Song Tử Đông và các thực thể thuộc Cụm Song Tử (nguồn: NASA).

Các quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đều đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Song Tử Đông. Hiện đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Philippines từ năm 1968[2].

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo có dạng hình bầu dục (trục dài 800 m, trục ngắn 250 m), định hướng trục dài đảo theo hướng đông bắc (55o). Bao quanh đảo cũng là một hành lang có dạng gần giống với đường nét của bờ đảo nổi. Bề rộng của hành lang thay đổi từ vài trăm mét ở phía đông và nam (sườn phía trong atoll) đến hơn 1.000 m ở phía bắc và hơn 2.000 m, ở phía đông bắc (sườn phía ngoài atoll).[3]

Bề mặt địa hình trên đảo bằng phẳng và gần như còn giữ được nguyên vẹn dáng vẻ nguyên sơ, có lẽ do ít phải chịu những tác động do các hoạt động của con người. Hình thái đảo Song Tử Đông cũng có sự thay đổi theo mùa, nhưng ở mức độ ít hơn so với đảo Song Tử Tây. Sự khác biệt này có lẽ do hành lang quanh đảo Song Tử Đông rộng hơn, đã làm giảm đáng kể năng lượng sóng trước khi tác động vào bờ đảo. Bề mặt đảo được cấu tạo bởi vật liệu cát gravel, với thành phần là vụn san hô, vỏ sò ốc biển chết lẫn nhiều vụn thực vật mục nát. Viền quanh đảo là bãi cát trắng, có bề rộng thay đổi tùy từng nơi: 60 – 70 m ở mũi tây nam, 100 – 120 m ở mũi đông bắc, 12 – 15 m, ở mặt đông và nam, chỉ vài mét ở mặt tây và bắc đảo.[3]

Sinh cảnh trên đảo tuy nghèo nàn, nhưng hầu như không bị biến đổi, ngoại trừ khu vực khoảng vài trăm m2 ở giữa đảo, nơi xây dựng nhà ở cho quân đội Philippines. Thảm thực vật trên đảo chủ yếu là cây phong ba, muống biển và vài cây phi lao được trồng cạnh khu nhà ở. Cây phong ba với mật độ phát triển khá dày (người rất khó đi bộ cắt ngang qua đảo), với chiều cao thường hơn 2- 4m đến 7-8m, che phủ toàn bộ bề mặt đảo, chính vì thế đảo luôn giữ được thế ổn định trước phong ba bão tố của Biển Đông theo thời gian.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1933, nhà cầm quyền Pháp sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc của chúng trong quần đảo Trường Sa - bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây - vào địa phận tỉnh Bà Rịa của Nam Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp.[4]

Năm 1956, quốc gia Việt Nam Cộng hòa ra đời và cử tàu đi thị sát quần đảo Trường Sa, trong đó có Song Tử Đông. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963 ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963 ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963 ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.[5]

Đến năm 1968 Philippines đã tổ chức chiếm giữ[2] một số đảo ở Trường Sa trong đó có đảo Song Tử Đông.

Đầu năm năm 1974, sau khi Hải quân Trung Quốc giao tranh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa và giành thắng lợi ở quần đảo Hoàng Sa thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho tiến hành chiến dịch mang tên Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ đổ quân chiếm đảo Song Tử Tây.

Ngày 11 tháng 6 năm 1978 tổng thống Ferdinand Marcos kí sắc lệnh thành lập nhóm đảo Kalayaan (bao gồm đảo Song Tử Đông) trực thuộc tỉnh Palawan của Philippines.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Municipality of Kalayaan”. www.kalayaanpalawan.gov.ph. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023.
  2. ^ a b “Northeast Cay”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ a b c Trịnh Thế Hiếu; Nguyễn Đình Đàn (2008). “Đặc điểm địa hình - địa mạo cụm đảo Song Tử thuộc vùng biển Trường Sa”. Kỷ Yếu Hội Nghị Tổng Kết Các Chuyến Khảo Sát Nghiên Cứu Khoa Học Biển Phối Hợp Việt Nam - Philippin trên Biển Đông (JOMSRE - SCS I-IV), 26-29/3/2008 TP. Hạ Long. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2023.[liên kết hỏng]
  4. ^ “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)”. Trang Thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ (Việt Nam). 25 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 2]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® tại.
  6. ^ “Presidential Decree No. 1596, s. 1978”. Official Gazette (Philippines). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023.
  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây  • Đá Nam Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết  • Đảo Sơn Ca  • Đá Núi Thị  • Đá Lớn Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn  • Đảo Sinh Tồn Đông  • Đá Cô Lin  • Đá Len Đao Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa  • Đá Lát  • Đá Tây  • Đảo Trường Sa Đông  • Đá Đông  • Đảo Phan Vinh  • Đá Tốc Tan  • Đá Núi Le  • Đá Tiên Nữ Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang  • Bãi Thuyền Chài

Philippines chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc chiếm đóng

Cụm Thị Tứ: Đá Xu Bi Cụm Nam Yết: Đá Chữ Thập  • Đá Ga Ven Cụm Sinh Tồn: Đá Gạc Ma  • Đá Tư Nghĩa Cụm Trường Sa: Đá Châu Viên Cụm Bình Nguyên: Đá Vành Khăn

Đài Loan chiếm đóng

Cụm Nam Yết: Đảo Ba Bình

Malaysia chiếm đóng

Cụm Thám Hiểm: Đá Én Ca  • Đá Hoa Lau  • Đá Kỳ Vân  • Đá Kiêu Ngựa  • Bãi Thám Hiểm (Đá Gia Hội  • Đá Gia Phú  • Đá Sâu)

Chưa cónước nào chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa

Từ khóa » Diện Tích đảo Song Tử Tây