Đáp án Tìm Hiểu Pháp Luật Trẻ Em Và Kỹ Năng Phòng Tránh Xâm Hại ...

Đáp án Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An GiangCuộc thi tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An GiangMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em” trên địa bàn tỉnh An Giang phát động ngày 15-6-2020 và tiếp nhận bài dự thi đến 17 giờ, ngày 30-10-2020. Mời các bạn tham khảo đáp án sau đây.

Câu hỏi Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An Giang

  • 1. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An Giang trắc nghiệm
  • 2. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An Giang tình huống
  • 3. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An Giang tự luận

1. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An Giang trắc nghiệm

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pháp luật Việt Nam quy định trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

  1. Là người dưới 18 tuổi
  2. Là người dưới 17 tuổi
  3. Là người dưới 16 tuổi ✔
  4. Là người dưới 15 tuổi

Câu 2: Hành vi nào sau đây được coi là xâm hại trẻ em?

  1. Hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác ✔
  2. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý
  3. Là hành vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán
  4. Là các hành vi gây thương tổn

Câu 3: Luật Trẻ em quy định, hành vi nào dưới đây bị coi là “bóc lột trẻ em” và bị cấm theo Luật Trẻ em?

  1. Hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động;
  2. Trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm Mục đích xâm hại tình dục trẻ em;
  3. Cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
  4. Cả 03 đáp án trên ✔

Câu 4: Hành vi Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng ✔
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
  4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Câu 5: Hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia phục vụ đánh bạc dưới mọi hình thức bị xử phạt như thế nào?

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ✔
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Câu 6: Theo Công ước của Liên hợp Quốc về Quyền trẻ em quy định trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

  1. Là người dưới 18 tuổi ✔
  2. Là người dưới 17 tuổi
  3. Là người dưới 16 tuổi
  4. Là người dưới 15 tuổi

Câu 7: Tổ chức nào đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em?

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
  2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  3. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ✔
  4. Bộ Công an

Câu 8: Theo quy định của Luật trẻ em, ai có thẩm quyền quyết định chăm sóc thay thế?

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
  2. Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
  3. Tòa án nhân dân cấp huyện
  4. Tùy từng trường hợp cụ thể và tùy vào cấp quản lýthì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định việc chăm sóc thay thế. ✔

Câu 9: Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, là nội dung?

  1. Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
  2. Bảo đảm Điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em
  3. Bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em
  4. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em ✔

Câu 10: Hãy cho biết phát triển toàn diện của trẻ em được hiểu như thế nào?

  1. Sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần
  2. Sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em ✔
  3. Sự phát triển đồng thời cả về thể chất, đạo đức và mối quan hệ xã hội
  4. Sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và mối quan hệ xã hội

2. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An Giang tình huống

II. CÂU HỎI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Thoa (14 tuổi) muốn xin làm ở 01 công ty đánh bóng gỗ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Lương khởi điểm cũng rất cao, đến 4 triệu đồng/tháng. Thoa đã nói với mẹ ý định của mình. Mẹ Thoa đồng ý nhưng bà lại băn khoăn và sợ việc Thoa bị chủ bắt làm quá sức, làm quá giờ. Do đó, mẹ Thoa muốn biết quyền được bảo vệ của trẻ em để không bị bóc lột sức lao động được quy định như thế nào? Và việc mẹ Thoa đồng ý cho con mình xin làm ở công ty đánh bóng gỗ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình là có vi phạm pháp luật hay không?

Trả lời:

- Tại Điều 26 Luật Trẻ em 2016 quy định, trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Vì vậy việc mẹ Thoa đã đồng ý cho con xin làm ở công ty đánh bóng gỗ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình là vi phạm pháp luật. Vì mẹ Thoa đã đồng ý cho con làm viẹc trước tuổi lao động

3. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em An Giang tự luận

III. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Theo bạn hiện tại các chính sách của Nhà nước đối với trẻ em như vậy có đầy đủ chưa và nêu ra đề xuất thực hiện trong thời gian tới? (Viết không quá 02 trang giấy A4).

Trả lời:

Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.

Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.

Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990, Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.

Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Câu Hỏi Về Xâm Hại Trẻ Em