Đáp án Trắc Nghiệm Module 3 Môn Hóa Học THPT - O₂ Education

Đáp án trắc nghiệm module 3 môn hóa học THPT

Trắc nghiệm module 3 gồm có 3 phần

I. 10 câu trắc nghiệm kiểm tra đầu vào

II. 5 câu trắc nghiệm xây dựng công cụ đánh giá phẩm chất, năng lực hs thpt

III. 30 câu trắc nghiệm cuối module 3

Các thầy cô có thể xem chi tiết từng phần

I. 10 câu trắc nghiệm kiểm tra đầu vào

Câu 1

Chọn đáp án đúng nhất 

Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về hình thức đánh giá định kì?

A.Đánh giá diễn ra sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.

B.Đánh giá vì xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

C.Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS.

D.Đánh giá cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học, học tập.

Câu 2

Chọn đáp án đúng nhất

Phát biểu nào say đây là đúng về mục đích của phương pháp hỏi đáp trong kiểm tra, đánh giá?

A.Rút ra kết luận, tri thức mới, tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu tri thức mà HS đã học.

B.Theo dõi/lắng nghe HS thực hiện các hoạt động/nhận xét một sản phẩm do HS làm ra để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá.

C.Giáo viên đánh giá bằng cách cho điểm và nhận xét viết một bản báo cáo, vẽ một bức tranh, viết một bài luận của học sinh.

D.Đánh giá các bài làm hoàn chỉnh của HS được thể hiện qua việc xây dựng, sáng tạo, thể hiện hoàn thành công việc hiệu quả.

Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Để phát hiện và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh, giáo viên cần thực hiện hình thức đánh giá nào sau đây?

A.Đánh giá thường xuyên và nhận xét.

B.Đánh giá thường xuyên và cho điểm.

C.Đánh giá định kì và nhận xét.

D.Đánh giá định kì và cho điểm.

Câu 4

Chọn đáp án đúng nhất 

Công cụ nào sau đây phù hợp để đánh giá kết quả học tập theo phương pháp kiểm tra viết trong môn Hóa học ở trường THPT?

A.Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.

B.Sổ ghi chép sự kiện, hồ sơ học tập.

C.Câu hỏi, bài tập.

D.Thang đo, bảng kiểm.

Câu 5

Chọn đáp án đúng nhất 

Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu là 

A.phương pháp đánh giá thường xuyên.

B.

mục đích của đánh giá thường xuyên.

C.nội dung của đánh giá thường xuyên.

D.khái niệm đánh giá thường xuyên.

Câu 6

Chọn đáp án đúng nhất 

Lợi thế nổi bật của phương pháp hỏi đáp trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông là

A.bồi dưỡng HS năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập qua kết quả trả lời.

B.có khả năng đo lường được các mục tiêu cần thiết và khả năng diễn đạt, phân tích vấn đề của học sinh.

C.quan tâm đến cá nhân học sinh và tạo không khí học tập sôi nổi, sinh động trong giờ học.

D.giúp cho việc thu thập thông tin của giáo viên được kịp thời, nhanh chóng cả những thông tin chính thức và không chính thức

Câu 7

Chọn đáp án đúng nhất

Nhận định nào sau đây đúng về ưu điểm của phương pháp kiểm tra viết trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

A.Đánh giá được khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới.

B.Đo được các mức độ của nhận thức, bao quát được nội dung của chương trình học.

C.Có ưu điểm nổi bật là mất ít thời gian đánh giá và có độ tin cậy cao.

D.Có tính khách quan và hạn chế được sự phụ thuộc chủ quan của người chấm.

Câu 8

Chọn đáp án đúng nhất

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về hình thức đánh giá thường xuyên?

A.Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.

B.Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.

C.Diễn ra trong quá trình dạy học.

D.Để so sánh các học sinh với nhau.

Câu 9

Chọn đáp án đúng nhất

Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về phương pháp quan sát trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

A.Đảm bảo khách quan và không sự phụ thuộc chủ quan của người chấm.

B.Thu thập được thông tin kịp thời, nhanh chóng và thường dùng thang đo, bảng kiểm.

C.Chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài của đối tượng.

D.Khối lượng quan sát không được lớn và thường cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Câu 10

Chọn các đáp án đúng 

Những phương pháp đánh giá nào được sử dụng trong đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Hóa học?

A.Phương pháp hỏi đáp.

B.Phương pháp viết.

C.Phương pháp quan sát.

D.Phương pháp đánh giá qua hồ sơ.

II. 5 câu trắc nghiệm xây dựng công cụ đánh giá phẩm chất, năng lực hs thpt trong dạy học môn hóa học

Câu 1

Một GV muốn đánh giá NL vận dụng kiến thức, KN đã học của HS, GV nên sử dụng những công cụ đánh giá nào sau đây?

A.Bài tập thực tiễn và câu hỏi tự luận.

B.

Câu hỏi và hồ sơ học tập.

C.Bảng hỏi ngắn và bảng kiểm.

D.Thẻ kiểm tra và kĩ thuật công não.

Câu 2

Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT cần dựa trên cơ sở nào sau đây?

A.Đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.

B.Mục tiêu các chủ đề dạy học.

C.Yêu cầu cần đạt của chương trình.

D.Nội dung dạy học trong chương trình.

Câu 3

GV giao cho mỗi HS bài tập: “Tìm hiểu về hiện tượng mưa acid, những nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này và các biện pháp hạn chế để viết thành 1 bài báo cáo ngắn”. Bài tập này phù hợp để đánh giá năng lực nào sau đây?

A.Giao tiếp.

B.Sáng tạo.

C.Giải quyết vấn đề.

D.Tự học.

Câu 4

Quan niệm nào sau đây là đúng về đường phát triển năng lực Hóa học của học sinh THPT?

A.Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực Hóa học mà học sinh cần hoặc đã đạt được.

B.

Là sự mô tả các mức độ phát triển của ba thành tố năng lực Hóa học mà học sinh cần đạt được.

C.

Là sự mô tả các mức độ phát triển của ba thành tố năng lực Hóa học mà học sinh đã đạt được.

D.Là sự mô tả mức độ phát triển khác nhau của các thành tố năng lực Hóa học trong sự phát triển các năng lực chung.

Câu 5

Bài tập tình huống có nội dung thực nghiệm được sử dụng phù hợp nhất để đánh giá những năng lực nào sau đây?

1. Nhận thức hóa học.

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học.

3. Vận dụng kiến thức, KN đã học.

4. Giao tiếp và hợp tác.

A.2 và 3

B.2 và 4

C.1 và 4

D.1 và 3

III. 30 câu trắc nghiệm cuối module 3

Câu 1:

Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất cho việc đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động nhóm của học sinh?

A.Sản phẩm học tập.

B.Bảng kiểm.

C.Bài tập.

D.Thang đo dạng số.

Câu 2

Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về phương pháp quan sát trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

A.Khối lượng quan sát không được lớn và thường cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

B.Đảm bảo khách quan và không sự phụ thuộc chủ quan của người chấm.

C.Chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài của đối tượng.

D.Thu thập được thông tin kịp thời, nhanh chóng và thường dùng thang đo, bảng kiểm.

Câu 3

Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng với định hướng đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học năm 2018?

A.Kết hợp các hình thức đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên), đánh giá tổng kết (đánh giá định kì).

B.Căn cứ để đánh giá là hệ thống kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Hóa học.

C.Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng tri thức hóa học vào những tình huống cụ thể.

D.Kết hợp việc đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá sản phẩm học tập của HS với đánh giá qua quan sát.

Câu 4

GV giao cho mỗi HS bài tập: “Tìm hiểu về hiện tượng mưa acid, những nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này và các biện pháp hạn chế để viết thành 1 bài báo cáo ngắn”. Bài tập này phù hợp để đánh giá năng lực nào sau đây?

A.Giải quyết vấn đề.

B.Tự học.

C.Sáng tạo.

D.Giao tiếp.

Câu 5

Trong dạy học môn Hóa học, để đánh giá phẩm chất trung thực, GV nên sử dụng các cặp công cụ là

A.Bài tập thực nghiệm và bảng kiểm.

B.Bảng hỏi ngắn và phiếu đánh giá theo tiêu chí.

C.Hồ sơ học tập và câu hỏi.

D.Bài tập thực tiễn và thang đo.

Câu 6

Những phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về việc sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học ở trường THPT?

A.Bảng kiểm là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của HS trong thời gian liên tục

B.Bảng kiểm là những yêu cầu cần đánh giá thông qua trả lời câu hỏi có hoặc không.

C.Bảng kiểm tra thường được sử dụng khi quá trình đánh giá dựa trên quan sát.

D.Bảng kiểm thuận lợi cho việc ghi lại các bằng chứng về sự tiến bộ của HS trong một mục tiêu học tập nhất định.

Câu 7

Công cụ nào sau đây phù hợp để đánh giá kết quả học tập theo phương pháp kiểm tra viết trong môn Hóa học ở trường THPT?

A.Thang đo, bảng kiểm.

B.Sổ ghi chép sự kiện, hồ sơ học tập.

C.Câu hỏi, bài tập.

D.Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.

Câu 8

Phát biểu nào say đây là đúng về mục đích của phương pháp hỏi – đáp trong kiểm tra, đánh giá?

A.Đánh giá các bài làm hoàn chỉnh của HS được thể hiện qua việc xây dựng, sáng tạo, thể hiện hoàn thành công việc hiệu quả.

B.Theo dõi/lắng nghe HS thực hiện các hoạt động/nhận xét một sản phẩm do HS làm ra để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá.

C.Giáo viên đánh giá bằng cách cho điểm và nhận xét viết một bản báo cáo, vẽ một bức tranh, viết một bài luận của học sinh.

D.Rút ra kết luận, tri thức mới, tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu tri thức mà HS đã học.

Câu 9

Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất để tổ chức cho học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng về kĩ năng tiến hành thí nghiệm?

A.Thang đo dạng đồ thị.

B.Câu hỏi tự luận.

C.Bảng kiểm.

D.Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Câu 10

Xét trên quy mô đánh giá có những loại hình đánh giá nào dưới đây?

(1) Đánh giá trên lớp học.

(2) Đánh giá đầu vào.

(3) Đánh giá trên diễn rộng.

(4) Đánh giá kết quả học tập.

A.1, 3

B.2, 3

C.2, 4

D.1, 2

Câu 11

Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về việc sử dụng hồ sơ học tập để đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học ở trường THPT?

A.Hồ sơ học tập có thể được sử dụng như là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ của người học.

B.Hồ sơ học tập công cụ đánh giá thông qua việc ghi chép những sự kiện thường nhật trong quá trình tiếp xúc với người học.

C.Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của HS trong thời gian liên tục.

D.Hồ sơ học tập cho biết bản thân người học tiến bộ đến đâu và cần hoàn thiện ở mặt nào.

Câu 12

Ở cấp độ lớp học, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích nào sau đây ?

A.Xây dựng chiến lược giáo dục.

B.Thay đổi chính sách đầu tư.

C.Hỗ trợ hoạt động dạy học.

D.Điều chỉnh chương trình đào tạo.Đảm bảo tính vừa sức người học.

Câu 13

Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu là:

A.phương pháp đánh giá thường xuyên.

B.nội dung của đánh giá thường xuyên.

C.khái niệm đánh giá thường xuyên.

D.mục đích của đánh giá thường xuyên.

Câu 14

Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về việc sử dụng câu hỏi mở để đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học ở trường THPT?

A.Câu hỏi mở có thể đánh giá các kỹ năng nhận thức ở tất cả mức độ, bao gồm cả kỹ năng ra quyết định.

B.Câu hỏi mở thường dùng để đánh giá khả năng tổ chức, diễn tả và bảo vệ quan điểm của người học.

C.Câu hỏi mở có thể thể sử dụng để đo các kỹ năng phi nhận thức, ví dụ thái độ, giao tiếp,…

D.Sử dụng câu hỏi mở để đánh giá mang lại sự khách quan và mất ít nhiều thời gian chấm điểm

Câu 15

Có bao nhiêu nhận định đúng với quan điểm kiểm tra đánh giá vì học tập trong các nhận định sau?

1. Xác nhận kết quả học tập của học sinh để phân loại, đưa ra quyết định về việc lên lớp hay tốt nghiệp.

2. Thường thực hiện cuối quá trình học tập.

3. Sử dụng kết quả đánh giá để cải thiện việc học của chính học sinh.

4. Cung cấp thông tin học sinh nhằm cải thiện thành tích học tập.

5. Thường thực hiện trong quá trình học tập.

6. Giáo viên là trung tâm của quá trình đánh giá, học sinh không tham gia vào quá trình đánh giá.

A.2

B.3

C.6

D.4

Câu 16

Quan niệm nào sau đây là đúng về đường phát triển năng lực Hóa học của học sinh THPT?

A.Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực Hóa học mà học sinh cần hoặc đã đạt được.

B.Là sự mô tả mức độ phát triển khác nhau của các thành tố năng lực Hóa học trong sự phát triển các năng lực chung.

C.Là sự mô tả các mức độ phát triển của ba thành tố năng lực Hóa học mà học sinh cần đạt được.

D.Là sự mô tả các mức độ phát triển của ba thành tố năng lực Hóa học mà học sinh đã đạt được.

Câu 17

Nhận định nào sau đây đúng về ưu điểm của phương pháp kiểm tra viết trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

A.Có tính khách quan và hạn chế được sự phụ thuộc chủ quan của người chấm.

B.Có ưu điểm nổi bật là mất ít thời gian đánh giá và có độ tin cậy cao.

C.Đánh giá được khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới.

D.Đo được các mức độ của nhận thức, bao quát được nội dung của chương trình học.

Câu 18

Chọn những phát biểu đúng về đánh giá năng lực?

(1). Là đánh giá vì sự tiến bộ của HS so với chính họ.

(2). Xác định việc đạt hay không đạt kiến thức, kĩ năng đã học.

(3). Nội dung đánh giá gắn với nội dung được học trong từng môn học cụ thể.

(4). Thực hiện ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đánh giá trong khi học.

(5). Mức độ năng lực của HS càng cao khi số lượng câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ đã hoàn thành càng nhiều.

(6). Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

A.(2), (3), (5).

B.(1), (4), (6).

C.(1), (4), (5), (6).

D.(1), (2), (4), (6).

Câu 19

Đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh KHÔNG có nguyên tắc nào dưới đây?

A.Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt.

B.Đảm bảo tính vừa sức người học.

C.Đảm bảo tính phát triển và phù hợp với bối cảnh.

D.Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học.

Câu 20

Lợi thế nổi bật của phương pháp hỏi đáp trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông là:

A.bồi dưỡng HS năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập qua kết quả trả lời.

B.giúp cho việc thu thập thông tin của giáo viên được kịp thời, nhanh chóng cả những thông tin chính thức và không chính thức.

C.quan tâm đến cá nhân học sinh và tạo không khí học tập sôi nổi, sinh động trong giờ học.

D.có khả năng đo lường được các mục tiêu cần thiết và khả năng diễn đạt, phân tích vấn đề của học sinh.

Câu 21

Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT cần dựa trên cơ sở nào sau đây?

A.Yêu cầu cần đạt của chương trình.

B.Nội dung dạy học trong chương trình.

C.Mục tiêu các chủ đề dạy học.

D.Đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.

Câu 22

Để phát hiện và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh, giáo viên cần thực hiện hình thức đánh giá nào sau đây?

A.Đánh giá thường xuyên và nhận xét.

B.Đánh giá định kì và nhận xét.

C.Đánh giá thường xuyên và cho điểm.

D.Đánh giá định kì và cho điểm.

Câu 23

Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất cho việc đánh giá năng lực tự chủ và tự học thông qua dạy học môn Hóa học ở trường THPT?

A.Hồ sơ học tập, câu hỏi tự luận.

B.Câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

C.Thang đo, bảng kiểm.

D.Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, hồ sơ học tập.

Câu 24

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về hình thức đánh giá thường xuyên?

A.Có được những thông tin để đi đến những quyết định đúng đắn về bản thân.

B.Diễn ra trong quá trình dạy học.

C.Thu thập thông tin làm cơ sở cho những quyết định về dạy học và giáo dục.

D.Để so sánh các học sinh với nhau.

Câu 25

Bài tập tình huống có nội dung thực nghiệm được sử dụng phù hợp nhất để đánh giá những năng lực nào sau đây?

A.Nhận thức hóa học.

B.Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học.

C.Giao tiếp và hợp tác.

D.Vận dụng kiến thức, KN đã học.

Câu 26

Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về hình thức đánh giá định kì?

A.Đánh giá diễn ra sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.

B.Đánh giá vì xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

C.Đánh giá cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học, học tập.

D.Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS.

Câu 27

Cách đánh giá nào sau đây phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?

A.Giáo viên đánh giá.

B.Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.

C.Học sinh tự đánh giá.

D.Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.

Câu 28

Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là:

A.Thu thập thông tin làm cơ sở cho những quyết định về dạy học và giáo dục.

B.Đi đến những quyết định về phân loại học sinh.

C.Có được những thông tin để đi đến những quyết định đúng đắn về bản thân.

D.Xem xét để có những quyết định về điều chỉnh các mục tiêu dạy học.

Câu 29

Ở cấp độ quản lí nhà nước, kiểm tra đánh giá KHÔNG nhằm mục đích nào sau đây ?

A.Điều chỉnh chương trình giáo dục, đào tạo.

B.Phát triển hệ thống giáo dục quốc gia hội nhập với xu thế thế giới.

C.Hỗ trợ hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông.

D.Xây dựng chính sách và chiến lược đầu tư giáo dục.

Câu 30

Nhận định nào sau đây là đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT?

A.Là đánh giá kết quả và xếp loại học sinh vào các lớp, cấp học phù hợp.

B.Là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả học sinh đạt được.

C.Là đánh giá phân hóa, chú trọng năng khiếu nổi trội của mỗi học sinh.

D.Là đánh giá sự tiến bộ của học sinh đo bằng điểm số các em đạt được.

Mời các thầy cô xem thêm

Tổng hợp đáp án tất cả các module môn hóa học THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

  • Phương pháp tư duy dồn chất xếp hình giải bài tập hóa học hữu cơ
  • Tổng hợp bài tâp phương pháp dồn chất xếp hình
  • 100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT
  • 200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 có đáp án ôn thi TN THPT
  • Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết
  • Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
  • Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
  • Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
  • Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
  • Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
  • Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
  • Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
  • Tổng hợp giáo án chủ đề STEM trong môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
  • Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
  • Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
  • Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
  • Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học
  • Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
  • Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
  • Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
  • Tổng hợp 23 phương pháp giải bài tập môn hóa học
  • Tư duy NAP về tính bất biến của kim loại
  • Tư duy NAP về tính bất biến của hỗn hợp chứa hợp chất
  • Tư duy NAP đi tắt đón đầu kết hợp với các định luật bảo toàn
  • Tư duy NAP phân chia nhiệm vụ H+
  • Vận dụng linh hoạt và liên hoàn các định luật bảo toàn
  • Bài toán vận dụng tư duy điền số điện tích có lời giải chi tiết
  • Bài toán khử oxit kim loại bằng H2 CO hoặc C có lời giải chi tiết
  • Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối có lời giải chi tiết
  • Bài toán kim loại tác dụng với axit HCl H2SO4 có lời giải chi tiết
  • Lý thuyết và bài tập kim loại tác dụng với axit HNO3 có lời giải chi tiết
  • Lý thuyết và bài tập điện phân có lời giải chi tiết
  • Bài toán đồ thị cơ bản trong hóa học có lời giải chi tiết
  • Bài toán đồ thị nâng cao có lời giải chi tiết
  • Bài toán CO2 SO2 tác dụng với dung dịch kiềm có lời giải chi tiết
  • Bài toán nhỏ từ từ H+ vào dung dịch HCO3- và CO32- có lời giải chi tiết
  • 30+ bài toán nhiệt nhôm có lời giải chi tiết
  • Bài toán hỗn hợp Na K Ca Ba và oxit tác dụng với nước có lời giải chi tiết
  • Bài toán hỗn hợp Al Na K Ca Ba tác dụng với nước có lời giải chi tiết
  • Bài toán hỗn hợp kết tủa của BaCO3 và Al(OH)3 có lời giải chi tiết
  • Các dạng toán nâng cao về sắt và các hợp chất của sắt có lời giải chi tiết
  • Bài toán liên quan tới phản ứng Fe2+ tác dụng với Ag+ có lời giải chi tiết
  • Bài tập tổng hợp hóa học vô cơ 12 có lời giải chi tiết
  • Bài toán nhiệt phân và cracking ankan
  • Các bài toán đặc trưng về anken và ankin
  • Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở
  • Vận dụng tinh tế công thức đốt cháy vào bài toán đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon
  • Vận dụng tư duy dồn chất giải toán hiđrocacbon
  • Tư duy xếp hình cho cacbon trong bài toán hiđrocacbon

Từ khóa » Trắc Nghiệm Module 3 Môn Sinh Học Thpt