Đào Tạo Thạc Sĩ Công Nghệ Thông Tin - UIT

1. GIỚI THIỆU CHUNG

     Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh do Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật thông tin phụ trách.

     Nội dung chương trình đào tạo được cập nhật căn cứ trên sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của ngành học, đối chiếu với các chương trình đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng như một số đại học khác trong khu vực và trên thế giới.

1.1 Mục tiêu đào tạo

     Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành CNTT nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành CNTT; tăng cường kiến thức liên ngành giữa ngành CNTT và các ngành khác; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học nhất định về ngành CNTT và kỹ năng vận dụng kiến thức để nghiên cứu, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành CNTT.

     Để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực CNTT, mục tiêu của chương trình đào tạo cao học ngành CNTT là đào tạo các thạc sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức tổng quan và phương pháp nghiên cứu về CNTT; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phát hiện, và nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính phổ biến hoặc chuyên sâu; có khả năng truyền thụ kiến thức CNTT.

1.2 Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ:

  • Làm việc tại doanh nghiệp (CTO, CIO, CEO, Senior Engineer,...);
  • Nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển;
  • Có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lí các dự án công nghệ thông tin trong cơ quan, doanh nghiệp;
  • Có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển;
  • Giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành CNTT;
  • Có khả năng phát triển nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.

1.3 Hình thức và thời gian đào tạo

  • Loại hình đào tạo: chính quy.
  • Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung kết hợp sử dụng công nghệ đào tạo trực tuyến gồm các phần kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Chương trình đào tạo chia làm hai định hướng:
    • Định hướng nghiên cứu (gọi tắt là ĐHNC): cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành CNTT và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành CNTT; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ CNTT.
    • Định hướng ứng dụng (gọi tắt là ĐHƯD) giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành CNTT vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức.
  • Thời gian đào tạo: 02 năm.
2. CHUẨN ĐẦU RA

     Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học thạc sĩ ngành CNTT phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra (ký hiệu LO – Learning Outcomes) sau:

2.1 Về kiến thức

  • LO 1: Có kiến thức nâng cao về chuyên ngành so với chương trình đào tạo bậc đại học ngành CNTT theo hướng ứng dụng và tiếp cận công nghệ mới.
  • LO 2: Có khả năng tư duy hệ thống, khả năng tự nghiên cứu về các vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan như nghiên cứu, phát triển, mô phỏng, thiết kế và hiện thực các ứng dụng cũng như hệ thống trong lĩnh vực CNTT.
  • LO 3: Có khả năng đảm trách tốt nhiệm vụ của một chuyên gia ngành Công nghệ thông tin như CTO (Chief Technical Officer), CIO (Chief Information Officer), CEO (Chief Executive Officer), Senior Engineer; có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển, vị trí giảng dạy tại các trường kỹ thuật chuyên ngành, và có khả năng phát triển nghiên cứu sâu ở bậc Tiến sĩ.
  • LO 4: Có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các công trình CNTT. Có khả năng khảo sát, phân tích, đánh giá và giải quyết các vần đề về CNTT trong các cơ quan, công ty.

2.2 Về kỹ năng

  • LO 5: Có kỹ thuật, kỹ năng trình bày vấn đề rõ ràng. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính qui luật.
  • LO 6: Có khả năng ứng dụng các công nghệ mới vào trong các dự án, công trình CNTT. Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thí nghiệm những giải pháp mới.
  • LO 7: Có phương pháp làm việc khoa học, có tầm nhìn chiến lược và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề về CNTT.

2.3 Về phẩm chất, thái độ

  • LO 8: Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm.
  • LO 9: Có ý thức học tập suốt đời, làm việc khoa học.

2.4 Về năng lực

  • LO 10: Có năng lực cập nhật các kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các công nghệ mới về CNTT, học tập suốt đời;
  • LO 11: Có năng lực nghiên cứu và vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm và ứng dụng CNTT;
  • LO 12: Đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển, vị trí giảng dạy tại các trường có ngành CNTT, và có khả năng phát triển nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ.
  • LO 13: Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn được đào tạo, đề xuất những sáng kiến có giá trị.
  • LO 14: Có năng lực thích nghi với môi trường cạnh tranh cao.
  • LO 15: Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề lớn, bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn. Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch.
  • LO 16: Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn.
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1 Khái quát chương trình

Bảng tóm tắt khái quát các khối kiến thức chương trình đào tạo:

KHỐI KIẾN THỨC

SỐ TÍN CHỈ

Chương trình nghiên cứu

Chương trình ứng dụng

PT1

PT2

 

Kiến thức chung

Triết học

3 TC

3 TC

3 TC

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

Kiến thức cơ sở

- PPNCKH (2 TC)

- PPNCKH nâng cao (2 TC)

PPNCKH (2 TC)

PPNCKH (2 TC)

Kiến thức chuyên ngành

 

≥ 28 TC

≥ 43 TC

Luận văn tốt nghiệp

≥ 53 TC

≥ 15 TC

≥ 12 TC

Nghiên cứu khoa học (Các chuyên đề nghiên cứu)

 

≥ 12 TC

 

Tổng cộng

≥ 60 TC

≥ 60 TC

≥ 60 TC

3.2 Danh mục các môn

Chương trình nghiên cứu – Phương thức 1

STT

Mã môn học

Học phần

Số TC

LT

TH

HK

Kiến thức chung (≥ 3 TC)

Môn học bắt buộc

1.      

PH2001

Triết học

3

3

0

1

Môn học tự chọn

2.      

MA2001

Toán học

3

3

0

1

Kiến thức cơ sở (4 TC)

3.      

CS2205

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

0

1

4.      

CS3205

Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

2

2

0

2

Luận văn tốt nghiệp (53 TC)

5.      

IT4001

Luận văn theo chương trình nghiên cứu phương thức 1

53

53

0

4

Chương trình nghiên cứu – Phương thức 2

STT

Mã môn học

Học phần

Số TC

LT

TH

HK

Kiến thức chung (≥ 3 TC)

Môn học bắt buộc

1.      

PH2001

Triết học

3

3

0

1

Môn học tự chọn

2.      

MA2001

Toán học

3

3

0

  1

Kiến thức cơ sở (2 TC)

3.      

CS2205

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

0

1

Kiến thức chuyên ngành (≥ 28 TC)

- HV chọn học và tích lũy tối thiểu 28 TC

4.      

IT2002

Công nghệ phần mềm tiên tiến

3

2

1

2, 3

5.      

IT2003

Công nghệ mạng và truyền thông hiện đại

4

3

1

2, 3

6.      

IT2004

Công nghệ máy tính hiện đại

4

3

1

2, 3

7.      

IT2005

Quản lý hệ thống CNTT

3

2

1

2, 3

8.      

IT2011

Cơ sở dữ liệu nâng cao

4

2

2

2, 3

9.      

NT2102

An toàn và bảo mật hệ thống thông tin

4

3

1

2, 3

10.  

IT2007

Các chủ đề nâng cao trong an ninh máy tính

3

2

1

2, 3

11.  

IT2028

An toàn mạng không dây di động

3

2

1

2, 3

12.  

IT2009

Phân tích an ninh cho các giao thức mạng

3

2

1

2, 3

13.  

IT2010

Pháp chứng số trên máy tính và mạng

3

2

1

2, 3

14.  

IT2008

Bảo mật hệ thống di động nâng cao

3

2

1

2, 3

15.  

IT2029

Các kỹ thuật phân tích mã độc nâng cao

3

2

1

2, 3

16.  

IT2030

Hệ thống thông tin địa lý nâng cao

3

2

1

2, 3

17.  

CS2208

Hệ hỗ trợ quyết định

3

2

1

2, 3

18.  

IT2015

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

3

2

1

2, 3

19.  

IT2034

Xử lý dữ liệu lớn

4

3

1

2, 3

20.  

IT2035

Khai thác dữ liệu và ứng dụng

4

3

1

2, 3

21.  

IT2036

Phân tích dữ liệu lớn

3

3

0

2, 3

22.  

IT2037

Phân tích dữ liệu nâng cao

3

2

1

2, 3

23.  

IT2038

Khoa học dữ liệu ảnh: Nền tảng và Ứng dụng

3

2

1

2, 3

24.  

IT2018

Lập trình hệ thống với Java

3

2

1

2, 3

25.  

IT2019

Tương tác người - máy

3

2

1

2, 3

26.  

IT2020

Các hệ thống nhúng

3

2

1

2, 3

27.  

IT2021

Xử lý tín hiệu số nâng cao

3

2

1

2, 3

28.  

IT2032

Công nghệ Internet of things hiện đại

3

2

1

2, 3

29.  

IT2033

Ẩn thông tin trên dữ liệu số và ứng dụng

3

2

1

2, 3

Các chuyên đề nghiên cứu (12 TC)

- HV chọn học và tích lũy tối thiểu 12 TC nghiên cứu khoa học

30.  

IT3001

Chuyên đề nghiên cứu về Tính toán song song và phân tán

4

3

1

2,3,4

31.  

IT3002

Chuyên đề nghiên cứu về Phân tích và dự báo dữ liệu sử dụng học sâu

4

3

1

2,3,4

32.  

IT3003

Chuyên đề nghiên cứu về Phân loại mã độc

4

3

1

2,3,4

33.  

IT3004

Chuyên đề nghiên cứu về Hệ thống phát hiện xâm nhập

4

3

1

2,3,4

34.  

IT3005

Chuyên đề nghiên cứu về Các cơ sở dữ liệu hiện đại

4

3

1

2,3,4

35.  

CS2308

Chuyên đề nghiên cứu về Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

4

3

1

2,3,4

Luận văn tốt nghiệp (15 TC)

36.  

IT4002

Luận văn theo chương trình nghiên cứu phương thức 2

15

15

0

4

Chương trình ứng dụng

STT

Mã môn học

Học phần

Số TC

LT

TH

HK

Kiến thức chung (≥ 3 TC)

Môn học bắt buộc

1.      

PH2001

Triết học

3

3

0

1

Môn học tự chọn

2.      

MA2001

Toán học

3

3

0

1

Kiến thức cơ sở (2 TC)

3.      

CS2205

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

0

1

Kiến thức chuyên ngành (≥ 43 TC)

- HV chọn học và tích lũy tối thiểu 43 TC

4.      

IT2002

Công nghệ phần mềm tiên tiến

3

2

1

2, 3

5.      

IT2003

Công nghệ mạng và truyền thông hiện đại

4

3

1

2, 3

6.      

IT2004

Công nghệ máy tính hiện đại

4

3

1

2, 3

7.      

IT2005

Quản lý hệ thống CNTT

3

2

1

2, 3

8.      

IT2011

Cơ sở dữ liệu nâng cao

4

2

2

2, 3

9.      

NT2102

An toàn và bảo mật hệ thống thông tin

4

3

1

2, 3

10.  

IT2007

Các chủ đề nâng cao trong an ninh máy tính

3

2

1

2, 3

11.  

IT2028

An toàn mạng không dây di động

3

2

1

2, 3

12.  

IT2009

Phân tích an ninh cho các giao thức mạng

3

2

1

2, 3

13.  

IT2010

Pháp chứng số trên máy tính và mạng

3

2

1

2, 3

14.  

IT2008

Bảo mật hệ thống di động nâng cao

3

2

1

2, 3

15.  

IT2029

Các kỹ thuật phân tích mã độc nâng cao

3

2

1

2, 3

16.  

IT2030

Hệ thống thông tin địa lý nâng cao

3

2

1

2, 3

17.  

CS2208

Hệ hỗ trợ quyết định

3

2

1

2, 3

18.  

IT2015

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

3

2

1

2, 3

19.  

IT2034

Xử lý dữ liệu lớn

4

3

1

2, 3

20.  

IT2035

Khai thác dữ liệu và ứng dụng

4

3

1

2, 3

21.  

IT2036

Phân tích dữ liệu lớn

3

3

0

2, 3

22.  

IT2037

Phân tích dữ liệu nâng cao

3

2

1

2, 3

23.  

IT2038

Khoa học dữ liệu ảnh: Nền tảng và Ứng dụng

3

2

1

2, 3

24.  

IT2018

Lập trình hệ thống với Java

3

2

1

2, 3

25.  

IT2019

Tương tác người - máy

3

2

1

2, 3

26.  

IT2020

Các hệ thống nhúng

3

2

1

2, 3

27.  

IT2021

Xử lý tín hiệu số nâng cao

3

2

1

2, 3

28.  

IT2032

Công nghệ Internet of things hiện đại

3

2

1

2, 3

29.  

IT2033

Ẩn thông tin trên dữ liệu số và ứng dụng

3

2

1

2, 3

Luận văn tốt nghiệp (12TC)

30.  

IT4003

Luận văn theo chương trình ứng dụng

12

12

0

4

 

Chú ý:

- Các môn chuyên ngành có thể chọn trong CTĐT Thạc sĩ các ngành đào tạo Thạc sĩ khác tại Trường ĐH CNTT tối đa là 12 tín chỉ.

 

Từ khóa » Học Thạc Sĩ Công Nghệ Thông Tin