Đáp án Tìm Hiểu Pháp Luật Về Phòng, Chống Bệnh Truyền Nhiễm
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm tỉnh Tuyên Quang đã chính thức được phát động đến đông đảo người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh. Sau đây là chi tiết câu hỏi và gợi ý đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm, mời các bạn cùng theo dõi.
Cuộc thi được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 30/10/2021. Để tham gia dự thi thí sinh truy cập vào website https://pbgdpl.tuyenquang.gov.vn/TN/
Thí sinh dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối internet theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong thời gian tối đa 30 phút/1 lần thi.
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Câu 1: Cá nhân nào có thẩm quyền công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người?
- Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch Trung ương.
- Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Câu 2: Người mắc Covid-19 (thuộc nhóm A) tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn bao nhiêu giờ sau khi chết?
- 12 giờ.
- 24 giờ.
- 48 giờ.
- 72 giờ.
Câu 3: Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm:
- Thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác.
- Các thông tin liên quan về chủng loại, phương thức lây truyền từ nguồn truyền nhiễm.
- Các thông tin liên quan đến số lượng, mật độ nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm của trung gian truyền bệnh.
- Các thông tin liên quan đến số lượng người thực hiện cách ly y tế, việc thực hiện biện pháp cách ly y tế.
Câu 4: Người có hành vi không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức nào dưới đây?
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Câu 5: Trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế nếu người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế bị tử vong thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan thực hiện việc cách ly y tế phải làm gì?
- Thông báo người nhà đến nhận thi thể để thực hiện côn chất luôn.
- Chuyển luôn thi thể đến nhà tang lễ.
- Tiến hành chôn cất luôn.
- Tiến hành việc kiểm thảo tử vong theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn cất, di chuyển thi hài, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Câu 6: Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng trong vùng đang có dịch là:
- Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
- Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc thuộc nhóm B nhưng có khả năng lây truyền ở mức độ cao theo quy mô và tính chất của từng loại bệnh truyền nhiễm; được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đường lây truyền của dịch là qua ăn, uống hoặc có nguy cơ trở thành trung gian truyền bệnh ở mức độ cao theo quy mô và tính chất của từng loại bệnh truyền nhiễm.
- Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đường lây truyền của dịch là qua ăn, uống và không có nguy cơ trở thành trung gian truyền bệnh ở mức độ cao.
- Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C.
Câu 7: Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế gồm nội dung sau:
- Đối tượng bị buộc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế; kinh phí thực hiện cưỡng chế cách ly y tế.
- Địa điểm thực hiện việc cưỡng chế cách ly y tế; chế độ của người bị cưỡng chế cách ly y tế.
- Thời hạn cách ly y tế; trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp thực hiện cưỡng chế cách ly y tế.
- Đối tượng bị buộc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế; địa điểm thực hiện việc cưỡng chế cách ly y tế; thời hạn cách ly y tế; trách nhiệm của đối tượng bị bắt buộc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.
Câu 8: Người có hành vi đưa lên mạng máy tính thông tin giả mạo về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì có thể bị xử lý về tội nào dưới đây?
- Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự.
- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự.
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.
- Tội cố ý gây nhiễu có hại quy định tại Điều 294 Bộ luật Hình sự.
Câu 9: Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì có thể bị xử lý về tội nào dưới đây?
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự.
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự.
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự.
- Tội buôn lậu quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự.
Câu 10: Người có hành vi không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức nào dưới đây?
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 11: Đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới bao gồm:
- Người nhập cảnh; Người cư trú tại địa bàn có dịch.
- Phương tiện vận tải nhập cảnh; phương tiện vận tại đi qua vùng có dịch tại Việt Nam.
- Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam; thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.
- Hàng hoá nhập khẩu; hàng hoá bán tại các siêu thị ở Việt Nam.
Câu 12: Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với trường hợp nào dưới đây?
- Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A.
- Người quá cảnh Việt Nam có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A.
- Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.
- Người đi qua vùng có dịch thuộc nhóm A nhập cảnh vào Việt Nam.
Câu 13: Chủ cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì có thể bị xử lý về tội nào dưới đây?
- Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự.
- Tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự.
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.
- Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.
Câu 14: Người có hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức nào dưới đây?
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Câu 15: Người có hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì có thể bị xử phạt như thế nào?
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Câu 16: Người có hành vi che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức nào dưới đây?
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Câu 17: Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu?
- Tại Bệnh viện.
- Tại các cửa khẩu.
- Tại cơ sở cách ly.
- Tại khu vực biên giới.
Câu 18: Các hoạt động khác trong vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm gồm:
- Tổ chức, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.
- Việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm phải bảo đảm bảo an toàn.
- Cơ sở cung cấp nước sạch phải bảo đảm chất lượng nước sạch.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện biện pháp bảo đảm về vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, nơi sản xuất, kinh doanh, phương tiện giao thông, xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt và các biện pháp bảo đảm khác về vệ sinh theo quy định của pháp luật có liên quan để không làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm; mọi người có trách nhiệm thực hiện vệ sinh cá nhân để phòng bệnh truyền nhiễm.
Câu 19: Cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng trong trường hợp dịch xảy ra trên địa bàn từ hai huyện trở lên?
- Giám đốc Sở Y tế.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bộ trưởng Bộ Y tế.
Câu 20: Cá nhân nào có thẩm quyền công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch?
- Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch Trung ương.
- Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Câu 21: Quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng và biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được đăng tải trên hệ thống truyền thanh của huyện và các xã thuộc huyện với tần xuất bao nhiêu lần trên ngày và trong thời gian bao nhiêu ngày?
- 03 lần/ngày trong thời gian 07 ngày liên tục.
- 03 lần/ngày trong thời gian 05 ngày liên tục.
- 04 lần/ngày trong thời gian 07 ngày liên tục.
- 04 lần/ngày trong thời gian 05 ngày liên tục.
Câu 22: Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
- Khi hết dịch phải công bố ngay.
- Việc công bố dịch được thực hiện trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
- Việc công bố dịch tuỳ thuộc vào từng loại dịch bệnh.
- Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố; việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
Câu 22: Người nào sau đây không phải đối tượng được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm?
- Người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Người mang mầm bệnh truyền nhiễm.
- Người trong vùng không có dịch.
Câu 24: Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị xử lý về tội nào dưới đây?
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự.
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự.
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.
- Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.
Câu 25: Người có hành vi từ chối việc áp dụng quyết định cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức nào dưới đây?
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Câu 26: Quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm và biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được đăng tải trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo của tỉnh và các huyện trong thời gian bao nhiêu ngày?
- 05 ngày liên tục.
- 06 ngày liên tục.
- 07 ngày liên tục.
- 08 ngày liên tục.
Câu 27: Cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên địa bàn?
- Trưởng thôn, xóm, tổ dân phố.
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Câu 28: Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị xử phạt như thế nào?
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Câu 29: Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm:
- Nhóm A và nhóm B.
- Nhóm A, nhóm B và nhóm C.
- Nhóm A, nhóm B, nhóm C và nhóm D.
- Nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D và nhóm Đ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » đáp án Cuộc Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Về Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm
-
Thi Trực Tuyến Tìm Hiểu Pháp Luật Về Phòng, Chống Bệnh Truyền Nhiễm
-
Đáp án Cuộc Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Trực Tuyến Tỉnh Hải Dương 2021
-
Đáp án Đợt Thi 02 - Cuộc Thi Trực Tuyến Tìm Hiểu Pháp Luật Năm 2020 ...
-
CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 3.2020
-
Chi Tiết Tin - UBND Huyện Quảng Ninh - Quảng Bình
-
Phát động Cuộc Thi “Tìm Hiểu Pháp Luật Năm 2022”
-
UBND Tỉnh Tuyên Quang Ban Hành Kế Hoạch Tổ Chức Cuộc Thi Trực ...
-
Quận Hoàng Mai Tổ Chức Cuộc Thi Viết “Tìm Hiểu Pháp Luật Trong ...
-
Thông Tin Tuyên Truyền - Phát động Cuộc Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Trên...
-
CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT SÓC TRĂNG 2022 ...
-
Đáp án Tìm Hiểu Pháp Luật Trong Phòng Chống Dịch Covid-19
-
Thi Trực Tuyến Tìm Hiểu Pháp Luật Về Phòng ... - Báo Tuyên Quang
-
UBND Tỉnh Tuyên Quang Ban Hành Cuộc Thi Trực Tuyến "Tìm Hiểu ...
-
Tài Liệu Hỏi đáp Tìm Hiểu Pháp Luật Phòng, Chống Bệnh Truyền Nhiễm