Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Môn Văn Kon Tum 2022

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kon Tum 2024Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kon Tum 2024Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kon Tum 2024 - Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Kon Tum 2024 môn Văn chính thức vừa diễn ra vào sáng này 2/6/2024. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Văn vào 10 Kon Tum 2024 cùng với gợi ý đáp án, mời các em cùng tham khảo.

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Kon Tum môn Văn

  • 1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum 2024
  • 2. Đề thi tuyển sinh lướp 10 môn Văn Kon Tum 2024
  • 3. Đáp án đề thi vào lớp 10 tỉnh Kon Tum 2023 môn Văn
  • 4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kon Tum 2023
  • 5. Đáp án đề thi vào lớp 10 2022 môn Văn Kon Tum
  • 6. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kon Tum 2022
  • 7. Đề thi vào lớp 10 chuyên Kon Tum môn Văn 2022
  • 8. Đáp án đề thi vào 10 chuyên Kon Tum 2022 môn Văn
  • 9. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kon Tum 2021 trường chuyên Nguyễn Tất Thành
  • 10. Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kon Tum 2021

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum 2024

Đang giải...

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum 2024

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum 2024

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum 2024

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum 2024

2. Đề thi tuyển sinh lướp 10 môn Văn Kon Tum 2024

Đề thi tuyển sinh lướp 10 môn Văn Kon Tum 2024

3. Đáp án đề thi vào lớp 10 tỉnh Kon Tum 2023 môn Văn

Đáp án đề thi vào lớp 10 tỉnh Kon Tum 2023 môn Văn

Đáp án đề thi vào lớp 10 tỉnh Kon Tum 2023 môn Văn

Đáp án đề thi vào lớp 10 tỉnh Kon Tum 2023 môn Văn

4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kon Tum 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kon Tum 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kon Tum 2023

5. Đáp án đề thi vào lớp 10 2022 môn Văn Kon Tum

I. ĐỌC HIỂU:

1. Vấn đề trọng tâm được bàn luận là: Hầu hết mọi người sợ bị thất bại. Nhưngngười duy nhất khẳng định bạn có thất bại hay cảm thấy tồi tệ chính là bản thân.

2. Câu nghi ván bao gồm: Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Vậy điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được?

- Dẫn chứng:

+ Dẫn chúng người mẹ học kém môn Toán, bà quyết định không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà.

+ Một người tác giả gặp trong khóa đào tạo, cô ấy không dám đặt bất cứ mục tiêu bài vì sợ thất bại.

- Tác dụng:

+ Lựa chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu cho lập luận mọi người đều sợ thất bại nên họ lựa chọn cách bỏ cuộc tác giả đã giúp cho lập luận của mình được chặt chẽ, rõ ràng hơn.

+ Đồng thời với hai dẫn chứng đó cũng cho thấy khi con người ta sợ thất bại họ không dám bước lên phía trước, không dám đặt ra mục tiêu để vượt lên chính mình.

4. Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân và có lí giải phù hợp.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng từ 10 đến 12 dòng.

b. Yêu cầu về nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập.

- Giải thích: Xác định đúng mục tiêu trong học tập là việc tìm hiểu nhận định rõ ràng mục tiêu của việc học.

- Tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập:

+ Khi xác định đúng mục tiêu trong học tập chúng ta sẽ có kế hoạch học tập hợp lý, khoa học hơn.

+ Việc xác định đúng mục tiêu trong học tập sẽ khiến việc học trở nên có ý nghĩa hơn với chúng ta.

+ Xác định đúng mục tiêu trong học tập giúp chúng ta biết cố gắng nỗ lực. Học cách kiên định hơn.

+ Xác định đúng mục tiêu học tập giúp con người chủ động tích lũy kiến thức cần thiết phù hợp với mục đích của mình.

- Mở rộng liên hệ:

+ Hiện nay vẫn còn những người chưa xác định được tầm quan trọng cũng như mục đích đúng đắn của việc học -> Việc học tập trở nên gượng ép.

+ Mỗi người cần cố gắng trong việc xác định mục tiêu học tập của riêng mình.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu 2 khổ thơ cần phân tích: Nguyện ước chân thành, tha thiết của tác giả.

2. Thân bài

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến"

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

-> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước. * Mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước: Giữa cá nhân và đất nước có mối quan hệ gắn bó khăn khít với nhau.

- Công sức của mỗi cá nhân sẽ làm nên mùa xuân cho đất nước. Và ngược lại đất nước sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được phát triển...

- Mỗi cá nhân cần có ý thức, trách nhiệm trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kết bài:

- Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu.

+Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.

+Cảm xúc chân thành, tha thiết.

6. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kon Tum 2022

Câu 1 (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước khởi đầu nan”. Trong một khóa đào tạo, tôi gặp một người không bao giờ dám đặt ra bất cứ mục tiêu nào, chỉ vì cô sợ đến ghê người khi nghĩ đến cảnh mình thất bại và không đạt được điều mà cô hướng đến trong tâm tưởng. Sâu thẳm trong lòng cô tự nhủ, nếu mình không mong đợi gì hết thì mình đâu có thất bại.

Bốn mươi năm về trước, mẹ tôi cũng làm một điều tương tự như vậy khi bà tham dự kì thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Bà đinh ninh rằng mình sẽ thi rớt môn Toán (môn mà bà rất ghét), thế là bà quyết định chẳng thà không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà!

Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng trong thực tế, có nhiều người làm như vậy đấy. Họ một mực tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả, để họ khỏi phải thất vọng về bản thân.

Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng hết thảy mọi người trên đời ai cũng không thích và sợ bị thất bại, trong đó có cả tôi nữa. Vậy thì điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được? Vấn đề là ở chỗ những người ấy có cách định nghĩa riêng về thất bại. (...)

Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là...chính bạn. (...)

(Theo Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh, Adam Khoo- Stuart Tan, NXB Phụ Nữ, 2010, tr.393)

a. Xác định vấn đề trọng tâm được bàn luận trong văn bản.

b. Ghi lại 02 câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản.

c. Chỉ ra 02 dẫn chứng được tác giả sử dụng trong văn bản và cho biết mục đích của việc sử dụng dẫn chứng đó có ý nghĩa như thế nào đối với văn bản?

d. Em có đồng tình với ý kiến: “Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tôi tệ là...chính bạn.” của tác giả hay không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm)

Từ văn bản Đọc hiểu ở câu 1, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 10-12 dòng) thế hiện suy nghĩ của bản thân về tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập.

Câu 3 (4,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau; từ đó phát biểu cảm nghĩ của bản thân em về mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hà Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr. 5)

7. Đề thi vào lớp 10 chuyên Kon Tum môn Văn 2022

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

Năm học 2022 - 2023

Môn: NGỮ VĂN (chung) Ngày thi: 02/6/2022

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Để thi gồm 03 câu, 02 trang)

Câu 1 (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong tiếng Việt có chữ thương và cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con, cho roi cho vọt nhưng nếu cha mẹ biết xót con thì sẽ không đánh con quá đau.

Con thương cha mẹ, con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà. 

Con thương mẹ, con có thể học thật nhiều, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ học thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ.

Chồng thương vợ, vợ sẽ hạnh phúc, nhưng chồng xót vợ, vợ sẽ được sung sướng. Chồng xót vợ, chồng sẽ biết chia sẻ việc nhà, sẽ biết tắm cho con, sẽ biết lau nhà, không đổ hết lên vai người phụ nữ yếu đuối. Một người chồng thương vợ vẫn có thể là một người chồng gia trưởng, nhưng một người biết xót vợ thì không.

Thương có thể mang đôi cánh và bay lên cao, đậu trên cành lí thuyết.

Xót là hạ cánh xuống từng thành phần cụ thể, kể cả từng thân phận con sâu cái kiến nhỏ nhoi dễ bị che khuất.

Thương làm người ta cao cả, xót còn khiến người ta thêm từ ải, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể ... Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói, em nghe...

(Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đông, tr.104-106)

a. Xác định phép liên kết về hình thức được sử dụng trong 02 câu: Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con cho roi cho vọt nhưng nếu cha mẹ biết xót con thì sẽ không đánh con quả đau.

b. Theo bài viết, nếu biết xót mẹ, người con phải có thay đổi gì trong hành động?

c. Từ cách hiểu về chữ thương và xót của tác giả bài viết, em hãy lí giải vì sao Thương là người ta cao cả, xót còn khiến người ta thêm từ ải, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể?

d. Em có đồng tình với ý kiến: Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm)

Từ văn bản ở Câu I, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc con cái không biết thương và xót cha mẹ.

Câu 3 (5,0 điểm)

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

Mẹ cùng cha công tác bản không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?

(Bếp lửa, Bằng Việt, theo SGK Ngữ văn 9 tập một, NXBGDVN, tr.144)

Cảm nhận của em về tình cảm thương và xót của người cháu đối với bà trong đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với nỗi niềm thương - xót của Thúy Kiều đối với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều - Nguyễn Du) để thấy đây là tình cảm cần có của con người.

8. Đáp án đề thi vào 10 chuyên Kon Tum 2022 môn Văn

I. ĐỌC HIỂU:

a.

Phép liên kết là phép lặp: thương, xót. com

b.

Theo bài viết, nếu biết xót cha mẹ người con cần phải thay đổi trong hành động là:

- Không ngồi yên học bài và co chân lên cho mẹ quét nhà.

- Học nhanh, giúp mẹ giặt quần áo.

c.

“Thương làm người ta cao cả, xót còn khiến người ta từ ái, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể” vì: Thương thì mới chỉ dừng lại ở trong suy nghĩ, còn xót không chỉ còn ở suy nghĩ nữa mà đã trở thành hành động. Hành động này cũng không chỉ là hành động đơn thuần mà người đó còn biết đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm nhận được nỗi đau, để thấu cảm được những vất vả, khó khăn của đối phương. Bởi vậy, xót sẽ hơn thương một bậc. Xót làm người ta từ ái, bao dung, biết nghĩ không chỉ cho mình mà còn cho người, hành động cho người một cách đầy yêu thương, chia sẻ.

d.

HS đưa ra quan điểm cá nhân và có những lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý với quan điểm của tác giả.

- Vì:

+ Nếu chỉ biết thương ở lời nói thì đó mới dừng lại ở lời nói đầu môi, không có giá trị, không có ý nghĩa.

+ Còn “xót” là khi ta biết đồng cảm, thấu hiểu, biết đặt vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Từ đó có những hành động thực tế để hiện thực hóa cái “xót” ấy.

II. LÀM VĂN:

Câu 1 (2 điểm):

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ)

* Yêu cầu về nội dung:

1. Nêu vấn đề nghị luận: Tác hại của việc con cái không biết thương cha mẹ.

2. Bàn luận:

* Giải thích:

Tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ:

Được hiểu là sự quan tâm đến sức khỏe, tình cảm, các trạng thái cảm xúc của cha mẹ. Luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cha mẹ. Sẵn sàng hi sinh bản thân để đổi lấy sự vui vẻ, bình yên cho cha mẹ.

* Phân tích:

- Cha mẹ là người sinh thành, có công dưỡng dục đối với mỗi con người. Cha mẹ luôn dành cho ta tình yêu thương vô điều kiện thậm chí cha mẹ sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả bản thân mình để con cái được hạnh phúc. Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cuộc sống, nhân cách của mỗi con người.

- Tình yêu thương đối với cha mẹ không chỉ là trách nhiệm của mỗi con người mà còn là đức tính căn bản phải tồn tại trong mỗi người. "

+ Không biết yêu thương cha mẹ khiến ta khó có thể biết cách yêu thương người khác.

+ Không yêu thương cha mẹ đồng nghĩa với việc con người sống hời hợt không có trước sau, nhân cách phát triển không được toàn vẹn.

+ Không yêu thương cha mẹ sẽ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ với con từ đó hình thành nên khoảng trống trong tâm hồn giữa những người thân trong gia đình. Người không yêu thương cha mẹ đang tự đánh mất đi những giá trị tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân trọng nhất.

+ Không biết yêu thương cha mẹ dần dần sẽ khiến con người trở nên vô cảm, sống lạnh lùng và thậm chí là tàn nhẫn. Điều đó gây hại với chính cuộc sống của con người.

* Bàn luận:

- Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của cha mẹ đối với cuộc sống của chúng ta.

- Bồi đắp tình cảm dành cho cha mẹ.

- Học cách quan tâm cha mẹ từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Câu 2 (2 điểm):

Cách giải:

1. Mở bài:

Giới thiệu chung.

2. Thân bài

a. Cảm nhận khổ thơ bài Bếp lửa

- Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu.

-  Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. Bốn lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau.

+ Tiếng chim tu hú trên cánh đồn như giục lúa chín. “Tiếng chim tu hú gọi về những buổi sớm mai khi bà cháu dậy nhóm lửa trong không gian vắng lặng mênh mông của làng quê.

+ Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.

=>Tiếng tu hú như lời đồng vọng của đất trời trở thành điệp khúc chủ âm của hoài niệm.

– Trong khói bếp chập chờn, trong khắc khoải tiếng chim tu hú, hình ảnh bà hiện ra như một bà tiên.” Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trường. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thưởng trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà. Bằng một loạt những động từ: “kể”, “bảo”, “dạy”, “chăm” người đọc cảm nhận được công lao của bà đối với cháu. Bà đã thay cha mẹ chăm sóc, yêu thương cháu, thay thầy dạy dỗ, bảo ban cháu. Bà luôn ở bên cạnh cháu, nuôi dạy cháu nên người. Bà là kết tinh của “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

- Chỉ một khổ thơ với 11 dòng mà hai từ “bà” – “cháu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, gắn bó không rời.

=> Khổ thơ đã cho thấy tình yêu thương, tấm lòng biết ơn của cháu dành cho bà. Đồng thời cái “xót” của đứa cháu cũng chính là giúp đỡ bà những việc nhỏ, vừa sức của mình như nhóm lửa,...

b. Liên hệ với đoạn Thúy Kiều nhớ cha mẹ khi ở lầu Ngưng Bích

- Nàng là một người con gái rất mực hiếu thảo: “Xót người tựa cửa hôm mai/ Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”. Nàng thương cảnh cha mẹ già ngày ngày tựa của ngóng trông tin con, nàng xót xa khi cha mẹ tuổi già sức yếu mà không biết ai sẽ chăm sóc?

+ Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” cùng với điển cố “sân Lai”, “gốc tử” đã cực tả nỗi nhớ thương cũng như lòng hiếu thảo của Kiều.

+ Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được sức mạnh của bao mùa mưa nắng, vừa nói đến sự tàn phá của thiên nhiên đối với cảnh vật và con người.

- Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người. Nàng dường như quên đi cảnh ngộ của bản thân để lọ nghĩ cho những người thân yêu. Tấm lòng hiếu thảo, vị tha của nàng mới thật đáng trân trọng làm sao!

=> Đoạn thơ trên đã cho thấy: Cái “xót” của Thúy Kiều cho cha mẹ đã thực hiện bằng hành động thực tế đó là bán mình chuộc cha, nàng nghĩ về những ngày tháng chăm sóc cha mẹ mà giờ đây không biết chăm sóc cha mẹ có được chăm sóc như vậy không lại càng cảm thấy đau đớn hơn. Trong những tháng ngày lưu lạc, mọi nỗi xót xa chỉ còn lại là niềm thương, cái thương dằn vặt, đau đớn.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

9. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kon Tum 2021 trường chuyên Nguyễn Tất Thành

Câu 1 (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

GIÓ KON TUM

(Lê Thánh Văn)

Lạ lùng sao là cái gió KonTum

Chỉ thổi miết suốt bốn mùa chẳng nghỉ

Tôi đi giữa những ngày lang thang ấy

Chợt thấy mình sao giống gió Kon Tum

Ngang tàng sao là cái gió Kon Tum

Thương em quá nên thối trung làn tóc

Gió có biết vì sao em đỏ mặt

Hạt bụi nào theo gió cũng đi hoang

Thật thà sao là cái gió Kon Tum

Trải hết lòng ra giữa trời đất rộng

Lúc hào phóng vặn cong cảnh rợp bóng

Khi đượm buồn thủ thỉ lá xanh non

Dịu dàng sao là cái gió Kon Tum

Thổi đọc Đak Bla nâng tà áo lụa

Bắp trổ cờ hoa, phấn hương mở cửa

Một chút gió khuya mát lạnh tâm hồn

Mai xa rồi nhớ lắm gió Kon Tum

Dẫu biết nơi mình vẫn nhiều gió thổi

Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu

Phải trái tim mình đập nhịp gió Kon Tum!

(Dẫn theo https://thanhnien.vn/van-hoa-nghe-thuat)

a. Xác định 02 phương thức biểu đạt có trong bài thơ.

b. Tác giả bài thơ đã cảm nhận gió Kon Tum với những đặc điểm nào?

c. Em hiểu thế nào về những câu thơ sau?

Mai xa rồi nhớ làm gió Kon Tum

Dẫu biết nơi mình và nhiều gió thổi

Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu

Phải trái tim mình đạp nhịp gió Kon Tum

d. Mai xa rồi nhớ lắm giỏ Kon Tum là cảm xúc của tác giả Lê Thành, em, giả sử sau này rời xa Kon Tum, em sẽ nhớ nhất điều gì về mảnh đất này? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm)

Hy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi người.

Câu 3 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của người đông mình qua lời nhắn nhủ của người cha với con trong đoạn thơ sau. Từ đó liên hệ đến vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hôm nay trong cảm nhận của em.

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chi lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chế thang nghèo đói

Sống như sống như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai, tr.72, NXB Giáo dục, 2006)

10. Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kon Tum 2021

Câu 1:

Cách giải:

Hai phương thức biểu đạt có trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả.

Tác giả đã cảm nhận gió Kom Tum với những đặc điểm: Lạ lùng, ngang tàng, thật thà, dịu dàng.

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, lý giải.

Gợi ý: - Đoạn thơ nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. - Gió Kom Tum mang đặc trưng của mảnh đất này, dẫu cho mọi nơi đều có gió thổi nhưng sẽ không có cơn gió nào mang mùi vị của quê hương Kom Tum. Vì thế khi đi xa thứ mà tác giả nhớ chính là hương vị, đặc trưng quê nhà.

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình

Gợi ý: - Nhớ về thiên nhiên Kom Tum - Nhớ về con người Kom Tum

...

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của tình cảm quê hương, đất nước. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người mang ý nghĩa: quê hương - nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.

b. Phân tích

- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

- Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. - Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân - Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,...

e. Phản biện

- Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. 3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 3:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Y Phương và tác phẩm "Nói với con". - Giới thiệu về nội dung, vị trí đoạn thơ và hình ảnh người Kon Tum.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp của người đồng mình - Những phẩm chất cao quý của người đồng minh: “Người đồng minh thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gọi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình. * Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.

- Vẻ đẹp truyền thống của người miền cao: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Con quê hương thì làm phong tục + Hình ảnh “người đồng minh”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn.

+ Công lao vĩ đại của người đồng minh: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. * Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó. - Những truyền thống của người đồng minh: + Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.

+ Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “khống chế” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.

+ So sánh “như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghênh của cuộc đời.

+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. * Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng minh và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. - Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: + “Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà còn có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó. + Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng minh. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con. * Thể hiện tình yêu quê hương nồng thắm, tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Từng lời dặn dò, khuyên nhủ để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương. b, Liên hệ vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hiện nay

- Điều kiện sống đã được cải thiện tốt hơn trước, bối cảnh xã hội thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống giản dị, chất phác

- Sống ân nghĩa thủy chung, làm giàu đẹp quê hương đất nước - Chăm chỉ siêng năng, không ngại khó ngại khổ

- Yêu thiên nhiên, sống chan hòa với vạn vật * Bối cảnh xã hội thay đổi nhiều, đời sống người dân Kon Tum đã có những chuyển biến tốt đẹp nhưng con người nơi đây vẫn giữ được những vẻ đẹp truyền thống, không ngừng cố gắng làm giàu đẹp cho quê hương.

3. Kết bài

- Khái quát lại những đặc sắc nội dung, nghệ thuật và tài năng của nhà thơ Y Phương trong đoạn thơ cuối nói riêng, trong cả bài thơ nói chung.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về người đồng minh và người dân Kon Tum.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Từ khóa » đáp án đề Kon Tum