Đáp án Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Nhất

UBND TP Hà Nội đã triển khai cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” ( timhieuphapluat baovemoitruong.hanoi.gov.vn) vào ngày 28/7. Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường được tổ chức nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đến toàn dân trên địa bàn thành phố. Sau đây là đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng theo dõi.

Mục lục nội dung 1. Câu hỏi Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường2. Tài liệu tham khảo trả lời cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Câu hỏi Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường

Câu hỏi 1 (1 điểm)

Hiến pháp năm 2013 có những quy định nào dưới đây?

  1. Tất cả các phương án đều đúng.
  2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
  3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
  4. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

Câu hỏi 2 (1 điểm)

Tổ chức có hành vi chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị phạt tiền theo mức nào dưới đây?

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Câu hỏi 3 (1 điểm)

Trong các hành vi sau, hành vi nào có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân?

  1. Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng; không lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
  2. Không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại.
  4. Tất cả các phương án đều đúng.

Câu hỏi 4 (1 điểm)

Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt nào dưới đây có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức?

  1. Đối với hành vi hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
  2. Đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
  3. Đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
  4. Đối với hành vi không có giấy xác nhận đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Câu hỏi 5 (1 điểm)

Mức phạt tiền đối với tổ chức có hành vi không có báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường gửi cơ quan chức năng theo quy định là bao nhiêu tiền?

  1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  2. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  3. 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  4. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Câu hỏi 6 (1 điểm)

Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị là bao nhiêu tiền?

  1. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  2. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
  3. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  4. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Câu hỏi 7 (1 điểm)

Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông mà làm chết người thì sẽ bị xử lý với mức phạt nào sau đây?

  1. Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
  2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  4. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Câu hỏi 8 (1 điểm)

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người phạm tội gây ô nhiễm môi trường còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung nào sau đây?

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  3. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  4. Phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng.

Câu hỏi 9 (1 điểm)

Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm?

  1. Tất cả các phương án đều đúng.
  2. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam.
  3. Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  4. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Câu hỏi 10 (1 điểm)

Theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người có hành vi phạm tội hủy hoại rừng nào dưới đây bị xử phạt tiền 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm?

  • Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2.
  • Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2.
  • Tất cả các phương án đều đúng.
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 7.000 m2.

Câu hỏi 11 (1 điểm)

254. Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người có hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên mà gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên thì bị xử lý với mức phạt nào sau đây?

  1. Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  2. Tất cả các phương án đưa ra đều đúng.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  4. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Câu hỏi 12 (1 điểm)

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 không quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nào dưới đây?

  1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức hộ gia đình và cá nhân.
  2. Bảo vệ môi trường không dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
  3. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
  4. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an ninh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

Câu hỏi 13 (1 điểm)

Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc môi trường gồm?

  1. Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời.
  2. Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển.
  3. Tất cả các phương án đều đúng.
  4. Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng; Môi trường đất, trầm tích; Phóng xạ; Nước thải, khí thải, chất thải rắn; Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường; Đa dạng sinh học.

Câu hỏi 14 (1 điểm)

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, hệ thống quan trắc môi trường gồm?

  1. Chỉ quan trắc môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  2. Tất cả các phương án đều đúng.
  3. Chỉ quan trắc môi trường cấp tỉnh.
  4. Quan trắc môi trường quốc gia, môi trường cấp tỉnh, môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Câu hỏi 15 (1 điểm)

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì khái niệm “Môi trường” được hiểu theo nghĩa nào sau đây?

  1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
  2. Môi trường là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
  3. Môi trường là các yếu tố tự nhiên bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người.
  4. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất như đất, nước, không khí ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người.

Câu hỏi 16 (1 điểm)

Trong sản xuất nông nghiệp người sản xuất phải thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
  2. Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường.
  3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
  4. Tất cả các phương án đều đúng.

Câu hỏi 17 (1 điểm)

Tìm ra phương án sai nào dưới đây trong các nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014?

  1. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
  2. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng nhiều tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
  3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
  4. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Câu hỏi 18 (1 điểm)

Câu nói nào sau đây là đúng?

  1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật.
  2. Tất cả các phương án đều đúng.
  3. Nhà nước có chính sách khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.
  4. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.

Câu hỏi 19 (1 điểm)

Kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc?

  1. 10 ngày.
  2. 7 ngày.
  3. 8 ngày.
  4. 9 ngày.

Câu hỏi 20 (1 điểm)

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì khái niệm “Ứng phó với biến đổi khí hậu” được hiểu theo nghĩa nào dưới đây?

  1. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
  2. Tất cả các phương án đều đúng.
  3. Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu.
  4. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 21 (1 điểm)

Để bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây ?

  1. Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.
  2. Thu gom, xử lý nước thải không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  3. Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
  4. Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 22 (1 điểm)

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng đồng có quyền và trách nhiệm nào dưới đây?

  1. Cơ quan quản lý về biến đổi khí hậu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó và biến đổi hậu.
  2. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
  3. Tất cả các phương án đều đúng.
  4. Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu, trừ thông tin danh mục bí mật nhà nước.

Câu hỏi 23 (1 điểm)

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nào sau đây?

  1. Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật.
  2. Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
  3. Tất cả các phương án đều đúng.
  4. Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường.

Câu hỏi 24 (1 điểm)

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 không đưa ra những quy định nào sau đây về phí bảo vệ môi trường?

  1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
  2. Mức phí bảo vệ môi trường không được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
  3. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.
  4. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau: Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Câu hỏi 25 (1 điểm)

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác là khái niệm của cụm từ nào sau đây?

  1. Chất thải nguy hại.
  2. Chất thải rắn.
  3. Chất thải phóng xạ.
  4. Chất gây ô nhiễm.

Câu hỏi 26 (1 điểm)

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật được hiểu là khái niệm của cụm từ nào sau đây?

  1. Suy thoái môi trường.
  2. Sự biến đổi của môi trường.
  3. Không có đáp án đúng.
  4. Ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 27 (1 điểm)

Đơn vị nào phải có trách nhiệm lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của từng dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông?

  1. Nhà thầu thi công xây dựng.
  2. Sở Giao thông vận tải.
  3. Sở Tài nguyên và môi trường.
  4. Chủ dự án.

Câu hỏi 28 (1 điểm)

Việc lưu giữ các loại chất thải y tế phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây?

  1. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày.
  2. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 02 lần/ngày.
  3. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 04 lần/ngày.
  4. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 03 lần/ngày.

Câu hỏi 29 (1 điểm)

Tổ chức, cá nhân vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có khối lượng từ bao nhiêu kilogam/chuyến trở lên yêu cầu phải có Giấy phép vận chuyển?

  1. Trên 1.500 kilogam.
  2. Từ 1.000 kilogam trở lên.
  3. Trên 500 kilogam.
  4. Trên 100 kilogam.

Câu hỏi 30 (1 điểm)

Lộ trình tiêu chuẩn khí thải mức 5 áp dụng cho các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới từ thời điểm nào?

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
  2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
  4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Câu hỏi 31 (1 điểm)

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y phải đăng ký lưu hành thuốc thú y với cơ quan nào sau đây?

  1. Cục Thú y.
  2. Hội đồng nhân dân các cấp.
  3. Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố.
  4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Câu hỏi 32 (1 điểm)

Xử lý phụ phẩm cây trồng được hiểu theo nghĩa nào sau đây?

  1. "Xử lý phụ phẩm cây trồng” là việc áp dụng giải pháp công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp làm tăng hiệu quả sử dụng; không làm ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
  2. “Xử lý phụ phẩm cây trồng” là việc áp dụng giải pháp công nghệ và kỹ thuật phù hợp làm tăng hiệu quả sử dụng.
  3. “Xử lý phụ phẩm cây trồng” là việc áp dụng giải pháp không làm ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
  4. “Xử lý phụ phẩm cây trồng” là việc áp dụng giải pháp công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp không lan truyền sinh vật gây hại, không gây ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 33 (1 điểm)

Đơn vị nào có trách nhiệm bố trí nhà vệ sinh, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải, công trình xử lý nước thải tạm thời trên công trường thi công, văn phòng điều hành công trường và khu vực lán trại công nhân?

  1. Nhà thầu thi công xây dựng.
  2. Chủ dự án.
  3. UBND cấp xã.
  4. Sở Tài nguyên và môi trường.

Câu hỏi 34 (1 điểm)

Tổ chức giám sát, đôn đốc thực thi các biện pháp quản lý, thu gom, xử lý chất thải khi thi công công trình xây dựng thuộc trách nhiệm của cơ quan nào sau đây?

  1. Đơn vị thầu.
  2. Đơn vị thi công.
  3. UBND cấp xã, cấp huyện.
  4. Chủ dự án.

Câu hỏi 35 (1 điểm)

Các quy định về mai táng phải thực hiện như thế nào?

  1. Mai táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm không cần xử lý bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn.
  2. Chỉ có những người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A phải được xử lý bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
  3. Mai táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định của Bộ Y tế phải được xử lý bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn hoặc vôi bột theo quy định của Bộ Y tế.
  4. Tất cả các phương án đưa ra đều đúng.

Câu hỏi 36 (1 điểm)

Theo Luật Chăn nuôi năm 2018 có những quy định nào dưới đây để xử lý nước thải trong chăn nuôi?

  1. Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
  2. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  3. Tất cả các phương án đưa ra đều đúng.
  4. Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng.

Câu hỏi 37 (1 điểm)

Để bảo vệ rừng sản xuất, không được thực hiện biện pháp nào sau đây ?

  1. Tất cả các phương án trên đều đúng.
  2. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
  3. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng sản xuất theo quy định của Luật Lâm nghiệp, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
  4. Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất không được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.

Câu hỏi 38 (1 điểm)

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây?

  1. Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
  2. Tất cả các phương án đều đúng.
  3. Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp.
  4. Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.

Câu hỏi 39 (1 điểm)

Tại hộ gia đình, nơi quàn ướp thi hài (lưu giữ thi hài) cần được lưu giữ trong điều kiện nào sau đây?

  1. Có người trông coi thường xuyên để bảo vệ thi hài tránh côn trùng, súc vật xâm nhập.
  2. Tất cả các phương án đưa ra đều đúng.
  3. Thi hài được phủ kín bằng chăn hoặc vải.
  4. Nơi giữ phải thông thoáng trong nhà.

Câu hỏi 40 (1 điểm)

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy tắc ứng xử nào sau đây nên làm khi đi đến những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm.
  2. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, xâm hại lợi ích của tập thể, cá nhân.
  3. Thực hành, ủng hộ mê tín dị đoan.
  4. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung.

2. Tài liệu tham khảo trả lời cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường

+ Hiến pháp năm 2013

+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

+ Luật An toàn thực phẩm

+ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật

+ Luật Lâm nghiệp

+ Luật Thú y năm 2015

+ Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010

+ Luật Trồng trọt

+ Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

+ Luật Xử lý vi phạm hành chính

+ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường

+ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 quản lý động thực vận quý hiếm

+ Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh về nông nghiệp

+ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

+ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp

+ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự xã hội

+ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

+ Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng chính phủ

+ Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng

+ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bện động vật trên cạn

+ Thông tư số 15/VBHN-BGTVT ngày 30/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải

+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại

+ Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải

+ Thông tư số 152/2011 ngày 11/11/2011 về hướng dẫn Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường

+ Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

+ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quản lý chất thải y tế

+ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT ngày 22/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên môi trường.

+ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT ngày 22/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên môi trường

+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 05/6/2015 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

+ Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018 quy định mức hỗ trợ đối với người dân bị ảnh hưởng môi trường

+ Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội

+ Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND Thành phố Hà Nội

+ Thông báo số 290/TB-UBND ngày 17/8/2016 của UBND Thành phố Hà Nội

+ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã

+ Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 của UBND Thành phố Hà Nội

+ Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 03/7/2017 của UBND Thành phố Hà Nội

+ Kế hoạch 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 của UBND Thành phố Hà Nội

Từ khóa » đáp án Cuộc Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường