Đáp án Tập Huấn Sách Giáo Khoa Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Kết nối tri thứcĐáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 7 mớiTải vềMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn là tài liệu tổng hợp các câu hỏi và gợi ý đáp án trắc nghiệm thu hoạch sau tập huấn theo chương trình năm học mới 2022 - 2023 cho thầy cô. Tài liệu bao gồm tất cả các môn học theo chương trình học lớp 7, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm, Vật lý, Tiếng Anh, Hóa học, Lịch sử, Địa lý...

Hiện nay tài liệu vẫn đang được cập nhật, thầy cô nhớ theo dõi HoaTieu thường xuyên để nhận thông tin mới nhé!

Lưu ý: Gợi ý đáp án câu trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống dưới đây không phải là đáp án chính thức của NXB, Bộ GDĐT, chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án kiểm tra sau tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

  • 1. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
  • 2. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Tin 7 Kết nối tri thức
  • 3. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức
  • 4. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Toán 7 Kết nối tri thức
  • 5. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK KHTN 7 Kết nối tri thức
  • 6. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
  • 7. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Thể chất 7 Kết nối tri thức
  • 8. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Lịch sử và Địa lý 7 Kết nối tri thức
  • 9. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Âm nhạc 7 Kết nối tri thức

1. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Câu 1: Ngoài các bài học chính, sách còn có những nội dung nào khác?

  • A. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, ôn tập học kì, đề tham khảo, các phụ lục.
  • B. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, đề tham khảo, các phụ lục.
  • C. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, ôn tập học kì, các phụ lục. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
  • D. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, ôn tập học kì, đề tham khảo, các phụ lục.

Câu 2: Các bài học trong SGK Ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?

  • A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.
  • B. Có 10 bài học, trong đó 9 bài có cấu trúc giống nhau; có 1 bài tập trung vào văn bản nghị luận. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
  • C. Có 10 bài học, trong đó mỗi tập có 1 bài thiết kế theo cấu trúc khác biệt; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.
  • D. Có 10 bài học, tuỳ ngữ liệu chính thuộc loại, thể loại VB nào mà cấu trúc bài thay đổi; có một bài tập trung vào văn bản nghị luận.

Câu 3: Các VB đọc trong một bài học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Các VB đọc trong một bài học phân bố đan xen về loại, thể loại VB.
  • B. Các VB đọc trong một bài học đều thuộc cùng một loại, thể loại VB.
  • C. Mỗi bài học có những VB đọc thuộc các loại, thể loại VB đa dạng, linh hoạt nhưng kết nối với nhau về chủ đề.
  • D. Mỗi bài học có các VB đọc thuộc loại, thể loại VB chính của bài và một VB khác về loại, thể loại nhưng có cùng chủ đề. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn

Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 7?

  • A. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
  • B. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau khi đọc.
  • C. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.
  • D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.

Câu 5: Trong Ngữ văn 7, việc chú trọng phát triển kĩ năng tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động nào?

  • A. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB HS yêu thích.
  • B. Thực hành đọc VB thứ 3 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.
  • C. Thực hành đọc một VB sau phần củng cố, mở rộng ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.
  • D. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học (từ 1 đến 9), đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

Câu 6: Trong SGK Ngữ văn 7, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?

  • A. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề văn học, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
  • B. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
  • C. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể lại một sự việc theo cách sáng tạo, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
  • D. Tóm tắt VB, kể một trải nghiệm, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự cố trong lớp học, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.

Câu 7: Mục đích chính của việc phân tích bài viết tham khảo là gì?

  • A. Giúp HS hình dung cách triển khai VB đáp ứng yêu cầu của kiểu bài.
  • B. Giúp HS học cách viết bài văn cho hấp dẫn, có nhiều ý tưởng sáng tạo.
  • C. Giúp HS nắm được cách trình bày vấn đề của tác giả để thực hành theo.
  • D. Giúp HS khai thác các thông tin, ý tưởng trong bài để dùng vào bài viết của mình.

Câu 8: Việc đưa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt vào sách phải đảm bảo tiêu chí nào?

  • A. Trang bị cho HS các kiến thức về văn học và tiếng Việt một cách hệ thống.
  • B. Phát triển hiệu quả kĩ năng đọc, tạo cơ sở cho việc phát triển kĩ năng viết, nói và nghe.
  • C. Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức tiếng Việt trên cơ sở lấy kiến thức văn học làm trọng tâm.
  • D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 9: Trong hoạt động nói và nghe ở từng bài học, tính tích cực của người nghe được thể hiện như thế nào?

  • A. Tạo ra bối cảnh giao tiếp sống động cho hoạt động nói đạt hiệu quả cao.
  • B. Rèn luyện được kĩ năng tập trung sự chú ý để nắm bắt ý kiến của người nói.
  • C. Giữ vai trò điều chỉnh hoạt động nói hướng vào trọng tâm vấn đề được đặt ra.
  • D. Tạo môi trường phản hồi tích cực đối với hoạt động nói, xây dựng quan hệ tương tác chặt chẽ giữa người nói và người nghe. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Bài dạy được quay video clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy trình được thực hiện trong các bài dạy đó.
  • B. Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.
  • C. Với Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.
  • D. Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) chú trọng cung cấp cho HS nhiều kiến thức hiện đại về văn học và tiếng Việt.

2. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Tin 7 Kết nối tri thức

Câu 1. Nội dung môn Tin học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tóm tắt bằng những cụm từ nào?

B. 3 mạch kiến thức, 5 năng lực, 7 chủ đề nội dung.

Câu 2. Thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống” được SGK Tin học 7 thể hiện thế nào?

A. Lấy thực tiễn cuộc sống làm chất liệu để xây dựng bài học và áp dụng bài học vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Câu 3. Đặc điểm đổi mới căn bản trong SGK Tin học 7 là gì?

D. Sử dụng kiến thức kỹ năng làm phương tiện để dạy học sinh cách tư duy, qua đó hình thành thái độ văn hóa và năng lực cơ bản trong lĩnh vực Tin học.

Câu 4. Đặc điểm về cấu trúc SGK Tin học 7 là gì?

C. Thiết kế nội dung theo các chủ đề. Mỗi chủ đề gồm một hoặc nhiều bài học. Mỗi bài học tương ứng với một hoặc hai tiết học.

Câu 5. Mô tả nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của SGK Tin học 7?

B. Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa của lời giải mẫu để HS dễ thực hành, luyện tập

Câu 6. Mục tiêu của 47 hoạt động và nhiệm vụ thực hành trong SGK Tin học 7 được thể hiện trong 4 mô tả nào dưới đây?

C. (1) Cho HS được học tập trong môi trường cộng tác. (2) Cho HS được học tập thông qua việc tạo ra sản phẩm. (4) Tiếp cận dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. (5) Hỗ trợ và đánh giá HS qua những yếu tố quan sát và định lượng được.

Câu 7. Lựa chọn nào KHÔNG phải là mục tiêu sử dụng của Hộp kiến thức trong SGK Tin học 7?

A. Để GV yêu cầu HS ghi nhớ bằng cách học thuộc

Câu 8. Mục tiêu của mục Luyện tập trong mỗi bài học là gì?

D. Làm bài tập nhiều lần cho thành thục

Câu 9. Điểm đánh giá thường xuyên nên được thực hiện thế nào?

B. 02 đầu điểm dựa trên nhiều hình thức, qua các hoạt động trên lớp

Câu 10. Nên hiểu như thế nào về tiết dạy minh họa một bài trong SGK Tin học 7 được giới thiệu trong khóa tập huấn?

C. Tiết dạy được sử dụng để phân tích và rút kinh nghiệm trong thực tế dạy học

3. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức

Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản giữa việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với việc tổ chức dạy học các môn học ở lớp 7 là gì?

  • A. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp coi trọng việc tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế cho HS, còn các môn học coi trọng việc tổ chức dạy – học trên lớp.
  • B. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức theo phương thức trải nghiệm, trong đó HS được học qua trải nghiệm, được thể hiện những kinh nghiệm, hiểu biết có được qua trải nghiệm các môn học và thực tế, được tham gia các hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình tổ chức, GV không dạy kiến thức mới như các môn học.
  • C. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục nên không tổ chức thực hiện theo 4 bước như các môn học mà chủ yếu tập trung vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục giống như tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành.
  • D. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tương tự như tổ chức dạy học các môn học, chỉ khác ở cách thức tổ chức hoạt động luyện tập/ thực hành và hoạt động vận dụng.

Câu 2

Bản chất trải nghiệm được thể hiện ở những hoạt động nào trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”?

  • A. Những hoạt động thuộc pha Khám phá – Kết nối.
  • B. Những hoạt động thuộc pha Thực hành.
  • C. Những hoạt động thuộc pha Vận dụng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3

Cấu trúc sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?

  • A. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 được cấu trúc thành 9 chủ đề nối tiếp với các chủ đề của lớp 6. Mỗi chủ đề được thiết kế dựa vào yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. SGK chỉ thể hiện 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề/ 105 tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
  • B. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 có 9 chủ đề. Mỗi chủ đề được thể hiện qua 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Nội dung của mỗi chủ đề phản ánh một trong 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên, Hướng nghiệp.
  • C. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 có 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Ba loại hình hoạt động này gắn kết chặt chẽ chẽ với nhau và cùng hướng đến việc thực hiện mục tiêu của chủ đề.
  • D. Tên các chủ đề ở SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 sẽ thay đổi qua từng lớp của cấp Trung học cơ sở do yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở từng lớp khác nhau.

Câu 4

Cấu trúc từng chủ đề trong sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?

  • A. Mục tiêu của từng chủ đề bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 và thể hiện rõ mục tiêu hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
  • B. Ở mỗi chủ đề trong SGV đều hướng dẫn thực hiện 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.
  • C. Nội dung Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp ở mỗi chủ đề có quan hệ chặt chẽ với Hoạt động giáo dục theo chủ đề, trong đó, Sinh hoạt dưới cờ định hướng cho Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tuần. Hoạt động giáo dục theo chủ đề là loại hình hoạt động trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình và chi phối nội dung Sinh hoạt lớp.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5

Phương pháp nào không được thể hiện trong SGK và SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7?

  • A. Phương pháp hợp tác theo nhóm.
  • B. Phương pháp nghiên cứu tình huống. ​​​​​​​
  • C. Phương pháp thuyết trình (GV giảng giải, thuyết trình, HS nghe và ghi chép).
  • D. Phương pháp trò chơi.

Câu 6

Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trải nghiệm của HS?

  • A. GV triển khai tổ chức Hoạt động trải nghiệm như dạy các môn học.
  • B. GV chưa biết cách kết nối vốn kinh nghiệm đã có của HS với kinh nghiệm mới mà thường áp đặt những kết luận đã chuẩn bị sẵn, chưa quan tâm khai thác cảm xúc của HS.
  • C. GV còn e ngại do Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp mới được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông.
  • D. A và B.

Câu 7

Những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nào đã được GV sử dụng trong video tiết dạy minh hoạ Hoạt động giáo dục theo chủ đề?

  • A. Phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp dự án, hình thức tham quan.
  • B. Phương pháp trò chơi, phương pháp nghiên cứu trường hợp, hình thức giao lưu.
  • C. Phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành, hình thức triển lãm.
  • D. Phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp dự án, hình thức diễn đàn HS.

Câu 8

Việc thực hiện đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh được thực hiện như thế nào?

  • A. Kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì theo 2 mức: Đạt/ Chưa đạt. Hướng dẫn HS tự đánh giá dựa vào các tiêu chí đánh giá và kết hợp đánh giá cá nhân với đánh giá đồng đẳng, đánh giá của GV.
  • B. Kết thúc mỗi chủ đề chỉ cần tổ chức cho HS tự đánh giá theo các tiêu chí đánh giá dưới sự hướng dẫn của GV và lưu giữ sản phẩm làm được của HS làm căn cứ đánh giá.
  • C. Kết thúc mỗi chủ đề chỉ cần tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau theo nhóm/ tổ về thái độ tích cực, trách nhiệm, hợp tác, sáng tạo,… trong quá trình tham gia hoạt động.
  • D. Không nhất thiết phải đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khi kết thúc mỗi chủ đề. Chỉ cần tổ chức đánh giá định kì theo 2 mức: Đạt/ Chưa đạt.

Câu 9

Các trường nên giao trách nhiệm tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 cho những GV nào? Vì sao?

  • A. GV môn Giáo dục công dân vì môn GDCD có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nội dung của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
  • B. GV môn Công nghệ hoặc GV môn Địa lí vì môn Công nghệ, môn Địa lí có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nội dung của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
  • C. GV chủ nhiệm lớp vì GV chủ nhiệm là người hiểu HS lớp mình nhất và là người chịu trách nhiệm tổ chức các tiết Sinh hoạt lớp. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
  • D. Nên giao trách nhiệm tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 cho GV chưa đủ giờ dạy để đảm bảo đủ số giờ dạy theo quy định.

Câu 10

Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thể hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV không?

  • A. GV phải thể hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV.
  • B. GV phải thể hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK, còn không nhất thiết phải theo đúng SGV.
  • C. GV được linh hoạt điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của HS. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
  • D. Tất cả các phương án trên.

4. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Toán 7 Kết nối tri thức

1.D2.C3.B4.A5.D
6.B7.C8.B9.D10.C

5. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK KHTN 7 Kết nối tri thức

1.C2.B3.D4.C5.A
6.D7.C8.A9.A10.D

6. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức

1.C2.B3.D4.A5.A
6.C7.D8.A9.C10.D

7. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Thể chất 7 Kết nối tri thức

1D2B3D4.B5.C
6D7A8D9.D10.D

8. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Lịch sử và Địa lý 7 Kết nối tri thức

1.D2.C3.C4.D5.C
6.A7.C8.A9.D10.D

9. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Âm nhạc 7 Kết nối tri thức

1.D2.B3.A4.D5.B
6.C7.C8.D9.B10.D

Đáp câu hỏi các môn vẫn đang tiếp tục được cập nhật, thầy cô theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ tài liệu mới.

Mời thầy cô tham khảo thêm tài liệu liên quan tại mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

  • Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
  • Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên 7 Sách Chân Trời Sáng Tạo

Từ khóa » Bộ Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức