Đáp án Cuộc Thi An Toàn Giao Thông 2022 Cho Giáo Viên THCS, THPT

Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 - 2025 dành cho giáo viên THCS, THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi tự luận, thiết kế giáo án và tổ chức dạy minh họa An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 - 2025.

Từ ngày 18/11/2024 đến 30/11/2024 thầy cô làm bài dự thi. Các Sở GDĐT sơ loại và hướng dẫn nộp bài trên hệ thống thi trực tuyến từ ngày 09/12/2024 đến ngày 13/12/2024. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS, THPT năm 2024 - 2025

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2017

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THCS và THPTDành cho giáo viênNăm học 2024 - 2025

Họ và tên: ………….………......Giới tính: .................

Giáo viên bộ môn: ……………………….…...…..….…

Số điện thoại di động: ……………Nhà riêng:…………

Email:……………..……………………..…….…………

Trường: ………………..…………………………………

Địa chỉ nhà trường: ……...........Tỉnh………......….......

PHẦN 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”?

Đáp án tham khảo:

Để xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh, theo tôi cần đẩy mạnh truyền tải kiến thức của tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai đến với học sinh một cách tích cực thông qua một số biện pháp như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu từng bài học để xác định nội dung, phương pháp sau đó tôi tiến hành tìm kiếm tài liệu phù hợp.

Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh minh họa cho bài giảng. Với phần chuẩn bị này có thể bằng hai cách:

+ Giáo viên tự tra cứu, tự tìm kiếm.

+ Giới thiệu nguồn tư liệu, giao nhiệm vụ trước cho học sinh tự lấy hình ảnh, số liệu trên mạng Internet...( Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh)

Thứ hai: Ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến một cách có hiệu quả tài liệu an toàn giao thông.

Ví dụ: Khi dạy bài 2 - Cách đi xe đạp an toàn.

Tôi chọn chiếu một số hình ảnh về đi xe đạp không an toàn như sử dụng ô, dù, điện thoại, lạng lách đánh võng, đu bám xe khác khi đi xe đạp...Đồng thời sẽ chiếu các hình ảnh đi xe đạp an toàn để các em nhận biết hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai.

Với phương pháp này làm cho bài giảng trở nên sinh động bằng việc đưa âm thanh, hình ảnh đa dạng lên màn hình, giáo viên khai thác sâu nội dung của bài học, học sinh tiếp cận tài liệu mà không cảm thấy căng thẳng, cứng nhắc. Sự linh hoạt của các slide đã thu hút các em chăm chú xem rồi đưa ra lời nhận xét. Bài học thấm dần, từ nhận thức đúng các em sẽ điều chỉnh hành vi để khi tham gia giao thông đúng luật và an toàn.

Thứ ba: Đưa tình huống kết hợp với sân khấu hóa.

Từ những tình huống cụ thể, ngoài đời thường gặp khi tham gia giao thông như vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng hay đi xe dùng điện thoại...được “diễn viên” không chuyên dàn dựng và “diễn” tạo sức hấp dẫn rất lớn. Với phương pháp này kết hợp được cả yếu tố tuyên truyền và giải trí cho người xem. Đối tượng được tuyên truyền cảm thấy thoải mái và nhớ lâu có sức lan tỏa lớn.

Thứ tư: Phối hợp với Đoàn thanh niên để tuyên truyền ý thức về an toàn giao thông.

Thành lập Đội thanh niên xung kích với nhiệm vụ giữ gìn an toàn giao thông khu vực cổng trường và nơi tiếp giáp với quốc lộ 217 trong giờ tan học và giờ đến trường. Đội thanh niên xung kích có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn di chuyển theo hàng lối, kiểm tra việc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh đi xe đạp điện và tránh việc đứng chờ nhau trước cổng trường gây mất trật tự giao thông.

Hàng ngày, Đoàn trường cập nhật thông tin học sinh vi phạm an toàn giao thông vào hệ thống bảng tin của Nhà trường, đồng thời xử lí ngay các trường hợp học sinh vi phạm; Nếu tái phạm sẽ gửi thông tin đến phụ huynh thông qua số liên lạc điện tử hoặc mời phụ huynh đến trường trao đổi trực tiếp để phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình.

Ngoài ra, mỗi tuần một lần, Đoàn trường còn sử dụng hệ thống loa phóng thanh để phát các bản tin phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối mỗi bản tin truyền thanh là thông báo: Họ tên học sinh vi phạm, học lớp nào, vi phạm lỗi gì?. Nếu chi đoàn nào có học sinh vi phạm an toàn giao thông sẽ thống kê chuyển cho Cờ đỏ để hạ một bậc thi đua của chi đoàn này trong tuần đó.

Bên cạnh hình thức xử lí nghiêm khắc, Đoàn trường cũng tuyên dương những Chi đoàn có 100% đoàn viên chấp hành đúng luật giao thông để nhân rộng tập thể tiêu biểu, tạo sức lan tỏa, làm cho văn hóa giao thông thấm sâu vào nhận thức để thay đổi hành vi của các em khi tham gia giao thông.

Thứ năm: Lựa chọn thời điểm thích hợp để tuyên truyền có hiệu quả tốt nhất.

Hằng năm vào tháng 9 - hưởng ứng tháng an toàn giao thông, Nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh và phụ huynh kí cam kết chấp hành Luật giao thông. 100% học sinh và phụ huynh thực hiện cam kết với những nội dung cụ thể, tạo nên sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.

PHẦN 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Căn cứ vào tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS và THPT, hãy xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa theo các yêu cầu sau đây:

- Kế hoạch bài dạy có thời lượng 01 tiết học hoặc 01 chủ đề với thời lượng nhiều hơn 01 tiết hoặc giảng dạy tích hợp vào bài học của môn học thầy cô đang giảng dạy. Kế hoạch bài dạy có cấu trúc bảo đảm theo yêu cầu của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020.

- Giáo viên đang giảng dạy ở cấp học nào sử dụng tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” của cấp học đó để xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa. Sản phẩm dự thi là hồ sơ dạy học, bao gồm:

+ Kế hoạch dạy học chủ đề/bài học đã xây dựng, được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

+ Thiết bị dạy học và học liệu (nếu có): được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của học sinh theo tiến trình dạy học đã thiết kế, có thể là: mô hình, video clip, âm thanh, hình ảnh, tranh, sơ đồ...

+ Báo cáo về việc thử nghiệm tiến trình dạy học đã thiết kế (không quá 02 trang A4), kèm theo minh chứng về hoạt động dạy học đã tiến hành ở địa phương, các minh chứng có thể là: 1 video clip không quá 5 phút minh họa các hoạt động học điển hình; sản phẩm của các hoạt động học; kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh.

Tiêu chí chấm sản phẩm dự thi vận dụng theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH năm 2014.

Hướng dẫn làm kế hoạch:

Dưới đây là kế hoạch bài dạy dựa trên tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho cấp THCS. Bài dạy này có thể được tổ chức trong một tiết học. Cụ thể như sau:

Kế hoạch bài dạy: An toàn giao thôngMôn học: Giáo dục công dânLớp: 8Thời gian: 45 phút

Chủ đề: An toàn giao thông trong cuộc sống hàng ngày

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ tầm quan trọng của an toàn giao thông.

- Nhận biết các quy định cơ bản về giao thông và những nguyên tắc khi tham gia giao thông.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.

- Phân tích và đưa ra các biện pháp an toàn trong các tình huống giao thông khác nhau.

3. Thái độ:

- Hình thành ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn giao thông cho bản thân và cộng đồng.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", bảng, bút viết, hình ảnh minh họa các tình huống giao thông.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết.

III. Các hoạt động dạy học

1. Khởi động (5 phút):

- Giáo viên đặt câu hỏi mở về những tình huống giao thông mà học sinh đã gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

- Mời một vài học sinh chia sẻ trải nghiệm cá nhân.

2. Nội dung chính (30 phút):

- Giới thiệu khái quát về an toàn giao thông (10 phút)**:

- Giới thiệu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.

- Trình bày một số thống kê về tai nạn giao thông.

- Các quy tắc và nguyên tắc khi tham gia giao thông (15 phút):

- Giới thiệu các biển báo giao thông và ý nghĩa của chúng.

- Thảo luận về các nguyên tắc khi đi bộ, đi xe đạp, và sử dụng xe máy.

- Học sinh làm việc nhóm thảo luận và đưa ra ví dụ về những tình huống cụ thể trong thực tế.

- Phân tích tình huống (5 phút).

- Trình bày một số tình huống giao thông thông qua hình ảnh.

- Học sinh cùng thảo luận về cách xử lý và đưa ra biện pháp an toàn.

3. Kết thúc (10 phút):

- Tóm tắt lại nội dung bài học.

- Hướng dẫn học sinh viết một đoạn văn ngắn về ý thức bảo đảm an toàn giao thông.

- Giao bài tập về nhà: Học sinh cần quan sát giao thông xung quanh và ghi lại những điểm cần cải thiện về an toàn giao thông tại khu vực mình sinh sống.

IV. Đánh giá

- Đánh giá qua sự tham gia của học sinh trong các hoạt động thảo luận.

- Nhận xét đoạn văn về ý thức bảo đảm an toàn giao thông mà học sinh viết.

Từ khóa » đáp án Cuộc Thi An Toàn Giao Thông Tuần 3 Thpt