Đáp án 2 - DI TRUYỀN Học

  • Giới thiệu
  • Hệ thống bài học
    • Bài 1: Quy luật phân li
    • Bài 2: Quy luật phân li độc lập
    • Bài 3: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
    • Bài 4: Di truyền liên kết
    • Bài 5: Di truyền liên kết với giới tính
    • Bài 6: Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
    • Bai 7: Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu gen
  • Củng cố - Luyện tập
    • Bài 1: Quy luật phân li>
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 1
      • Trắc nghiệm 1
    • Bai 2: Quy luật phân li độc lập>
      • Phương pháp giải bài tập 2
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 2
      • Trắc nghiệm 2
    • Bài 3: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen>
      • Phương pháp giải bài tập 3
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 3
      • Trắc nghiệm 3
    • Bài 4: Di truyền liên kết>
      • Phương pháp giải bài tập 4
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 4
      • Trắc nghiệm 4
    • Bài 5: Di truyền liên kết với giới tính>
      • Phương pháp giải bài tập 5
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 5
      • Trắc nghiệm 5
    • Bài 6: Di truyền ngoài nhiễm sắc thể>
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 6
      • Trắc nghiệm 6
    • Bài 7: Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu gen>
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 7
      • Trắc nghiệm 7
  • Ôn tập chương II
    • Câu hỏi - Bài tập tự luận
    • Trắc nghiệm
Trở về 1. CÂU HỎI – BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menđen. - Các cặp alen quy định các tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 2. Các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 - Bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen - Các gen alen phải có quan hệ trội lặn hoàn toàn - Số lượng cá thể con phải lớn đảm báo tính chính xác của tỉ lệ - Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau Câu 3. Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai. - Dựa vào kết quả lai phân tích hoặc ở đời F2 ta có thể biết được hai gen nằm trên hai NST nếu tỉ lệ phân tính là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F2 là 9 : 3 : 3 : 1. - Dựa vào quy luật nhân xác suất để xác định, nếu hai gen nằm trên hai cặp NST khác nhau => Hai cặp gen phân li độc lập => Tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng riêng rẽ. Câu 4. Bài giải: a. Xác định tính trội lặn: - Xét tính trạng về màu sắc lông: Đen : trắng = ( 57 + 20 ): ( 18 + 6 ) = 3: 1.Đây là tỷ lệ của quy luật phân li, suy ra lông đen là trội so với lông trắng. Quy ước: A: lông đen > a: lông trắng - Xét tính trạng về độ thẳng của lông: Thẳng : xù = ( 57 + 18) : ( 20 + 6 ) = 3 : 1. Đây là tỷ lệ của quy luật phân li suy ra lông thẳng là trội so với lông xù. Quy ước: B:lông thẳng > b: lông xù F1 thu được tỷ lệ xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 là tỷ lệ của quy luật phân li độc lập về hai cặp tính trạng, do đó P dị hợp về 2 cặp gan AaBb và KH là lông đen, thẳng Sơ đồ lai: P: AaBb ( đen, thẳng) x AaBb ( đen, thẳng ) G: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F1: 9 (A-B- ) : 3 ( A-bb ) : 3(aaB- ) : 1aabb 9 đen thẳng : 3 đen xù : 3 trắng, thẳng : 1 trắng, xù b. Thỏ lông trắng thẳng P có KG : aaBB hay aaBb Thỏ lông trắng xù có KG: aabb - TH1: P: aaBB x aabb - TH2: P: aaBb x aabb Câu 5. Bài giải: Xét tính trạng trội lặn: - Xét phép lai 2: Đỏ : vàng = 75% : 25% = 3: 1. Đây là tỷ lệ của quy luật phân li, do đó đỏ là trội so với vàng. Quy ước gen: A: đỏ > a: vàng - Xét phép lai 3: cao : thấp = 75% : 25% = 3 : 1.Đây là tỷ lệ của quy luật phân li, do đó cao là trội so với thấp. Quy ước: B: cao > b: thấp 1. Xét phép lai F1 với cây thứ nhất: F2 có tỷ lệ 6,25% = 1/16 cây thấp, quả vàng do đó F2 có 16 tổ hợp = 4giao tử x 4 giao tử suy ra F1 lai với cây 1 và dị hợp về hai cặp gen: AaBb và có KH cây cao, quả đỏ. Sơ đồ lai: F1: AaBb ( cao, đỏ) x AaBb ( cao, đỏ ) GF1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2: 9 ( A-B- ) : 3(A-bb) : 3(aaB- ) : 1aabb 9 cao, đỏ : 3 cao, vàng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp vàng 2. Xét phép lai với cây 2: F2 cho tỷ lệ 100% cây cao. Do F1 dị hợp về cặp gen Aa nên phép lai này chỉ có thể là AA x Aa F2 cho tỷ lệ 3 đỏ : 1 vàng nên phép lai là: Bb x Bb Vậy cây thứ hai có KG là AABb. Sơ đồ lai: F1: AaBb ( cao, đỏ ) x AABb ( cao, đỏ ) GF1: AB, Ab, aB , ab AB, Ab F2: AABB : AABb : AABb : Aabb : AaBB : AaBb : AaBb : Aabb KH: 3 cao, đỏ : 1 cao vàng ( giải thích: 6(A-B-):cao, đỏ: 2(Aabb):cao, vàng ) 3. Xét phép lai F1 với cây 3: F2 cho 100% quả đỏ. Do F1 dị hợp về cặp gen Bb nên phép lai này chỉ có thể là BB x Bb F2 cho tỷ lệ 3 cao : 1 thấp nên phép lai là: Aa x Aa Vậy cây thứ 3 có kiểu gen là AaBB (cao, đỏ ).Sơ đồ lai: F1: AaBb ( cao, đỏ) x AaBB(cao, đỏ ) G: AB, Ab, aB, ab AB, aB F2: AABB : AaBB : AABb : AaBb : AaBB : aaBB : AaBb : aaBb KH: 3 cao, đỏ: 1 thấp, đỏ Câu 6. Bài giải: Ta xét 3 phép lai độc lập nhau: Aa × Aa => 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa Bb × Bb => 1/4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb Cc × Cc => 1/4 CC : 2/4 Cc : 1/4 cc a. Cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là : AaBbCC, AaBbcc, AaBBCc, AabbCc, AABbCc, aaBbCc. Mà tỉ lệ của từng KG là : 2/4 × 2/4 × 1/4 = 4/64 Tương tự cho các KH còn lại. Vậy tỉ lệ cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là : (2/4 × 2/4 × 1/4) × 6 = 4/64 × 6 = 24/64 b. Cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là : AaBBCC, AabbCC, Aabbcc, AaBBcc, AABbCC, AABbcc, aaBbCC, aaBbcc, AABBCc, AAbbCc, aaBBCc, aabbCc. Mà tỉ lệ của từng KG là : 2/4 × 1/4 × 1/4 = 2/64 Tương tự cho các KH còn lại. Vậy tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là : (2/4 × 1/4 × 1/4) × 12 = 2/64 × 12 = 24/64 Câu 7. Picture Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Sơ đồ Lai Của Aabb X Aabb