Đáp án Thi Tìm Hiểu Quy định Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham ...

Đáp án thi Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2022thitructuyen.tiengiang.gov.vn Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Tiền Giang" năm 2022 đã chính thức được phát động đến đông đảo người dân là cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động đang công tác, học tập tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Để tham gia dự thi người chơi truy cập vào địa chỉ thitructuyen.tiengiang.gov.vn để đăng kí tài khoản và làm bài dự thi. Sau đây là chi tiết câu hỏi và gợi ý đáp án  thi Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2022 tỉnh Tiền Giang.

  • Mẫu bìa bài dự thi tìm hiểu pháp luật về Phòng chống tham nhũng 2022

Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2022

  • Đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Tiền Giang năm 2022

Đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Tiền Giang năm 2022

Câu 1: Biểu hiện rõ nét của tiêu cực là gì?

A. Là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị

B. Là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị

C. Là tha hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị

D. Là biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị

Câu 2: Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì xử lý như sau:

A. Nhập vào quỹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức

B. Chia cho nhân viên sử dụng

C. Tiếp nhận, bảo quản, làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Câu 3: Thẩm quyền giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng?

A. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình)

B. Thanh tra tỉnh

C. Công an tỉnh

D. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng

Câu 4: Theo Luật PCTN 2018, người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào?

A. Phải hoàn trả phần giá trị mà mình cho phép sử dụng trái quy định và bồi thường thiệt hại

B. Không chịu trách nhiệm bồi thường

C. Bồi thường 50% giá trị mà mình cho phép sử dụng

Câu 5: Khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong trường hợp nào?

A. Khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách

B. Khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ

C. Khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác hoặc trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách

D. Khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách

Câu 6: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật trong trường hợp nào sau đây?

A. Chủ động xin thôi việc trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý

B. Chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

C. Chủ động xin thôi việc ngay khi phát hiện hành vi tham nhũng

D. Chủ động xin từ chức ngay khi phát hiện hành vi tham nhũng

Câu 7: Cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng thì bị xử lý như thế nào?

A. Bị xử lý kỷ luật và Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra

B. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự và Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra

C. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra

D. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật

Câu 8: Xử lý như thế nào đối với tài sản tham nhũng?

A. Nếu tại thời điểm phát hiện hành vi tham nhũng mà tài sản đó vẫn còn thì thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật

B. Thu hồi và tịch thu theo quy định của pháp luật trong mọi trường hợp

C. Phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật

D. Tất cả đều sai

Câu 9: Trong thời hạn bao nhiêu ngày phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền bán quà tặng bằng hiện vật:

A. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán quà tặng

B. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bán quà tặng

C. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng

Câu 10: Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị không từ chối được quà tặng thì thực hiện như thế nào?

A. Nhận quà tặng và lưu giữ tại cơ quan, đơn vị

B. Tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định

C. Nhận và sử dụng quà tặng

Câu 11: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao” là gì?

A. Trách nhiệm giải trình

B. Xác minh vụ việc

C. Thông báo kết luận

D. Họp báo thông tin

Câu 12: Ai có trách nhiệm công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng?

A. Cơ quan thanh tra

B. Cơ quan kiểm toán nhà nước

C. Người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán

D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Cơ quan nào sau đây có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng?

A. Thanh tra Chính phủ

B. Bộ Công an

C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Quản lý việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo thẩm quyền là trách nhiệm của cơ quan nào sau đây?

A. Chính phủ

B. Thanh tra Chính phủ

C. Bộ Công an

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Câu 15: Thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước là trách nhiệm của cơ quan nào sau đây?

A. Chính phủ

B. Thanh tra Chính phủ

C. Bộ Công an

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Câu 16: Hành vi nào sau đây là hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống?

A. Có hành vi chạy chức, chạy quyền nhằm tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định

B. Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử trái quy định

C. Có hành vi bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định

D. Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định

Câu 17: Đối với quà tặng bằng hiện vật, số tiền bán quà tặng được thực hiện như thế nào?

A. Thưởng cho công chức, viên chức cuối năm

B. Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng.

C. Nộp tất cả vào ngân sách nhà nước.

Câu 18: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định nội dung gì?

A. Phòng ngừa, phát hiện tham nhũng

B. Xử lý tham nhũng

C. Hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

D. Tất cả nội dung trên

Câu 19: Thời hạn công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập là bao nhiêu ngày?

A. 05 ngày kể từ ngày ban hành kết luận xác minh tài sản, thu nhập

B. 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận xác minh tài sản, thu nhập

C. 10 ngày kể từ ngày ban hành kết luận xác minh tài sản, thu nhập

D. 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận xác minh tài sản, thu nhập

Câu 20: Nội dung nào sau đây là nội chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực?

A. Ban hành, tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tiêu cực

B. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực gắn với phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

C. Chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm

D. Tất cả đều đúng

Đáp án thi Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2021 đợt 6

1. Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, tài sản tham nhũng phải được xử lý:

A. Thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật;B. Thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật;C. Thu hồi hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.

2. Người phải kê khai tài sản, thu nhập gồm:

A. Cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.B. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dânC. Cả A và B Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

3. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:

A. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên;B. Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;C. Cả A và B đều đúng;Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm:

A. Tố cáo, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng;B. Phản ánh, tố cáo theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng;C. Phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũngĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác:

A. Phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;B. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.C. Cả A và B đều đúngĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Đáp án thi Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2021 đợt 5

1. Một trong các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước là:

A. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;

B. Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

C. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng:

A. Tự mình tham gia phòng, chống tham nhũng;

B. Thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng;

C. Cả A và B đúng.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

3. Đâu là giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị:

A. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động; xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;

B. Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính; ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý; thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn;

C. Cả A và B đều đúng Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

4. A ở chung nhà với ba mẹ ruột. Nhà do ba mẹ đứng tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền đất. Khi kê khai tài sản, thu nhập:

A. A không phải kê khai căn nhà đang ở

B. A phải kê khai căn nhà đang ở vì có quyền sử dụngĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

C. A phải kê khai căn nhà đang ở nếu ba mẹ có hứa cho A căn nhà này

5. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn là:

A. Những việc phải làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm đảm bảo liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ;

B. Những việc phải làm phù hợp với pháp luật hoặc đặc thù nghề nghiệp nhằm đảm bảo liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ;

C. Những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm đảm bảo liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

6. Theo bạn, tại thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực nào dễ phát sinh hành vi tham nhũng nhất? Giải pháp nào để phòng ngừa hiệu quả việc phát sinh hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này?

Trả lời:

Một là: Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Quản lý kinh tế là lĩnh vực xảy ra tham nhũng phổ biến nhất, với tần suất nhiều nhất và số tài sản rất lớn. Trong lĩnh vực này, tham nhũng thường diễn ra ở các khâu, công đoạn với những thủ đoạn chủ yếu sau:

- Trong công tác lập, duyệt dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Thủ đoạn chủ yếu: Người có thẩm quyền giao dự toán thu thấp hơn khả năng thực tế lập và giao dự toán thu bỏ qua không bao quát quản lý các nguồn thu; Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng kéo dài dự án; Duyệt dự toán cho xây dựng trụ sở cơ quan, trang thiết bị đắt tiền vượt định mức Nhà nước...

- Trong quản lý thu ngân sách Nhà nước. Thủ đoạn chủ yếu: Lơ là, bỏ qua đối tượng phải nộp thuế, bỏ sót nguồn thu của các đối tượng có những khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước; Áp mức thu thuế khoán thấp, không sát thực tế nhiều lần cho đối tượng nộp thuế; Áp giá tính thuế, chủng lợi hàng có thuế xuất nhập khẩu thấp đối với hàng nhập khẩu có giá trị cao với thuế xuất nhập khẩu cao để giảm thuế nhập khẩu phải nộp; Thông đồng trong kiểm hóa, xác lập thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về số lượng, chủng loại, chất lượng để trốn thuế xuất nhập khẩu và hoàn khống thuế giá trị gia tăng; Lập chứng từ hồ sơ khống, thông đồng giữa các cơ quan đơn vị và với cán bộ cơ quan thuế để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng; Nhập khẩu hàng hóa dưới danh nghĩa hàng viện trợ, hàng hóa cho các chương trình dự án được miễn thuế nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác hoặc bán ra thị trường kiếm lời; Lập, kiểm tra quyết toán thuế hàng năm không chính xác để giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; Thực hiện miễn giảm thuế cho đối tượng nộp thuế không đúng qui định về nội dung, đối tượng miễn giảm, không đúng thẩm quyền người ra quyết định miễn giảm; Bỏ nguồn thu ngoài ngân sách lập quĩ trái phép ở một số đơn vị, cấp chính quyền. Cán bộ quản lí thu thuế tiêu tiền thuế phải nộp; Bỏ qua không xử lí các sai phạm của các đối tượng trong quá trình quản lí, thanh tra, kiểm tra để ăn chia tiền sai phạm...

- Trong quản lý chi ngân sách nhà nước, như:

Trong chi hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Người tham nhũng dùng thủ đoạn gian dối, quan hệ với các đơn vị kinh tế, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp, cửa hàng mua hóa đơn đỏ do Bộ Tài Chính phát hàng hoặc thỏa thuận làm hợp đồng kinh tế, chứng từ kế toán giả mạo về mua sắm tài sản, sửa chữa nhỏ để lập chứng từ, bản thống kế khống khối lượng, công việc không làm để hạch toán, thanh quyết toán vốn chi ngân sách rút ruột nhà nước; Mua hàng hóa, vật tư ít nhưng ghi hóa đơn là mua nhiều, mua hàng với giá rẻ ghi hàng hóa đơn với giá đắt; Thông đồng thanh quyết toán các khoản chi không có trong dự toán được duyệt; Thực hiện các khoản chi, mua sắm trang thiết bị xa hoa, lãng phí vượ định mức của Nhà nước; Lấy tiền ngân sách chi cho những nội dung không được phép chi như chi quà biếu dưới dạng tiền hoặc hiện vật vào các dịp lễ tết.

Trong quản lý, đầu tư xây dựng, chi cho các chương trình, dự án. Điển hình như: Chỉ định thầu thi công không đúng chế độ qui định để được thực hiện thi công và thanh toán giá cao; Thông đồng dàn xếp trong tổ chức đấu thầu để trúng thầu được thanh toán với giá cao so với chi phí thi công; Lập hồ sơ phiếu giá khối lượng xây dựng hoàn thành để thanh toán vốn đầu tư trước khi có khối lượng thực tế thi công để chiếm dụng vốn của Ngân sách; Khai khống khối lượng công việc mà thực tế không thi công, không làm hoặc một số công việc không có trong dự toán, thiết kế mà thực tế có phát sinh nhưng làm ít kê khai nhiều hạch toán vào giá trị công trình để thanh quyết toán vốn; Mua vật tư, nguyên liệu, thiết bị không đúng số lượng, chủng loại và đơn giá theo dự toán, thiết kế, mua số lượng ít kê khai mua nhiều, mua loại kém chất lượng để thi công nhưng lại quyết toán công trình loại vật tư thiết bị chất lượng tốt giá cao; Thông đồng lập hồ sơ thanh toán tiền đến bù giải phóng mặt bằng nhiều hơn so với thực tế bằng hình thức khai tăng diện tích đất, cơ sở hạ tầng phải đền bù, phân cấp nhà tốt hơn thực tế từ đó áp giá đền bù cao hơn qui định cho phép.

Trong quản lý tài chính doanh nghiệp: Mua hàng hóa, nguyên liệu với giá thấp, lập lại chứng từ, bảng kê khai hàng hóa mua với giá cao để ăn chênh lệch giá; Mua hóa đơn của các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cửa hàng lập khống chứng từ chi về mua hàng, chỉ sửa chữa nhỏ tài sản. Hạch toán khống các khoản chi tiếp khách hội nghị, hội thảo vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Mua tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện đã cũ, lạc hậu về công nghệ nhưng kí hợp đồng thỏa thuận, thông đồng, móc nối với biên bản mua theo giá cao, theo loại tài ản, máy móc, thiết bị, công nghệ mới; Bán hàng, nguyên liệu, tài sản loại chính phẩm cho người thân, bạn bè hoặc những người có chức quyền của doanh nghiệp nhà nước nhưng khi viết phiếu bán hàng lại ghi là hàng hóa, kém chất lượng theo giá thu hồi, tận dụng; Lập dự án đầu tư không phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, không tính đến hiệu quả kinh tế để gian lận tham ô qua hoạt động chi đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị máy móc; Sử dụng các nguồn lực Nhà nước giao với cơ chế ưu đãi như đất đai sai mục đích hoặc bán sang tay để kiếm lời cho các cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp; Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp thấp trong quá trình thanh lí tài sản hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp để mua với giá thấp thu lợi cho cá nhân; Người có thẩm quyền phê duyệt cho doanh nghiệp hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước không đúng đối tượng như ưu đãi về vốn vay, về miễn giảm thuế, về giao và thu đất để trục lợi…

Hai là: Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng ngân sách, quản lý tài sản công.

Lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng ngân sách, tài sản công thường là “mỏ vàng” cho các hành vi tham nhũng. Chính tâm lý coi tài sản của nhà nước là “của chùa” của một bộ phận công chức là một trong những nguyên nhân quan trọng để tham nhũng trong lĩnh vực này nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Trong lĩnh vực này, tham nhũng chủ yếu xảy ra ở các đơn vị được thụ hưởng ngân sách nhà nước và được giao quản lý các tài sản của nhà nước. Hiện tượng tham nhũng phổ biến chủ yếu là vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách để trục lợi như: chi tiêu tiền của cơ quan, đơn vị không đúng mục đích, trái nguyên tắc; thu tiền không nhập quỹ, không vào sổ sách; lợi dụng sơ hở trong chính sách và sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, làm khống chứng từ để chia nhau; khai tăng giá khi mua sắm các thiết bị, tài sản công, mua đắt hơn giá thị trường, hai bên thông đồng với nhau để ghi giá vào hóa đơn cao hơn giá thanh toán thực tế hoặc người mua hàng chiếm đoạt tiền hoa hồng...

Ba là: Tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.

Tín dụng, ngân hàng là một trong những lĩnh vực mà tham nhũng đang xảy ra rất nghiêm trọng. Đây là lĩnh vực luôn chứa đựng những điều kiện thuận lợi để tham nhũng có thể tồn tại và phát triển. Thực tiễn thời gian quan cho thấy, phần lớn số vụ tham nhũng xảy ra đều ít nhiều liên quan đến lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Trong lĩnh vực này, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để chiếm đoạt tiền, tài sản của ngân hàng rất tinh vi như: cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế, những quy định có tính nguyên tắc trong lĩnh vực ngân hàng, không tuân thủ các quy định về thế chấp, thẩm định tài sản thế chấp, các quy định về thủ tục cho vay, mức cho vay, thời hạn hoàn trả... dẫn đến tiếp tay cho kẻ tham nhũng. Cụ thể: lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, sách nhiễu, vòi vĩnh, đòi tiền bồi dưỡng trong duyệt chi, cấp vốn; thông đồng, tư vấn cho khách hàng hợp thức hóa những tài liệu, luồn lách qua những kẽ hở của luật pháp để vay được vốn và sau đó lừa đảo; thông đồng với đối tượng bỏ sót nguồn thu, áp mức thu thấp để vụ lợi ; xác định số dư khống cho các đơn vị để được nhận quà cáp; thông đồng với khách hàng nâng giá trị tài sản thế chấp để vay được nhiều, châm chước bỏ qua nhiều thủ tục về nguyên tắc để vụ lợi; tạo ra hồ sơ bất động sản giả để đưa đi thế chấp ngân hàng; dùng một tài sản để thế chấp, cầm cố ở nhiều ngân hàng khác nhau; tạo ra các dự án đầu tư và phương án kinh doanh giả để vay tiền; khai khống giá trị tài sản, khai khống quyết toán từ lỗ thành lãi để được vay nhiều...; Làm trái nguyên tắc, cho vay vượt quá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phát sinh nợ khó đòi, làm hồ sơ xin xóa nợ xấu... ăn chia với doanh nghiệp. Nhân viên ngân hàng lợi dụng nhiệm vụ được giao vay tiền ngân hàng để cho vay lại với lãi suất cao; Thi hành trái nguyên tắc miễn giảm thuế, sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu móc nối với công chức thoái hóa, biến chất, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước.

Bốn là: Tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản.

Đầu tư, xây dựng cơ bản là lĩnh vực xảy ra tham nhũng hết sức phổ biến. Đây là lĩnh vực thường có số vốn đầu tư rất lớn từ ngân sách nhà nước, trong khi đó cơ chế quản lý lại tương đối lỏng lẻo, chính vì vậy tham nhũng xảy ra nhiều, đồng thời số tiền bị thất thoát thường rất lớn. Trong lĩnh vực này, tham nhũng xảy ra ở mọi công đoạn, từ khâu quy hoạch, lập, duyệt dự án, thiết kế, thi công, thanh tra, kiểm tra, đến nghiệm thu thanh toán, quyết toán với các hành vi phổ biến như: Rút ruột công trình, thay thế các nguyên vật liệu, chất lượng, đắt tiền bằng các loại khác kém chất lượng không đảm bảo hiệu quả cho công trình; Thiếu trách nhiệm nghiêm trọng trong việc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết tồn tại, xử lí các sai phạm đối với tập thể và các nhân trong việc thực hiện công trình xây dựng cơ bản; Đo đạc không chính xác do thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng ví dụ đo độ cao không đúng, xác định cấp đấ đa không đúng, đá ít thì xác định là nhiều. Khi thi công một số dấu vết đã mất đi và tính toán cũng phức tạp do đó tham nhũng trong lĩnh vực này rất tinh vi và khó phát hiện; Tăng cự ly vận chuyển vật liệu cho xây lắp, đào đắp công trình, vận dụng sai các định mức kinh tế, kĩ thuật làm tăng đơn giá xây lắp, tăng chi phí cho các dự án; Các nhà thầu thỏa thuận với nhau trong đấu thầu để một nhà thầu trúng thầu thì làm hồ sơ đầy đủ và tốt hơn, còn các nhà thầu khác cùng tham gia đấu thầu gói thầu. Giá bỏ thầu của nhà thầu trúng thầu thường sát giá trần còn các nhà thầu khác thì bỏ giá rất cao hoặc cố ý vi phạm các điều của hồ sơ mời thầu để bị loại ra. Có dự án dự toán duyệt sai về giá trị nhưng các nhà thầu vẫn bỏ sát giá được duyệt sai ấy; Ăn bớt công đoạn thi công, không thực hiện đúng qui trình thi công, thi công không đúng phương án đã lập trong hồ sơ dự án để bớt chi phí; Dùng nhiều thủ đoạn để rút tiền ra tham ô hoặc đưa hối lộ như chi tiền bằng giấy đề nghị thanh toán mua vật tư, vật liệu nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo và ghi nợ công trình (cho đội thi công). Người có quyền thì lấy tiền còn người kí vào phiếu chỉ biết kí mà không được nhận tiền.

Năm là: Tham nhũng trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo.

Trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, tham nhũng cũng đang là nỗi bức xúc của toàn xã hội. Đây là những lĩnh vực được xem là ...của xã hội thế nhưng tham nhũng lại đang có những diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc cho xã hội như: vòi vĩnh, bỏ mặc người bệnh để nhận phong bì. Trong lĩnh vực y tế vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là đạo đức của y, bác sĩ; thái độ, tinh thần, ý thức trách nhiệm đối với người bệnh của cán bộ y tế; Tình trạng phải cho tiền, đưa phong bì cho cán bộ y tế đã trở thành phổ biến ở các cơ sở y tế; Tình trạng giá thuốc tăng cao bất hợp lý, thiếu sự kiểm soát, khi nhiều loại thuốc, nhất là thuốc nhập ngoại có giá cao hơn gấp nhiều lần so với giá thuốc sản xuất trong nước cũng như so với giá trị thật của loại thuốc đó; Tình trạng thông đồng giữa thầy thuốc với dược viên để kê đơn, chỉ định quầy mua thuốc hưởng hoa hồng, đơn thuốc càng cao thì hoa hồng càng lớn; Tình trạng lấy thuốc, thiết bị vật tư của nhà nước đem ra thị trường bán chia nhau hoặc bán cho bệnh nhân trong bệnh viện; Kê đơn thuốc cho bệnh nhân nhiều loại thuốc ngoại đăt tiền để hưởng hoa hồng hoặc nhận quà tặng của các cơ sở kinh doanh dược móc nối đưa bệnh nhân từ bệnh viện công ra phòng khám tư ảnh hưởng đến sức khỏe và lãng phí đối với bệnh nhân; Xin nguồn ngân sách đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng chưa quan tâm đào tạo cán bộ sử dụng làm cho hiệu quả sử dụng chưa cao.... tất cả những vấn đề này đã và đang làm gia tăng các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tham nhũng cũng là vấn đề đang gây bức xúc lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo, làm cho lĩnh vực này đang dần được thương mại hóa. Tham nhũng trong lĩnh vực này diễn ra ở rất nhiều khâu, từ khâu tuyển sinh, chấm thi, kiểm tra, đánh giá đến các khâu dạy thêm, học thê, các khoản đóng góp, ứng dụng thiết bị dạy học, cấp bằng, chứng chỉ... Biểu hiện của nó là: Đặt ra các khoản thu ngoài qui định, sách nhiễu, nhận tiền, quà biếu của phụ huynh học sinh; chạy trường, chạy điểm, chạy bằng cấp, cho điểm không đúng thực chất để để nhận tiền hối lộ của học sinh, sinh viên; Sử dụng lãng phí thất thoát tài sản của Nhà nước, tham ô trong mua sắm, sử dụng kinh phí, trang thiết bị dạy học, xây dựng cơ sở vật chất của các nhà trường; Tổ chức đấu thấu sai qui định, thông thầu, lập các quĩ trái phép để chi tiêu sai nguyên tắc, lập chứng từ khống thanh toán sai qui định, lập hai sổ kế toán để đối phó...

Sáu là: Tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp, thanh tra, kiểm tra.

Tư pháp là lĩnh vực hoạt động bảo vệ pháp luật, đảm bảo sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật. Trong phòng, chống tham nhũng các cơ quan tư pháp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lượng chủ yếu, nòng cốt trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, trên thực tế không ít các cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật và một bộ phận không nhỏ cán bộ công tác trong lĩnh vực này lại đang lao vào vòng xoáy của tham nhũng, lợi dụng hoạt động bảo vệ pháp luật, thực hiện công lý để tham nhũng, tiếp tay cho những kẻ tham nhũng vì mục đích vụ lợi.

Đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Câu 1. Luật Phòng, chống tham những năm 2018 có hiệu lực thì hành khi nào?

A. 01/7/2019Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

B. 20/11/2018

C. 04/12/2018

D. 23/11/2019.

Câu 2. Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là?

A. Phòng, chống tham những khu vực ngoài nhà nước

B. Kiểm soát xung đột lợi ích

C. Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập

D. Cả 3 phương án trên.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 3. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?

A. Trong cơ quan, tổ chức của nhà nước

B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khuvực ngoài nhà nướcĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

C. Trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước

D. Trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Câu 4. Có bao nhiêu hành ví tham nhũng trong khu vực nhà nước?

A. 03 hành vị

B. 05 hành vi

C. 07 hành vi

D. 12 hành viĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 5. Trong số những hành vi sau đây, hành vi nào không phải hành vi tham nhũng?

A. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

B. Công chức lừa đảo chiếm đoạt tải sản

C. Công chức nhũng nhiễu vì vụ lợi

D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 6. Hành vi nhận tiền, sửa điểm thi là hành vi nào trong số các hành vi sau đây?

A. Gian lận trong thi cử

B. Nhận hối lộ

C. Tiêu cực

D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 7. Tài sản tham nhũng là tài sản nào sau đây?

A. Tài sản do tham ô mà có

B. Tải sản có được từ hành vi tham nhũng, có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng

C. Tài sản do nhận hồi lộ mà có

D. Cả ba trường hợp trên.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 8. Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi gì?

A. Trộm cắp

B. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

C. Tham ô

D. Biển thủ.

Câu 9. Nội dung giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định

B. Thẩm quyền ban hành quyết định

C. Nội dung của quyết định

D. Cả ba phương án trên.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 10. Người có chức vụ, quyền hạn không bị cấm việc nào sau đây?

A. Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân

B. Mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp tưĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

C. Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị

D. Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.

Câu 11. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không bị cấm làm việc nào sau đây?

A. Tuyển dụng con, anh, chị, em ruột vào cơ quan, tổ chức, đơn vị mìnhĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

B. Bổ nhiệm vợ (chồng), con giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự

C. Bố trí vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột làm kế toán trưởng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình

D. Làm thủ quỹ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Câu 12. Người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng nào dưới đây của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình?

A. Từ 5 trăm nghìn đồng trở lên

B. Từ 2 triệu đồng trở lên

C. Từ 10 triệu đồng trở lên

D. Không được nhận.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 13. Người được giao thực hiện nhiệm vụ công vụ nếu biết nhiệm vụ công vụ được giao có xung đột lợi ích thì cần ứng xử như thế nào?

A. Phải tạm dừng việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

B. Phải báo cáo người có thắm quyền để xem xét, xử lýĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

C. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và sau đó báo cáo người có thấm quyền

D. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và tránh các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực.

Câu 14. Công việc nào trong số những công việc sau đây có mục đích phòng ngừa tham nhũng?

A. Luân chuyển cán bộ

B. Điều động cán bộ

C. Chuyển đổi vị trí công tácĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

D. Biệt phái cán bộ.

Câu 15. Thời hạn chuyển đỗi vị trí công tác được quy định như thế nào?

A. 02 năm

8. 05 năm

C. 02 đến 05 năm theo đặc thù của từng lĩnh vựcĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

D. 04 năm

Câu 16. Những vị trí nào sau đây phải được chuyển đồi vị trí công tác?

A. Làm việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ

B. Quản lý tài chính công, tài sản công

C. Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khác

D. Tất cả các trường hợp trên.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 17. Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện chuyển đỗi vị trí công tác?

A. Người đang bị xem xét, xử lý kỷ luật

B. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử

C. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận

D. Cả ba phương án trên.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 18. Việc thanh toán không dùng tiền mặt bắt buộc đối với các khoản thu chi nào sau đây?

A. Trên 2 triệuĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

B. Trên 5 triệu

C. Lương hàng tháng

D. Các khoản chỉ lương, thưởng và chỉ khác có tính chất thường xuyên.

Câu 19. Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?

A. 1995

B. 1998

C. 2005Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

D. 2012

Câu 20. Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập?

A. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ

B. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

C. Thanh tra Chính phủĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

D. Tòa án nhân dân tối cao.

Câu 21. Người nào sau đây không phải kê khai tài sản, thu nhập?

A. Thanh tra viên

B. Giáo viênĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

C. Thẩm phán

D. Giám đốc bệnh viện công.

Câu 22. Người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có bắt buộc phải kê khai tài sản thu nhập không?

A. CóĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

B. Không

C. Chỉ những người đứng đầu tỏ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước mới phải kê khai.

D. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phải kê khai.

Câu 23. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản nào?

A. Tài sản của mình

B. Tài sản của mình và tải sản của cha, mẹ, vợ, con mình

C. Tài sản của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên

D. Tài sản của mình và tài sản chung với vợ, chồng, con chưa thành niên.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 24. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm những nội dung nào sau đây?

A. Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập

B. Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm

C. Kiến nghị của người có thẩm quyên xử lý vi phạm quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập

D. Cả ba phương án trên.Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

Câu 25. Cán bộ, công chức phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì phải xử lý như thế nào?

A. Tố cáo với cơ quan thanh tra nhà nước

B. Tố cáo với cơ quan điều tra

C. Báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mìnhĐáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn

D. Cả ba phương án trên.

B. Phần tự luận

Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?

Tham khảo tại bài viết: Trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?

Trên đây là Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2021. Qua đó các bạn sẽ hoàn thành cuộc thi với kết quả cao nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » đáp án Cuộc Thi Phòng Chống Tham Nhũng 2021 Violet