Đạo "Tứ đức" Với Phụ Nữ Xưa Và Nay - PTC1

  Trang chủ  |  Sơ đồ trang  |  Check mail
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐảng ủyĐoàn thểTrang Nội bộLịch tuần
Giới thiệu chung
Lịch sử và Phát triển
Sơ đồ tổ chức
Tài liệu Văn hóa doanh nghiệp
Các đơn vị trực thuộc
Lưới điện truyền tải
Phòng truyền thống
Tin PTC1
Điểm báo
Tin ngành điện
Chuyển đổi số PTC1
Video PTC1
Chuyển đổi số EVN
Chủ đề năm 2023 EVN
Đường dây 500kV mạch 3
Giới thiệu
Sơ đồ tổ chức
Tin tức
Công đoàn
Đoàn thanh niên
Tin tức
Tin tức
Đạo "Tứ đức" với phụ nữ xưa và nay
Mạnh Hùng - VP TTĐ1

Đạo lý “Tứ đức” của Khổng Tử dành cho người phụ nữ với bốn chữ vàng “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” .Ngày xưa, thời mà thế giới quan của người phụ nữ chỉ gói gọn trong bốn bức tường gia đình với trọng trách “Tề gia, nội trợ” thì "Công, Dung, Ngôn, Hạnh" là chuẩn mực của người phụ nữ trong phạm vi hạn hẹp ấy; nó đòi hỏi người phụ nữ phải thành thạo, giỏi giang việc nữ công gia chánh, phải đảm đang việc bếp núc cửa nhà. Thời phong kiến, phụ nữ gắn với công việc gia đình cũng như đàn ông gắn với công việc giang sơn đất nước.Chữ "Công" ở xã hội phong kiến, gắn với người phụ nữ luôn đặt phụ nữ dưới cái nhìn soi xét của nề nếp gia phong, buộc người phụ nữ phải biết quán xuyến mọi việc trong gia đình từ việc tay hòm chìa khoá, quản lý gia nhân, nuôi dạy con cái, đến việc bếp núc thêu thùa, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, cách thức ứng xử thế nào cho đúng với người trên, kẻ dưới, giữ gìn tư cách và đạo hạnh của người phụ nữ trong gia đình. Đối với phụ nữ của xã hội hiện đại thì chữ "Công" được đẩy lên một bậc cao hơn. Từ khi con người giương cao lá cờ bình đẳng giới, phụ nữ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được tham gia vào công tác xã hội, lúc này người phụ nữ không chỉ đảm đương tốt việc nhà mà còn thể hiện chữ "Công" rất tài tình ngoài xã hội, họ là những phụ nữ của thời đại mới với danh hiệu "giỏi việc nước, đảm việc nhà". Lúc này, người phụ nữ không chỉ khéo léo nội trợ, nữ công gia chánh, nuôi dạy con cái mà còn phải biết đối nội, đối ngoại, thông minh, nhanh nhạy, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Vì lẽ đó, phụ nữ hiện đại rất cần có một công việc tốt. Trước hết là để tạo thu nhập cho bản thân, sau đó là để bớt buồn tẻ, u uất vì quanh quẩn ở nhà. Không còn bị giới hạn trong một khoảng không gian chật hẹp nữa, phụ nữ hiện đại có thể làm điều mình thích, đi đến nơi mình muốn, mặc những bộ quần áo thời trang, phong cách hiện đại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng phụ nữ có thể bỏ bê việc cửa nhà, bếp núc để chăm chút cho sự nghiệp, vẫn có rất nhiều phụ nữ hy sinh sự nghiệp của mình, bỏ qua con đường thăng tiến để là “hậu phương vững chắc”, là chiếc bóng phía sau thành công của người đàn ông. Người vợ đảm đang, tháo vát, nết na là một trong những đức tính cần thiết góp phần giúp gia đình êm ấm, hạnh phúc, bởi thế người xưa mới có câu: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Một cô gái muốn chinh phục được người đàn ông mình yêu thì điều nhanh và thiết thực nhất chính là chăm sóc cho anh ta, đến khi kết hôn rồi cũng không có gì giữ chân người đàn ông hiệu quả bằng những thi vị trong bữa cơm gia đình. Làm tốt công việc của mình sẽ giúp người phụ nữ nâng cao giá trị bản thân và càng khẳng định hơn vị thế của mình trong gia đình và xã hội.Chữ “Dung” của phụ nữ trong cả xã hội xưa và nay đều không chỉ thể hiện ở vẻ đẹp về dung nhan do tạo hóa hay sự khéo léo trong cách ăn mặc, mà người phụ nữ còn phải khỏe mạnh, thực hiện thiên chức lớn lao là duy trì nòi giống. Chữ “Dung” không chỉ toát lên từ nét đẹp hình thể, tâm hồn, sự duyên dáng mà còn thể hiện sự chín chắn, thủy chung. Tuy thời thế có thay đổi nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ vẫn luôn cần có sự kết hợp giữa hình thức bên ngoài và tâm hồn bên trong. Phụ nữ đâu phải ai sinh ra cũng đã có vẻ đẹp thiên bẩm, mỗi cá nhân có cách khắc phục dung nhan cho riêng mình. Người xưa cho rằng phụ nữ phải yểu điệu, phải như nhành liễu mềm, phải hạn chế biểu lộ cảm xúc của mình. Nhưng phụ nữ ngày nay, ngoài năng lực thực sự được xã hội nhìn nhận qua công việc thì sắc đẹp cũng là một yếu tố giúp họ thành công hơn; chất nữ tính toát lên trong cách ăn mặc, trang điểm phù hợp với đặc thù công việc tạo phong thái cởi mở, tự tin, dễ hòa đồng cho người phụ nữ. Chẳng hạn, trang điểm cho thêm xinh xắn nổi bật, cắt tỉa mái tóc cho phù hợp khuôn mặt, một chút son môi đỏ, một chút phấn mắt nhấn nhá để tăng thêm quyến rũ và tự tin đứng trước mọi người. Có những cô gái còn phải dùng đến phẫu thuật thẩm mỹ để mang đến cho mình một diện mạo mới. Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ hiện đại còn thiên về sự khỏe khoắn, họ có cơ hội tự do lựa chọn các liệu pháp để giữ gìn sắc đẹp và làm cho mình đẹp hơn. Rất nhiều chị em phụ nữ đã chú tâm đến phương diện này, bằng chứng là họ đã đăng ký vào các lớp thể dục nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân để có thể lao động và cống hiến cho gia đình, xã hội. Người phụ nữ ở mỗi lứa tuổi đều có cách làm đẹp riêng cho mình bởi “không có người phụ nữ xấu chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”. Theo cách gọi của Napoleon thì “Phụ nữ là những bông hoa có linh hồn”, một nửa của Thế giới con người được mệnh danh là “Phái đẹp”, chữ “đẹp” ở đây không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp của hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn và tính cách. Cái đẹp về hình thức của người phụ nữ là món quà tặng không phải trả giá của Thượng Đế ban cho, thì rồi Thượng Đế cũng dần lấy lại theo thời gian; chỉ có cái đẹp nội tâm, cái đẹp tâm hồn của người phụ nữ mới là vĩnh cửu nếu họ biết giữ gìn và trân trọng nó. Một người phụ nữ không đẹp vẫn khiến người khác phải ngước nhìn và khen ngợi nếu có tâm hồn đẹp,vì thế mà người ta vẫn thường bài xích những cô gái đẹp bên ngoài mà vô cảm bên trong.Chữ “Ngôn” trong đạo “Tứ đức” là lời nói, nhưng không phải người phụ nữ nào cũng biết sử dụng và sở hữu được nó. Chữ “ Ngôn” không chỉ là lời nói đơn thuần phát ra từ sự rung của thanh quản khi ta phát âm, mà nó còn phải xuất phát từ sâu thẳm trong tâm hồn của những rung động, những cảm xúc tận đáy lòng được thốt lên bằng từ ngữ, lời nói; đó là những ngôn từ có duyên, dịu dàng. Thời xưa, phụ nữ không được đến trường nên bị giới hạn tầm hiểu biết, bị áp đặt trong những quy tắc chặt chẽ, khắt khe của chế độ Phong kiến, hiếm có quyền được đưa ra ý kiến của mình, họ luôn thụ động nhận những gì người khác sắp đặt cho mình. Sự khôn khéo trong chữ “Ngôn” của người phụ nữ được các cụ răn dạy lúc cứng rồi lại phải mềm, có cương có nhu, lựa lời nói với chồng cho phải nơi, phải lúc: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa, một đời không khê”. Khi mở lời, thì lời ăn tiếng nói của người phụ nữ phải biết thưa gửi, dạ vâng, biết ý tứ rào trước đón sau để làm sao cho không mất lòng người nghe; phải đúng mực, nhỏ nhẹ, lễ độ thể hiện sự gia giáo: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Ngày nay, phụ nữ không còn bị bó hẹp trong bốn bức tường gia đình nữa mà đã được tự do giao thiệp, tự do trao đổi ngoài xã hội. Họ là những người có tri thức, có hiểu biết, có rèn giũa; rất nhiều phụ nữ đang là những nhà phát ngôn nổi tiếng, hoặc đi diễn thuyết khắp mọi nơi, được tự do ngôn luận nêu lên ý kiến của mình trước hàng ngàn, hàng vạn người; vì thế, không chỉ thời xưa mà thời nay phụ nữ cũng rất cần nói năng có lễ độ, đúng mực, nhỏ nhẹ. Chẳng có ai thích một cô gái luôn the thé, hò hét hay có những lời nói thô tục; lời nói dịu dàng sẽ nên duyên. Lời nói vốn là công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa một người với mọi người xung quanh, vì thế chữ "Ngôn" ở người phụ nữ là cả một nghệ thuật sống. Lời nói của người phụ nữ không cần phải cầu kỳ, hoa mỹ nhưng nó phải rõ nghĩa và xuất phát từ sự chân thành. Quan niệm về chữ “Ngôn” của người phụ nữ thời nay cũng cần có sự kế thừa, phát triển để phù hợp với nhu cầu giao lưu, tiếp xúc, thể hiện mình, từ cách nói năng lịch thiệp, lối xã giao khéo léo, ứng xử thông minh trong mọi tình huống, thể hiện văn hóa và vốn học thức của người phụ nữ. Và thông qua lời nói, cử chỉ của người phụ nữ chúng ta có thể nhận biết được người đó có được dạy bảo cặn kẽ hay không, hoặc sẽ biết được tính cách và nội tâm của họ. Nét đẹp của chữ “Ngôn” càng tôn vinh thêm thế mạnh đặc trưng của phái nữ và người phụ nữ càng giữ được thế mạnh của mình hơn chính ở cách ăn nói mềm mỏng, dễ nghe, từ tốn với phương châm "Lạt mềm buộc chặt". Chữ "Hạnh" là phần đức thứ tư trong đạo “Tứ đức”, Khổng Tử đặt chữ “Hạnh” xuống cuối cùng với ý nghĩa bao hàm và nhấn mạnh. Chữ “Hạnh” ở đây không chỉ là phép lịch sự trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử hay cách ăn mặc của người phụ nữ, mà nó là phép tu dưỡng đạo đức của cả một đời người, nó xuất phát từ trong ý thức, đạo đức con người. Chữ “Hạnh” (đức hạnh) còn là sự thể hiện phẩm chất đạo đức của người phụ nữ trong gia đình ở sự kính trên, nhường dưới; ở lòng vị tha, độ lượng, nhân ái, yêu chồng, thương con và rõ nét hơn nữa là ở lòng tự trọng trong chữ “chính chuyên”. Ông cha ta có một câu ngạn ngữ rất nặng nề để cảnh cáo những người vợ kém đức hạnh: “Chó dữ mất láng giềng, vợ dữ mất anh em”. Chữ “Hạnh” của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, bên cạnh việc cần thiết phải giữ gìn những phẩm chất truyền thống như: làm tròn bổn phận dâu - con, nhân ái, chung thủy, yêu chồng, thương con (là con thì phải trọn chữ hiếu, là vợ thì phải giữ thủy chung, là mẹ phải giàu lòng nhân ái, không vì cám dỗ của cuộc sống mà đánh mất mình) người phụ nữ còn phải là một công dân tốt, biết ước mơ, hoài bão, sống có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Không khó tìm những gương mặt phụ nữ tiêu biểu có đức hạnh khiến người khác phải ngưỡng mộ và tôn trọng; đó là người vợ tần tảo thương chồng yêu con, giữ trọn nét thủy chung và sự kiên nghị, sánh vai chèo lái cùng chồng dù hoàn cảnh khó khăn. Họ sống có lương tâm, có lòng vị tha, biết hy sinh vì người khác, đồng thời là niềm tự hào của chồng con. Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới rất coi trọng đức hạnh của người phụ nữ; bởi thông qua đó, sẽ nhìn thấy tâm hồn và tín ngưỡng của người phụ nữ ấy, đồng thời phản ánh được cách nuôi dạy con cái của một gia đình, một cộng đồng. Đức “Hạnh” là điều rất căn bản của người phụ nữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Đó là đạo “Tứ đức” trải nghiệm trong xã hội xưa và nay, vượt qua các thời kỳ lịch sử khác nhau “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” vẫn vẹn toàn, nó vừa là cái đích hướng đến, vừa là thước đo, là tiêu chí để khẳng định giá trị của người phụ nữ ở mọi thời đại, làm nên nét bản sắc của phụ nữ Việt Nam. Nhưng vẫn còn những tồn tại đáng bàn về “Tứ đức” trong xã hội hiện đại, đó là do những biến đổi của xã hội và ảnh hưởng bởi những khuyết tật của cơ chế thị trường, nét đẹp truyền thống cần trân trọng, giữ gìn của một bộ phận nhỏ phụ nữ đang bị mai một, biến tướng bởi lối sống “sành điệu”, đặc biệt là giới trẻ. Mặc dù nữ công gia chánh là chức năng số một của người phụ nữ trong gia đình nhưng đáng buồn thay những phụ nữ này lại không mấy mặn mà với công việc nội trợ; một số phụ nữ không thể hát nổi một bài hát ru con, trong khi lại du nhập vào đầu những thể loại nhạc luôn dành cho khác phái như HipHop, Rock, Rap…; họ không biết nấu những món ăn theo truyền thống gia đình chứ chưa nói đến những món ăn truyền thống của dân tộc; điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thiên chức làm vợ và làm mẹ của người phụ nữ. Một số phụ nữ chỉ luôn quan tâm đến việc đề cao vẻ đẹp ngoại hình, thích phấn son, chưng diện, quan niệm về trang phục “cởi mở” thái quá; còn việc trau dồi ngôn ngữ, cách nói năng là điều cần thiết thì số phụ nữ này lại không cho đó là điều cần phải chú trọng; thay vì cách ăn nói nhỏ nhẹ, đúng mực, từ tốn, tinh tế, thì họ có lối ăn nói cộc lốc, đanh đá, thiếu văn hóa. Lối sống thích hưởng thụ, dễ dãi, buông thả cũng khiến cho chữ “Hạnh” của một số phụ nữ này ít nhiều bị sứt mẻ. Xã hội thay đổi, quan niệm “Tứ đức” cũng có những ảnh hưởng, có thể được bổ sung thêm những điểm mới, nhưng sự bổ sung, phát triển ấy cần phải được dựa trên nền tảng của những giá trị truyền thống tốt đẹp. Những biểu hiện lệch lạc trong lối sống xa rời chuẩn mực truyền thống của một bộ phận phụ nữ cần phải được uốn nắn, điều chỉnh từ phía gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã có những thay đổi về vị trí và vai trò của mình nhưng tiêu chuẩn phụ nữ thời nay vẫn không thể thiếu đi bốn chữ “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”. Vì thế, bốn chữ “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” của người phụ nữ ở thời đại nào cũng không thể xem nhẹ và đã trải qua hơn 2.000 năm đạo “Tứ đức” vẫn giữ nguyên giá trị của nó./.

Số lượt đọc:  10840  -  Cập nhật lần cuối:  08/03/2015 07:28:53 AM  Về trang trước    Bản in    Gửi email    Về đầu trang
Bài đã đăng:Truyền tải điện Hà Tĩnh Tổ chức sự kiện ngày mùng 8 tháng 306/03/2015Truyền tải điện Hà Tĩnh Tổ chức sự kiện ngày mùng 8 tháng 306/03/2015 03:10' PMPhát biểu tại buổi tọa đàm, Ông Trần Minh Gia PGĐ - Chủ tich Công đoàn đã đánh giá cao sự đóng góp của tập thể Nữ CBCNV cho sự phát triển của TTĐ Hà Tĩnh, Phòng Vật Tư “HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG - ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN” Năm 201506/03/2015Phòng Vật Tư “HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG - ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN” Năm 201506/03/2015 01:37' PMKhai mạc Hội nghị đồng chí Lưu Bình Công - Trưởng phòng đọc Báo cáo tổng kết công tác sản xuất năm 2014, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2015.Công đoàn EVNNPT thăm hỏi, động viên CBCNV đang thi công trên công trường Nâng dung lượng tụ bù dọc đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh03/03/2015Công đoàn EVNNPT thăm hỏi, động viên CBCNV đang thi công trên công trường Nâng dung lượng tụ bù dọc đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh03/03/2015 03:32' PMTại công trường, Đoàn đã nắm bắt tình hình công việc; thăm hỏi, động viên anh em vui xuân nhưng không quên nhiệm vụ, tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo sản xuất an toàn, chất lượng, hiệu quả. Lãnh đạo PTC1 chúc mừng cán bộ chuyên trách Y tế Công ty nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam27/02/2015Lãnh đạo PTC1 chúc mừng cán bộ chuyên trách Y tế Công ty nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam27/02/2015 11:36' AMNhân dịp này, Đồng chí Trần Minh Tuấn – Phó Giám đốc Công ty, đồng chí Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Công đoàn Công ty đã đại diện Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn Công ty đã gặp mặt và chúc mừng các cán bộ chuyên trách y tế của Công ty Truyền tải điện 1.CBCNV Truyền tải điện Nghệ An với niềm vui đón tết Ất Mùi 201527/02/2015CBCNV Truyền tải điện Nghệ An với niềm vui đón tết Ất Mùi 201527/02/2015 11:08' AMNăm 2014 khép lại trong niềm xúc động của mỗi CBCNV làm Truyền tải điện, để cánh cửa 2015 mở ra với một khí thế tự tin và tràn đầy năng lượng. Truyền tải điện Hà Tĩnh chào năm 201524/02/2015Truyền tải điện Hà Tĩnh chào năm 201524/02/2015 11:46' AMĐây là hoạt động thể dục thể thao nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào xuân Ất Mùi 2015 của đơn vị.PTC1 chung tay cùng Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội đón tết nguyên đán10/02/2015PTC1 chung tay cùng Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội đón tết nguyên đán10/02/2015 06:04' PMChiều ngày 10/02/2015, lãnh đạo và công đoàn Công ty truyền tải điện 1 đã tới thăm, tặng quà cho cán bộ nhân viên và các hoàn cảnh khó khăn thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội.
Thông báo
Thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá thanh lý đợt 2 năm 2024  ( 18/11/2024 11:48' AM )
Thông báo: Kết quả bài thi viết Chuyên môn Thời gian, địa điểm thi vấn đáp Kỳ thi tuyển dụng lao động QLVH đường dây 220kV-500kV Công ty Truyền tải điện 1 năm 2024  ( 08/11/2024 08:32' AM )
Thông báo Đính chính thông báo đấu giá tài sản số: 1032/TB-LS ngày 10/10/2024  ( 16/10/2024 11:38' AM )
Bảo vệ hành lang lưới điện
Tuyên truyền bảo vệ hành lang lưới điện cao áp, đảm bảo an toàn cho cộng đồng tại Đại Từ, Thái Nguyên Tuyên truyền bảo vệ hành lang lưới điện cao áp, đảm bảo an toàn cho cộng đồng tại Đại Từ, Thái Nguyên
Thư viện ảnhVideo
Liên kết
Công ty Truyền tải điện 4 Công ty Truyền tải điện 2 Công ty Truyền tải điện 3 TCT Truyền tải điện Quốc Gia Tập đoàn điện lực Việt Nam
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Đảng ủy  |  Đoàn thể  |  Trang Nội bộ  |  Lịch tuần

Từ khóa » Công Dung Ngôn Hạnh Là Gì