Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Hải Phòng 2022

(Chính thức) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2025Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2025 Hải PhòngMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng

  • 1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024
  • 2. Đề thi Ngữ văn vào 10 Hải Phòng 2024
  • 3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Hải Phòng môn Văn 2023
  • 4. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2023-2024
  • 5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2022
  • 6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2022
  • 7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn Tp Hải Phòng
  • 8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn Tp Hải Phòng

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024 cùng với đề thi vào lớp 10 2024 môn Văn TP Hải Phòng sẽ được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này. Mời các bạn chú ý đón xem.

  • Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Hải Phòng năm 2024
  • Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng các năm 2024
  • Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Hải Phòng 2024

Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT công lập Hải Phòng 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 03/6/2024 đến ngày 05/6/2024. Theo đó, thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hải Phòng 2024 bắt đầu từ ngày 03/6/2024 đến ngày 05/6/2024; thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Trần Phú từ ngày 06/6/2024 đến ngày 08/6/2024. Các thí sinh thi vào lớp 10 Hải Phòng 2024 sẽ phải làm 3 bài thi bắt buộc bao gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Các thí sinh dự thi lớp 10 vào chuyên Trần Phú sẽ làm thêm bài thi môn chuyên hệ số 2.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Hải Phòng môn Văn

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024

2. Đề thi Ngữ văn vào 10 Hải Phòng 2024

Đề thi Ngữ văn vào 10 Hải Phòng 2024

Đề thi Ngữ văn vào 10 Hải Phòng 2024

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Hải Phòng môn Văn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Hải Phòng môn Văn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Hải Phòng môn Văn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Hải Phòng môn Văn 2023

4. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2023-2024

Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2023-2024

Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2023-2024

5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2022

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là huyền thoại với 5 trục dọc, 21 trục ngang tạo nên “bát quái trận đồ” hùng vĩ trên trùng điệp vạn lý Trường Sơn. Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng... (Lê Duẩn). Chiến tranh đã lùi xa những dấu tích bi tráng của dân tộc trong những năm tháng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) vẫn không phôi phai. Trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện nay gắn với công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Cùng với đường Trường Sơn trải dọc ngang trên mặt đất như một công trình vĩ đại còn có một đường Trường Sơn khác hiện lên hùng tráng trong văn thơ một thời. Tôi muốn gọi đó là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên. Họ là các nhà văn, nhà thơ của thời chống Mỹ oanh liệt.

Còn nhớ, trong thi phẩm Nước non ngàn dặm, sáng tác năm 1973, nhà thơ Tố Hữu viết: Trường Sơn, đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình. Trường Sơn thời đánh Mỹ được coi như biểu tượng của lòng yêu nước cao cả, là nơi hội tụ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn học dạt dào bởi hiện thực chiến tranh bộn bề cháy bỏng, gắn liền với ý thức công dân - chiến sĩ luôn được nêu cao.”

(Trích Có một đường Trường Sơn “đặc biệt”, Nguyễn Hữu Quý, Báo Văn nghệ, số 22 ngày 28-5-2022, tr.16)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những yếu tố nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.

Câu 4 (1,0 điểm). Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em là gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Không có kinh không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.131)

6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Kí ức dân tộc không bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện này gắn với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

2. Đường Trường Sơn đặc biệt do một binh chủng đặc biệt làm nên hiểu là: con đường đó không phải làm từ đất, đá mà được tạo nên bởi các nhà thơ, nhà văn thời kì chống Mĩ. Sự

3. Biện pháp liệt kê: ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.

Tác dụng: nhấn mạnh phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.

4. HS tự rút ra bài học cuộc sống cho mình sao cho phù hợp.

Gợi ý:

- Bài học về tình yêu nước, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để xây dựng đất nước.

- Bài học cuộc sống về lòng biết ơn thế hệ trước.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo khoảng 200 chữ.

* Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.

- Giải thích: Tình yêu đất nước là tình cảm trân trọng, biết ơn quê hương đất nước.

- Sức mạnh của tình yêu nước đối với đời sống con người.

+ Tình yêu nước tạo ra sự bất khuất, dũng cảm của con người.

+ Tình yêu nước tạo ra sự đoàn kết giữa những con người trong một dân tộc. .

+ Tình yêu nước tạo ra những sức mạnh phi thường.

+ Tình yêu nước tạo động lực để con người cố gắng phát triển bản thân, đóng góp lợi ích cho quốc gia, cho dân tộc.

- Liên hệ bản thân, mở rộng:

+ Phê phán những người không trân trọng tình yêu nước, có tư tưởng lệch lạc.

+ Tích cực học tập, rèn luyện để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác gia Phạm Tiến Duật, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Khái quát nội dung đoạn trích: Hình ảnh tiểu đội xe không kính và vẻ đẹp của những người lính lái xe.

2. Thân bài

2.1. Hình ảnh tiểu đội xe không kính:

- Được giới thiệu rất độc đáo:

“Không có kính không phải vì xe không có kính”

+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.

+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.

- Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính -> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.

- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:

+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.

+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.

+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.

= > Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:

* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:

- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”

- Những chiếc xe không kính:

+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.

+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.

- Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kế và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn Tp Hải Phòng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề).

Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, thí sinh làm bài trên giấy thi.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh tiểu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thuỳ Dung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin nấy, từ tấm ảo, tập vở cho đến các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bào Dao, Tày, suốt ngày lên rẫy, không mấy quan tâm đến con em. Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn. Cô Dung tiến thêm một bước: nâu ăn miễn phí cho lũ trẻ.

Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những học sinh có nhà ở xa. “Ban đầu chỉ nấu đồ ăn thôi, còn cơm thì tụi nhỏ tự mang theo. Nhưng nhìn mỗi đứa mỗi gói cơm mang theo khác nhau thấy tội quá. Nhiều bé mang cơm trắng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có cơm để mang theo”, cô Dung nhớ lại.

Bước tiếp theo, cô Dung gõ của các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi cơm miễn phí vài ba bữa. Ước nguyện của cô đã được đền đáp. Các nhà hảo tâm đã giúp cô trò mỗi tuần ba bữa ăn miễn phí. Nhưng đến lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp quá tạm bợ, nhiều em phải ngồi bệt xuống nền đất để ăn. Trông cảnh ấy, rất khó cầm lòng. Thế rồi, cô Dung lại “thêm việc” cho mình: xin nhà hảo tâm để xây cho các cháu một nhà ăn thật đàng hoàng, sạch sẽ.

(Trích Nuôi con miễn phí cho học sinh, Thanh Quân, Báo Thanh niên, số 86, Thứ bảy 27.3.2021)

Câu 1 (0,5 điểm).

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm).

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm).

Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Vì vậy, các em không chỉ thiệu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn.”

Câu 4 (1,0 điểm).

Qua đoạn trích trên, tác giả gửi gắm những thông điệp nào?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài ương mạ

Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.56)

8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn Tp Hải Phòng

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn trích: Kể về hành trình nuôi cơm miễn phí của cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung dành cho các bạn nhỏ trường Tiểu học Võ Thị Sáu.

Câu 3:

Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kế: Nhấn mạnh thành quả có được từ tấm lòng nhân hậu của cô giáo.

Câu 4

Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm:

- Hãy cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương.

- Đôi khi hạnh phúc không phải là thụ hưởng những lợi ích cá nhân mà là giúp đỡ được những mảnh đời bất hạnh hơn mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân đoạn

* Giải thích

Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,...

Con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

* Biểu hiện của tình yêu thương

- Trong gia đình:

+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người

+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ

+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

- Trong xã hội:

+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa

+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí

+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.

+Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.

+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

* Ý nghĩa của tình yêu thương

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề:

Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

* Bài học nhận thức và hành động

- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

III. Kết đoạn

- Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người

- Rút ra bài học: Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.

Câu 2:

I. Mở bài:

- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Thanh Hải (đặc điểm về con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ, khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ,...)

- Giới thiệu khái quát về khổ 2 và khổ 3 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

II. Thân bài:

a. Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.

- Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là người cầm súng" và "người ra đồng" + "Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.

+ Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.

+ Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thắm, màu mỡ.

- Điệp từ "mùa xuân" và điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Điệp từ "tất cả" được kết hợp với những từ láy "hối hả", "xôn xao" làm cho nhịp thơ trở nên gấp gáp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương.

b. Niềm tự hào, niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước

- Nhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua hệ thống các tính từ "vất vả", "gian lao".

- Hình ảnh so sánh "đất nước như vì sao" đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa: vừa gợi đến nguồn sáng trường tồn mãi với không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gi cản nổi.

- Cấu trúc song hành "đất nước bốn ngàn năm", "đất nước như vì sao" đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước.

- Cụm từ "cứ đi lên phía trước" như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.

III. Kết bài:

Khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung, giá trị nghệ thuật của khổ 2, khổ 3 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và nêu cảm nhận của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » De Thi Vào 10 Môn Văn Hải Phòng 2020