Đáp án đề Thi Môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia 2022

Kì thi THPT Quốc Gia năm 2024 bắt đầu vào ngày 27/06/2024. Các thí sinh sẽ bước vào kì thi với môn thi đầu tiên là môn Ngữ Văn vào sáng 27/06, với thời gian làm bài 120 phút.

Đến chiều, các em sẽ thi môn Toán, còn ngày 28/06 làm bài thi Ngoại ngữ, bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.

Đáp án đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2024

  • Đáp án môn Văn THPT Quốc gia 2024 của Bộ GD&ĐT
  • Đáp án tham khảo môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2024
  • Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2024

Đáp án môn Văn THPT Quốc gia 2024 của Bộ GD&ĐT

Đáp án môn Văn THPT Quốc gia 2024 của Bộ GD&ĐT

Đáp án môn Văn THPT Quốc gia 2024 của Bộ GD&ĐT

Đáp án tham khảo môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2024

I. Đọc hiểu

Câu 1. Thế hệ nghệ sĩ này tiếp thế hệ nghệ sĩ khác.

Câu 2. Sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá.

Câu 3. Tác dụng: giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn; tạo liên tưởng độc đáo, thú vị; giúp người đọc hiểu rõ về nội dung mà tác giả muốn gửi gắm là sáng tạo nghệ thuật là một quá trình tiếp nối qua nhiều thế hệ cũng giống như dòng chảy vậy.

Câu 4. Bài học rút ra: mỗi người cần biết đoàn kết, chia sẻ để tạo nên sức mạnh, đạt được thành công.

II. Làm văn

Câu 1.

- Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận: tôn trọng cá tính

- Thân đoạn:

  • Cá tính là những đặc trưng riêng biệt, độc đáo của một người, thể hiện qua cách ăn mặc, hành động, lời nói, tư tưởng và hành vi trong cuộc sống.
  • Tôn trọng cá tính nghĩa là có hành động, thái độ trân trọng, không phán xét cá tính của mọi người xung quanh.
  • Biểu hiện của việc tôn trọng cá tính: trân trọng điểm riêng của mỗi người, tránh xúc phạm và làm tổn thương người khác,
  • Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính: giúp mỗi người tự tin và hạnh phúc hơn, được mọi người yêu mến, thể hiện là người có văn hóa,...

- Kết đoạn: khẳng định giá trị của việc tôn trọng cá tính.

Xem thêm:

  • Nghị luận về tôn trọng người khác
  • Đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính

Câu 2.

(1) Mở bài

  • Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất nước.
  • Dẫn dắt, giới thiệu về đoạn thơ cần phân tích.

(2) Thân bài

* Phân tích đoạn thơ:

- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

- Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa:

  • “ngày xửa ngày xưa”: lời mở đầu của các truyện cổ tích.
  • “miếng trầu” gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau,
  • “Tóc mẹ thì bới sau đầu”: thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam
  • “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống trọng tình nghĩa của dân tộc.
  • Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”.

- Đất Nước có từ ngày đó: thời gian phiếm chỉ, khẳng định sự tồn tại lâu đời của Đất Nước.

- Tác giả tách riêng hai yếu tố “Đất” và “Nước” để suy tư một cách sâu sắc.

- “Đất Nước” là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi: “nơi em đánh rơi ... thương thầm”.

- Đất Nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ: “Đất là nơi con chim phượng hoàng ... dân mình đoàn tụ”.

* Nhận xét về sự kết hợp giữa suy tư và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm: có sự gắn bó, ảnh hưởng chặt chẽ; từ những suy tư về nguồn gốc của Đất Nước, nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về sự lịch sử lâu đời của dân tộc.

(3). Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung của 9 câu thơ đầu trong đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm).

Xem thêm:

  • Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước
  • Phân tích Đất Nước

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THPT NĂM 2024

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tôi từng đứng trước dòng sông và nhìn nước chảy. Chảy trong ban mai, chảy trong hoàng hôn và chảy trong bóng tối. Và tôi nghĩ về lịch sử của sự sáng tạo. Lịch sử của sáng tạo nghệ thuật trên thế gian này giống như sự chảy của dòng sông. Không bao giờ ngưng nghị. Thế hệ nước này tiếp thế hệ nước trước đó để tạo ra vẻ đẹp huy hoàng của những dòng sông. Cũng như thế hệ nghệ sỹ này tiếp thế hệ nghệ sỹ khác tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại. Các thế hệ nghệ sỹ luôn mang lại một sức sống mới cho nghệ thuật. Họ tiếp nhận sự truyền cảm của thế hệ trước. Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá. Nhưng nếu không có những nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo thì nghệ thuật bắt đầu rơi vào bất động và đi tới hủy diệt. Tất cả giống như nước chuyển động trong một dòng sông. Sự mới mẻ trong nhịp chảy của nước chính là sự sống của dòng sông. Việc các nghệ sỹ thế hệ tiếp theo chỉ sao chép nghệ thuật của các nghệ sỹ đi trước chính là sự “ngưng chảy” của con sông nghệ thuật. Và đấy là cái chết.

Đừng bao giờ tách rời con nước hôm qua với con nước hôm nay. Đừng tách rời các thế hệ nước ra khỏi con sông, cũng như đùng tách rời các thế hệ nghệ sỹ ra khỏi dòng chảy của nghệ thuật. Đại dương mênh mông không phải là một khối bất động. Nó chứa đựng những giọt nước trong sự thống nhất thẳm sâu và cao cả của nó. Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất Khi tôi chạm tay vào con sông, tôi thấy sự tinh khiết và sức chảy của nước. Trong sự tinh khiết và sức chảy của nước hôm nay chứa đựng sự tinh khiết và sức chảy của nước từ ngàn năm trước.

(Trích Dòng sông và những thế hệ của nước, Nguyễn Quang Thiều, Viết & đọc - Chuyên đề mùa thu 2023, Nhiều tác giả, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 8)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Theo đoạn trích, điều gì tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại?

Câu 2. Trong đoạn trích, nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào?

Câu 3. Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả “Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất”, anh/chị rút ra bài học gì về lối sống cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó...Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi"Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 118 -119)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.

.................Hết.................

Từ khóa » đề Và đáp án Môn Văn Thpt Quốc Gia 2021 đợt 2