Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Tỉnh Kiên Giang Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Kiên Giang năm 2020
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang năm 2020. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo
Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang năm 2021
- 100 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Kiên Giang năm 2020
I- Đọc hiểu
Câu 1: (1 điểm) Trích từ truyện ngắn Làng (Kim Lân). Nội dung: diễn biến tâm trạng đầy nghi ngờ, tủi nhục của ông hai khi nghe tin làng mình theo giặc lúc đã về đến nhà.
Câu 2: (1 điểm)
- Sử dụng câu hỏi tu từ (ở 2 câu hỏi liên tục)
- Tác dụng: không phải để tìm 1 câu trả lời, mà câu hỏi ấy thể hiện sự bất lực, buồn tủi, nhục nhã của chính ông Hai cùng sự thưỡng ót, đau lòng cho số phận những đứa trẻ tội nghiệp.
Câu 3: (1 điểm)
- Sử dụng phương thức liên kết là phép nối, bằng phương tiện là quan hệ từ "không mà"
- Sử dụng phương thức liên kết là phép thế, bằng phương tiện là từ "họ" thay thế cho "từng người" chỉ những người dân sống ở làng của ông Hai.
II- Làm văn
Câu 1: (2 điểm)
1- Mở đoạn
- Dẫn dắt để đi vào vấn đề cần bàn luận là tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
2- Thân đoạn
- Dẫn dắt: Sự phát triển của XH 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh, mẽ, nhiều người sử dụng, có sức mạnh như thế giới thứ 2.
- Giải thích:
- Những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội là gì?
- Những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội do ai thực hiện và với mục đích gì?
- Bàn luận (trọng tâm):
+ Các biểu hiện, cách thể hiện của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội
+ Các tác hại của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội
- Ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng bị hướng đến (đau khổ, buồn bực, tự ti, buồn chán, tách mình khỏi xã hội, có suy nghĩ tiêu cực, bất cần...)
- Ảnh hưởng đến cuộc sống, thể xác của đối tượng bị hướng đến (mất đi bạn bè, công việc khó hòa nhập xã hội, mất đi các cơ hội...)
→ Dễ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như tự tử, trả thù đời... Khiến cuộc đời nạn nhân khó trở về bình thường
(HS lấy dẫn chứng cụ thể và phân tích)
+ Hiện trạng hiện nay trong xã hội về vấn đề tràn lan những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
+ Lý do xuất hiện nhiều trường hợp có những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
+ Cách khắc phục, đẩy lùi, tiêu trừ những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội (các biện pháp răn đe, tuyên truyền, giáo dục...)
+ Những điều cần làm với những nạn nhân của tình trạng này
- Liên hệ chính bản thân mình (cần làm gì và không làm gì để ngăn tình trạng này không xảy ra)
3- Kết đoạn
- Nêu những cảm nhận, suy nghĩ chung của em về vấn đề đã bàn luận, chốt lại 1 lần nữa về tác hại mạnh mẽ của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội và sự cấp thiết của việc tiêu trừ chúng.
Câu 2: (5 điểm)
1- Mở bài
- Dẫn dắt giới thiệu về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật và dẫn vào 2 khổ thơ đầu.
2- Thân bài
a- Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
→ Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.
- Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
→ Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.
b- Hình ảnh người lính lái xe
- Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
→ Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.
- Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.
- Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.
- Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn
- Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo
- Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất
- Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”...
- Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn
+ Họ tự tin, hiên ngang đối diện với gian khói lửa chiến tranh
+ Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc” không có... ừ thì”cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị
→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.
3- Kết bài
- HS tóm lược lại nhưng cảm nhận của mình cùng nội dung, nghệ thuật đặc sắc của 2 khổ thơ.
- Liên hệ với hình ảnh người lính ở các tác phẩm khác mà em biết (VD: Đồng chí- Chính Hữu)
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Kiên Giang năm 2020
I. Phần Đọc hiểu.
Đọc đoạn trích sau:
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con là Việt gian đấy ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đầy tr? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lăm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một công một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017)
Và thực hiện yêu cầu:
Câu 1:(1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích.
Câu 2:(1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?
Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong những câu văn:(1)ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toan là những người có tinh thần cả mà. (3)Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một Che Vo giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
II. Phần Làm văn.
Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chimNhr sa như ùa vào buồng lái.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Tham khảo thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Kiên Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP. HCM năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hải Phòng năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Khánh Hòa năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đà Nẵng năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai năm 2020
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Từ khóa » đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Kiên Giang 2020
-
Đáp án đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Tỉnh Kiên Giang 2020
-
Đáp án đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Kiên Giang 2022
-
Đáp án Môn Ngữ Văn đề Thi Vào Lớp 10 Tỉnh Kiên Giang Năm 2021
-
Đề Thi Thử Vào 10 Môn Văn Kiên Giang Năm 2020 - 2021 Có đáp án
-
đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Tỉnh Kiên Giang
-
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Sở GDĐT Kiên Giang 2019-2020 ...
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Kiên Giang 2022
-
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn 2021 Kiên Giang Có đáp án
-
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn 2022 Kiên Giang (có đáp án)
-
Đề Thi Vào 10 Môn Ngữ Văn Tỉnh Kiên Giang 2020-2021 Có đáp án
-
Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Văn 2022 Kiên Giang Có đáp án
-
Đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Môn Văn Kiên Giang Niên Khóa ...
-
Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Năm 2019 - 2020 Sở Kiên Giang - 123doc