Đào Vọng Đức – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tiểu sử
  • 2 Đóng góp
  • 3 Tác phẩm
  • 4 Chú thích
  • 5 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đào Vọng Đức (sinh năm 1936) là một nhà vật lý người Việt, Tiến sĩ khoa học (1975), Giáo sư (1984), Viện sĩ (1988) Viện Hàn lâm khoa học các nước thế giới thứ 3, nguyên phó chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam các khóa II, III, IV (1985-2002), nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Việt Nam, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người[1]. Ông là chuyên gia trong các lĩnh vực: Lý thuyết đối xứng các hạt cơ bản, lý thuyết thống nhất các tương tác các hạt cơ bản, lý thuyết dây và siêu thống nhất, máy tính lượng tử, thông tin lượng tử, chuyển vị lượng tử thuộc chuyên ngành vật lý lý thuyết.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông sinh ngày 5 tháng 12 năm 1936 tại xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  • 1942, 1943: bắt đầu học tại trường tiểu học Cao Xuân Dục.
  • 1945: đi sơ tán ở Phú Yên (nửa năm).
  • 1947: học sinh trường cấp 2 Phan Đình Phùng (Đức Thọ) (1 năm), trường cấp 2 Tân Dân (Nam Đàn).
  • 1951-1953: học sinh trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng.
  • 1956-1962: sinh viên trường Đại học Lômônôxốp (Moskva).
  • 1962-1964: giảng viên khoa Vật lý, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
  • 1964-1968: cộng tác viên tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đupna (Liên Xô)
  • 1969-1972: làm việc tại Viện Vật lý, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước
  • 1972-1975: trở lại làm cộng tác viên tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đupna
  • 1975-2002: công tác tại Viện Vật lý Việt Nam thuộc Viện khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ông từng giữ chức Giám đốc Trung tâm Vật lý lý thuyết từ năm 1982 đến năm 1996, Viện trưởng Viện Vật lý từ năm 1993 đến 1997.
  • Năm 2002: ông nghỉ hưu.
  • Hiện nay ông là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người Việt Nam.

Đóng góp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông đã hướng dẫn thành công 15 luận án tiến sĩ và 10 luận văn thạc sĩ
  • Đã tham gia đào tạo đại học và sau đại học
  • Công bố khoảng 100 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế
  • Biên soạn và giảng dạy 10 giáo trình đại học, sau đại học và chuyên khảo cho nghiên cứu sinh

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Từ điển vật lý; Dương Trọng Bái, Đào Vọng Đức, Nguyễn Xuân Hy...; Khoa học và kỹ thuật, 1982.
  2. Nhập môn lý thuyết Trường lượng tử; Đào Vọng Đức, Phù Chí Hoà; Khoa học và kỹ thuật, 2007.
  3. Các bài giảng về cơ học lượng tử/ Enrico Fermi; Đào Vọng Đức, Nguyễn Văn Hiệu dịch.- H.: Khoa học kỹ thuật, 1971.- 297tr.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Những người làm "khoa học kỳ lạ" tuoitre, 08/01/2005

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà khoa học Đào Vọng Đức[liên kết hỏng]
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đào_Vọng_Đức&oldid=69850547” Thể loại:
  • Nhà vật lý Việt Nam
  • Giáo sư Việt Nam
  • Người Hà Tĩnh
  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Thể loại ẩn:
  • Bài có liên kết hỏng
  • Kiểm soát tính nhất quán với 0 yếu tố

Từ khóa » Vọng đức