Đào Tạo Từ Xa: Phương Thức Giáo Dục Có Triển Vọng Của Thế Kỷ 21
Có thể bạn quan tâm
TĐHNN: Theo ông, giáo dục từ xa có vai trò như thế nào trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp?
PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Trong thời đại công nghệ 4.0, phát triển giáo dục đại học đặt ra yêu cầu lớn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đào tạo từ xa là giải pháp toàn cầu: với sự phát triển của Internet, không còn khoảng cách giữa các quốc gia, người học và người dạy có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đào tạo từ xa là phương thức giáo dục có triển vọng nhất của thế kỷ 21 và là phương thức hỗ trợ việc xã hội học tập, là công cụ để học tập suốt đời.
Phát triển giáo dục thường xuyên, trong đó hình thức đào tạo từ xa là xu thế chung của thế giới, đặc biệt trong quá trình xây dựng xã hội hóa học tập ở Việt Nam. Đây là một xu hướng phổ cập giáo dục mới, cung cấp cơ hội học tập, nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu khoa học cho các đối tượng có nhu cầu học tập không có điều kiện học tập trung tại các cơ sở đào tạo.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Công phát biểu tại Lễ Khai giảng chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến. Ảnh Trung tâm đào tạo từ xa -ĐH Thái NguyênTĐHNN: Hoạt động này có ý nghĩa như thế nào với dân cư các tỉnh miền núi phía Bắc, thưa ông?
PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Đặc biệt với các đối tượng là đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Các chương trình đào tạo từ xa đáp ứng theo nhu cầu xã hội, yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu học tập đa dạng, suốt đời của người dân, xây dựng xã hội học tập. Giúp người học cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Như vậy, phương thức đào tạo từ xa đang được các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học vùng rất quan tâm, đầu tư, phát triển và mở rộng qui mô nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư trên khắp mọi miền đất nước có thể tham gia học tập, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên liên tục, học tập suốt đời theo đúng triết lý giáo dục là “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình”.
TĐHNN: Thưa ông, để đảm bảo chất lượng cho hoạt động đào tạo, Trung tâm Đào tạo từ xa của đại học Thái Nguyên đã thực hiện những biện pháp nào?
PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Đại học Thái Nguyên là 1 trong 5 mô hình đại học 2 cấp của Việt Nam. Đến nay nhà trường đã hoàn thiện theo mô hình của một đại học vùng đa ngành bao gồm 8 trường đại học, 1 trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật, 1 khoa trực thuộc (Khoa Quốc tế), 1 phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, các viện nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo. Với đội ngũ trên 4.000 cán bộ viên chức, trong đó có gần 3.000 giảng viên, có 154 Giáo sư và Phó Giáo sư, 762 Tiến sĩ, 9 Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân và 98 Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú; nhiều nhà giáo có trình độ đẳng cấp quốc tế. Đại học đang đào tạo trên 200 ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trong những năm vừa qua, Đại học Thái Nguyên giao cho Trung tâm Đào tạo từ xa là đơn vị đầu mối, đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong việc phối hợp với các đơn vị đào tạo, các ban chức năng liên quan trong việc tổ chức đào tạo từ xa. Chủ yếu tập trung đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn kinh tế – là các ngành có ít phần thực hành và thí nghiệm.
Đại học Thái nguyên có đầy đủ các cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, giảng đường phục vụ tốt cho công tác đào tạo. Các giáo trình môn học và tài liệu tham khảo hết sức đầy đủ, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên là một trong những Trung tâm lớn nhất Đông Nam Á, có kho dữ liệu số và tài liệu tham khảo hết sức phong phú. Mỗi sinh viên khi trúng tuyển làm thẻ truy cập học liệu điện tử và sử dụng trong suốt quá trình học tập. Như vậy cả về đội ngũ, cơ sở vật chất và học liệu, giáo trình, Đại học Thái Nguyên hoàn toàn đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định.
Trung tâm Đào tạo từ xa ĐH Thái Nguyên làm việc với ĐH Kinh tế Nghệ An trong phối hợp đào tạo từ xa. Ảnh Trung tâm đào tạo từ xa -ĐH Thái NguyênTĐHNN: Những kết quả nào đáng ghi nhận trong 8 năm qua, thưa ông?
PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Trung tâm Đào tạo từ xa đi vào hoạt động được 8 năm. Ban đầu Trung tâm mới chỉ tổ chức đào tạo đại học từ xa các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Luật, Kế toán,… Nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, góp phần tích cực xây dựng một xã hội hóa học tập, năm 2013, Trung tâm triển khai chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến (E-learning) với 5 chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Kế toán tổng hợp, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Hiện tại, Trung tâm đang có trên 2.000 học viên tốt nghiệp và nhận bằng tốt nghiệp Đại học do Giám đốc Đại học Thái Nguyên cấp, trong đó nhiều cựu sinh viên đã và đang đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp, phục vụ hiệu quả trong việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
ĐH Thái Nguyên trao bằng tốt nghiệp cho hệ cử nhân đào tạo từ xa. Ảnh Trung tâm đào tạo từ xa -ĐH Thái NguyênVới đội ngũ giảng viên hùng hậu của Đại học Thái nguyên, cơ sở hạ tầng; hệ thống tài liệu học tập hoàn chỉnh, Trung tâm đang ngày càng thu hút đông đảo học viên đăng ký nhập học. Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo từ xa còn là sự lựa chọn uy tín của các đơn vị liên kết đào tạo trong cả nước để cùng nhau mang kiến thức bậc cao đến với mọi người; đặc biệt cho các đối tượng là đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn ở các tỉnh miền núi.
TĐHNN: Mục tiêu của Đại học Thái nguyên về công tác đào tạo từ xa trong những năm tới là gì, thưa ông?
Bằng kinh nghiệm trên 50 năm đào tạo của Đại học Thái Nguyên, Đại học Thái nguyên nói chung và Trung tâm Đào tạo từ xa nói riêng đặt mục tiêu hỗ trợ xây dựng xã hội hóa học tập, cung cấp cơ hội học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời, tạo điều kiện giúp đỡ người học mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự gắn kết giữa giáo dục đào tạo với thực tiễn xã hội, bồi dưỡng cán bộ quản lý; xây dựng chương trình mang tính hướng nghiệp, xây dựng tài nguyên đào tạo điện tử, nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ công tác đào tạo từ xa. Đặc biệt là thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo từ xa để đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
TĐHNN: Cảm ơn ông về những chia sẻ trên!
(nguồn: https://vnautomate.net/dao-tao-tu-xa-phuong-thuc-giao-duc-co-trien-vong-cua-the-ky-21.html)
Từ khóa » Hình Thức đào Tạo Từ Xa Là Gì
-
Khác Biệt Giữa Học Trực Tuyến Và Học Từ Xa Là Gì? - Eduso
-
Đào Tạo Từ Xa Là Gì? So Sánh đào Tạo Từ Xa Và đào Tạo Trực Tuyến
-
Đại Học Từ Xa Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Hình Thức Học Mới Này?
-
Đại Học Từ Xa Là Gì- Có Tốt Không? Giá Trị Tấm Bằng Thế Nào?
-
Đào Tạo Trực Tuyến Và đào Tạo Từ Xa Có Gì Khác Nhau?
-
Đại Học Từ Xa Là Gì? Những ưu điểm Khi Học Đại Học Từ Xa
-
Giáo Dục Từ Xa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ đào Tạo Từ Xa Là Gì Và Nên Học đào Tạo Từ Xa ở đâu?
-
QUY TRÌNH VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA CỦA TRƯỜNG ...
-
Có Nên Học đại Học Từ Xa Hay Không? - Trung Cấp Mai Linh
-
ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA LÀ GÌ? GIÁ TRỊ VĂN BẰNG HIỆN NAY?
-
đào Tạo Từ Xa Là Gì Làm Rõ Hệ đào Tạo Từ Xa Là Gì - Bình Dương
-
Đào Tạo Từ Xa
-
Hình Thức đào Tạo Là Gì? Các Hệ đào Tạo Và Hình Thức đào Tạo?