Đáp án Trắc Nghiệm, Tự Luận Modul 3 Tin Học THPT - Blog Tài Liệu
Có thể bạn quan tâm
Đáp án trắc nghiệm, tự luận modul 3 tin học THPT. Blogtailieu.com tiếp tục chia sẻ Đáp án trắc nghiệm, tự luận modun 3 tin học THPT. Các thầy cô tham khảo Đáp án trắc nghiệm, tự luận mô Đun 3 tin học THPT
Thời gian bắt đầu: 8h15′ – kết thúc – 9h00
[hỏi đáp] module 3 tin học | câu hỏi tương tác
[hỏi đáp] modul 3 tin học thcs [câu hỏi tương tác
Kế hoạch bài dạy module 3 tin học [tiểu học]
Bài tập cuối khóa modul 3 tin học tiểu học
KHDG modul 3 môn tin học 11 MÁY TÍNH
Kế hoạch đánh giá modul 3 tin học thpt
Đáp án kiểm tra đầu vào môn Tin học THPT Modul 3
Đáp án modul 3 tin học thcs
đáp án Mô đun 3 môn Tin Học THCS
đáp án Mô đun 3 môn Tin Học THPT
Hướng dẫn học tập – modul 3 môn tin học THPT
PHẦN MỞ ĐẦU Tổng quan <xem> Video giới thiệu chung về KTĐG <xem> Cấu trúc tài liệu <xem> Video giới thiệu KTĐG trong môn Tin học THPT <xem video> Đáp án trắc nghiệm, tự luận modul 3 tin học THPT
Kiểm tra đầu vào
1. Nguyên tắc nào dưới đây KHÔNG phải là nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
Đáp án Chú trọng rèn luyện cho học sinh kiến thức kĩ năng.
2. Nguyên tắc nào sau đây đảm bảo cho mỗi người học phát triển tối đa năng lực, sở trường, nhu cầu, sở thích cá nhân trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
Đáp án Dạy học phân hoá. 3. Trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, nguyên tắc nào dưới đây chú trọng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi học sinh phải huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề?
Đáp án Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.
4. Trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, nguyên tắc nào sau đây chú trọng thực hiện đúng yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục môn học?
Đáp án Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại.
5. Trong một bài dạy thuộc mạch kiến thức Tin học ứng dụng, giáo viên đã thực hiện trên phòng máy tính để tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, thử nghiệm vận dụng từng đơn vị kiến thức ngay tại lớp. Việc làm này của giáo viên thể hiện rõ nhất nguyên tắc nào dưới đây trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực?
Đáp án Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.
6. Hãy lựa chọn phương án ghép đúng trong các phương án cho bên dưới để hoàn thành phát biểu sau: Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực được xem xét là ………… các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Đáp án Chiều hướng lựa chọn và sử dụng.
7. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học theo xu hướng hiện đại thực hiện yêu cầu cụ thể nào sau đây:
Đáp án Giúp HS nâng cao khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức.
8. Phát biểu nào sau đây đúng về xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực?
Đáp án Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển phẩm chất, năng lực người học.
9. Phương pháp thực hành, phương pháp thực nghiệm là phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại chủ yếu đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?
Đáp án Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.
10. Trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại, Sơ đồ tư duy, công não, dạy học dựa trên dự án chủ yếu đáp ứng yêu cầu nào sau đây?
Đáp án Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học.
ADVERTISEMENT11. Nhận định nào dưới đây là đúng khi phát biểu về phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực?
Đáp án PPDH gắn hoạt động trí tuệ của học sinh với thực hành, thực tiễn.
12. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh?
Đáp án Dạy học chú trọng thực hiện các hoạt động dạy học của giáo viên.
13. Khi sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nào dưới đây không thuộc giai đoạn giải quyết vấn đề?
Đáp án Phái biểu và khẳng định vấn đề mới.
14. Khi sử dụng phương pháp dạy học dự án, vai trò của giáo viên thể hiện ở hoạt động nào dưới đây?
Đáp án Gợi ý học sinh lựa chọn chủ đề và xây dựng các tiểu chủ đề. 15. Phương án nào dưới đây nêu đúng văn bản pháp lý chứa hướng dẫn sau? : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Đáp án Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013.
CÁC XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI VỀ KTĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT
Một số vấn đề chung về KTĐG trong giáo dục
Xem vi deo và trả lời câu hỏi
1. Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?
Trả Lời
Kiểm tra và việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một số nội dung nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá.
Đánh giá học sinh là quá trình thu thâp xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, tư vấn hướng dẫn động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực học sinh
Tài liệu:
Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học;
KTĐG là công cụ hành nghề quan trọng của GV;
KTĐG là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học.
Kiểm tra
Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.
Đánh giá
Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.
2. Ghép đôi (1-2| 2 – 3 | 3 – 1)
Hãy ghép đôi các cặp sau cho phù hợp:
1 Đánh giá trong giáo dục. Là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng. 2 Đánh giá trong lớp học. Là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS. 3 Đánh giá kết quả học tập. Là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.Quan điểm hiện đại về KTĐG modul 3 tin học
Câu hỏi : Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:
Trả lời:
Quan điểm kiểm tra đánh giá hiện đại có nhiều ưu điểm hơn kiểm tra đánh giá truyền thống đánh giá truyền thống:
Đánh giá vì học tập: Đánh giá vì học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa. các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.
Đánh giá là học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình), trong đó, GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó như là một hoạt động học tập để HS thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS tự điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả đánh giá này có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để HS tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.
Đánh giá kết quả học tập (đánh giá tổng kết hay ĐGĐK) là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn GD và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học/cấp học. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
Đánh giá năng lực học sinh
Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?
Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?
Trả lời
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể
Với quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của HS đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học HS.
Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng, đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục của từng môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học tập khác nhau, và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
Câu hỏi: Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?
Trả lời:
– Đảm bảo tính giá trị: phải đo lường chính xác mức độ phát triển năng lực HS (đo lường các kĩ năng thành phần, chỉ số hành vi theo chuẩn đầu ra).
− Đảm bảo độ tin cậy: kết quả đánh giá HS ổn định, chính xác, không bị phụ thuộc vào người đánh giá, những nhiệm vụ ở các lĩnh vực học tập khác nhau. Kết quả đánh giá phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần.
− Đảm bảo tính công bằng: người đánh giá và người được đánh giá đều hiểu chuẩn, tiêu chí, hành vi đánh giá như nhau; công cụ đánh giá không có sự thiên vi cho giới, dân tộc, vùng miền, đối tượng,… cách phân tích, xử lí kết quả chuẩn hóa để không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân.
QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PTNL HS:
Câu hỏi: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
Trả lời:
Các nghiên cứu về đánh giá trên lớp học khẳng định rằng mô hình đánh giá lớp học hiệu quả cần kết hợp giữa đánh giá tổng kết với đánh giá quá trình tạo nên vòng tròn khép kín.
– Mục đích đánh giá phải rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh: Đánh giá phải nhằm mục đích phát triển khả năng học tập của HS chứ không chỉ là khâu cuối cùng của quá trình dạy học/giáo dục, thực hiện mục đích giải trình. Mỗi loại hình đánh giá nhằm những mục đích khác nhau. Mỗi công cụ đánh giá có những mục tiêu cụ thể khác nhau, chỉ phù hợp trong những ngữ cảnh cụ thể. Do vậy GV phải rõ mục đích đánh giá, có khả năng chọn lựa công cụ đánh giá phù hợp với ngữ cảnh.
– Đánh giá phải xác thực và có ý nghĩa: Loại bài tập lựa chọn cho đánh giá phải gần với hiện thực cuộc sống của HS, tương tự như các hoạt động học tập trên lớp mà không gây áp lực. Bài tập phải tạo được hứng thú và khơi gợi các khả năng trí tuệ. GV phải đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp và HS phải có quyền được biết các tiêu chí đánh giá.
– Phải đa dạng và bài tập đánh giá phải phức hợp: có nhiều cách giải quyết như sử dụng nhiều loại hình, công cụ đánh giá khác nhau, đặc biệt là dạng tự luận ngắn và dạng tự luận mở rộng… để HS phát huy năng lực dựa trên những trải nghiệm cá nhân, phát huy tính sáng tạo. Tiêu chí đánh giá cần bao gồm cả quá trình và sản phẩm học tập. GV cần phối hợp nhiều hình thức đánh giá trong lớp học, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá sự vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực/môn học vào giải quyết những nhiệm vụ thực tế.
Câu hỏi TNKQ
Câu 1: (1-2); (2-1);(3-4);(4-3)
1
Đánh giá năng lực Vì sự tiến bộ của người học so với chính bản thân họ2
Đánh giá kiến thức, kỹ năng Xác định mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu dạy học.3
Đánh giá năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.4
Đánh giá kiến thức, kỹ năng Xếp loại, phân loại học sinhCâu 2 Chọn C Hướng dẫn
Vai trò của giáo viên trong đánh giá là học tập thể hiện như thế nào?
Hướng dẫnCâu 3: 1e, 2f, 3d, 4g, 5a, 6b, 7c
1Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá Các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.
2
Xây dựng kế hoach kiểm tra, đánh giá Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực; Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng; Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập được
3
Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá Câu hỏi, bài tập, yêu cầu, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí…
4
Thực hiện kiểm tra, đánh giá Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá5
Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá Phương pháp định tính/ định lượng; Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê…
6Giải thích và phản hồi kết quả đánh giá Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt; Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá
7 Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất và năng lực Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt; Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHHình thức kiểm tra đánh giá
Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh phổ … Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên
Thầy , cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?
Trả lời:
Khái niệm đánh giá thường xuyên
Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Đánh giá thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết). Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của HS.
2. Mục đích đánh giá thường xuyên
Mục đích của đánh giá thường xuyên nhằm thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá thường xuyên đưa ra những khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo.
3. Nội dung đánh giá thường xuyên
4. Thời điểm đánh giá thường xuyên
5. Người thực hiện đánh giá thường xuyên
6. Phương pháp, công cụ đánh giá thường xuyên
7. Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Công nghệ
Hình thức đánh giá định kì
Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?
Trả lời1. Khái niệm đánh giá định kì
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.
2. Mục đích đánh giá định kì
Mục đích chính của đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.
3. Nội dung đánh giá định kì
Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì)/ cuối kì.
4. Thời điểm đánh giá định kì
Đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì).
5. Người thực hiện đánh giá định kì
Người thực hiện đánh giá định kì có thể là: GV đánh giá, nhà trường đánh giá và tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.
6. Phương pháp, công cụ đánh giá định kì
Phương pháp đánh giá định kì có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp…
Công cụ đánh giá định kì có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu…
7. Các yêu cầu, nguyên tắc của đánh giá định kì
Đa dạng hoá trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá;
Chú trọng sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong KTĐG trên máy tính để nâng cao năng lực tự học cho HS.
Câu hỏi TNKQ
1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
1b, 2c, 3d, 4a
1Phương pháp và công cụ đánh giá định kì là: Công cụ đánh giá có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu…
2 Phương pháp và công cụ đánh giá định kì là: Phương pháp kiểm tra đánh giá có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp…3
Phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên là: Phương pháp kiểm tra: có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập,…4
Phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên là: Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp… 2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng 1a, 2d, 3c, 4b Phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên là: Phương pháp kiểm tra: có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập,…2
Phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên là: Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp…
3Phương pháp và công cụ đánh giá định kì là: Phương pháp kiểm tra đánh giá có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp…
4 Phương pháp và công cụ đánh giá định kì là: Công cụ đánh giá có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu… Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất Nhận định nào sau đây không đúng?Đánh giá thường xuyên cũng là đánh giá tổng kếtĐánh giá định kì cũng là đánh giá tổng kếtĐánh giá định kì cũng là đánh giá quá trìnhĐánh giá tổng kết cũng là đánh giá quá trìnhPhương pháp kiểm tra đánh giá
Phương pháp kiểm tra viết
1. Chọn đáp án đúng nhất Phương pháp đánh giá nào sau đây không sử dụng được cho cả hai hình thức đánh giá đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì?
Phương pháp hỏi – đáp 2. Chọn đáp án đúng nhất Nhận định nào sau đây không đúng với phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận?
Mỗi câu trả lời thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản hay một từ, một cụm từ. 3. Chọn đáp án đúng nhất Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan bao gồm các dạng nào sau đây?
Câu nhiều lựa chọn; Câu một lựa chọn; Câu đúng – sai; Câu điền vào chỗ trống; Câu ghép đôi.
4. Câu hỏi tự luận Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
Câu tự luận thể hiện ở hai dạng:
Thứ nhất là câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức.
Thứ hai là câu tự luận trả lời có giới hạn, các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được phạm vi và độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra tự luận có câu hỏi mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời; do đó việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn.
5. Thảo luận về phương pháp kiểm tra viết trong môn Tin học Phương pháp kiểm tra viết trong môn Tin học có đặc điểm gì?
Phương pháp kiểm tra viết trong môn Tin học được sử dụng dành cho các nội dung lí thuyết cũng như các bài học không cần máy tính hoặc thực hành. Khi đánh giá chú trọng định hướng sản phẩm số được tạo ra trên máy tính hoặc đề cao đánh giá năng lực thông qua khả năng vận dụng trong thực tiễn thì phương pháp kiểm tra viết có xu hướng giảm dần.
Điểm rất khác biệt so với các môn học khác đó là môi trường kiểm tra “viết” trong môn Tin học thiên về môi trường số. Nói cách khác, việc kiểm tra “viết” có xu hướng thực hiện trên máy tính, mạng máy tính hoặc Internet. Trong môi trường này, phương pháp kiểm tra “viết” dạng trắc nghiệm được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, nếu việc dạy học được tổ chức “Học kết hợp”
Có nhiều phần mềm để cho phép GV thiết kế các bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính, điển hình là iSpring. Các gói câu hỏi Quizz của iSpring có thể nhúng vào một hệ thống quản lí học tập LMS để đồng bộ các hoạt động dạy, học và đánh giá trên LMS. Đặc biệt, sau khi HS thực hiện xong bài kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm lập tức sẽ đưa ra kết quả cùng với những thông báo liên quan mà GV muốn cho HS biết. Khi các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế với sự hỗ trợ của các phần mềm Tin học, có rất nhiều loại câu hỏi và hình thức thể hiện.
Thầy cô quan tâm về các phần mềm này có inbox page hướng dẫn thực hiện: (30 ngày thông thạo – bắt đầu từ 30/4 đến khi thực hiện Quiz)
Nhận đăng kí miễn phí, cùng trải nghiệm với thầy cô từ 15/4.
Phương pháp quan sát
Câu hỏi tương tác 1. Chọn đáp án đúng nhất B Trong quan sát để đánh giá, giáo viên có thể sử dụng những loại công cụ nào để thu thập thông tin?
Ghi chép các sự kiện thường nhật, ghi âm, ghi hình, thang đo và bảng kiểm tra (bảng kiểm).
2. Chọn các đáp án đúng ABD Đặc điểm của quan sát quá trình là:
Đòi hỏi trong thời gian quan sát hoạt động học tập của học sinh
Giáo viên phải chú ý đến những hành vi của học sinh
Dùng bảng kiểm tích vào các tiêu chí
3. Chọn các đáp án đúng ABDE Đặc điểm của quan sát sản phẩm là:
Quan sát hình thức sản phẩm
HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức đã học.
Giáo viên sẽ quan sát và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hoàn thiện sản phẩm.
Dùng bảng kiểm tích vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm. 4. Câu hỏi tự luận Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? ( câu này trùng lặp)
Quan sát kết quả hoạt động, thái độ học tập
HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể trong quá trình hoạt động
Giáo viên sẽ quan sát và cho ý kiến đánh giá về kết quả học tập và sản phẩm học tập
Phương pháp hỏi – đáp
Câu hỏi tương tác 1. Chọn các đáp án đúng ABDE Hỏi – đáp có những dạng nào sau đây?
Hỏi – đáp củng cố
Hỏi – đáp tổng kết
Hỏi – đáp kiểm tra
Hỏi – đáp gợi mở 2. Chọn các đáp án đúng ACDE Hỏi – đáp thường được sử dụng trong các hoạt động nào sau đây?
Dẫn học sinh khám phá kiến thức
Kiểm tra học sinh
Thu thập thông tin
Ôn tập, củng cố 3. Chọn đáp án đúng nhất B Phương pháp hỏi – đáp nào giúp học sinh phát triển năng lực khái quát hoá, hệ thống hoá, tránh nắm bắt những đơn vị tri thức rời rạc – giúp cho các em phát huy tính mềm dẻo của tư duy.
Hỏi – đáp tổng kết
4. Câu hỏi tự luận Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng Hỏi đáp trong dạy học như thế nào?
Hỏi – đáp gợi mở: Hỏi – đáp củng cố: Hỏi – đáp tổng kết: Hỏi – đáp kiểm tra:
Do câu hỏi là quan sát nên trang không phân tích sâu nội dung này.
Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập
Câu 1: Loại hồ sơ nào sau đây không phải là hồ sơ học tập? Chon C
Câu 2: Loại nào sau đây KHÔNG được xem là hồ sơ học tập dùng để kiểm tra đánh giá trong dạy học Tin học? Chọn B Đồ dùng học tập của học sinh
Câu 3: Trong hồ sơ tiến bộ, để thể hiện sự tiến bộ học sinh cần có những minh chứng nào sau đây? Chọn ABCE
Một số phần trong các bài tập
Sản phẩm hoạt động cá nhân (giáo án cá nhân)
Nhận xét hoặc ghi nhận của thành viên khác trong nhóm
Sản phẩm hoạt động nhóm
Câu 4: Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?
Khi sử dụng đánh giá hồ sơ học tập, có thể kết hợp với các công cụ như bảng quan sát, câu hỏi vấn đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric)…
Hồ sơ học tập trong môn Tin học bao gồm các minh chứng (bản cứng và bản mềm) cùng với một Sổ ghi chép một cách có hệ thống việc học tập của HS do chính HS ghi. Sổ ghi chép là tên gọi dùng chung cho các loại: sổ/vở/nhật kí học tập/tệp ghi chép. Do đó, trước khi nói đến các công cụ và kĩ thuật được sử dụng trong phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cần phải nói đến các minh chứng và cách hướng dẫn HS tổ chức lưu trữ chúng. Các minh chứng có thể là: phiếu học tập, các sản phẩm số (sản phẩm của hoạt động), kết quả bài kiểm tra, giấy chứng nhận thành tích, ….
Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
Câu 1: Xây dựng đề kiểm tra cần thực hiện theo mấy bước? Trả lời 5 bước
Bước 1: Xác định các mục tiêu đánh giá
Bước 2: Thiết lập ma trận đề kiểm tra (ma trận đặc tả và ma trận câu hỏi)
Bước 3: Biên soạn các dạng câu hỏi theo ma trận đề
Bước 4: Xây dựng đề kiểm tra và hướng dẫn chấm
Bước 5: Thử nghiệm phân tích kết quả, điều chỉnh và hoàn thiện đề
Câu 2: Đâu không phải là cách phân loại đề kiểm tra viết theo mục đích sử dụng và thời lượng?
Đáp án đúng Chọn D
Đề kiểm tra ngắn (5 – 15 phút) dùng trong đánh giá trên lớp học.
Đề kiểm tra một tiết (45 phút) dùng trong đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành một nội dung dạy học, với mục đích đánh giá thường xuyên.
Đề thi học kì (60 – 90 phút tuỳ theo môn học) dùng trong đánh giá định kì.
Đề thi khảo sát chất lượng đầu khóa học.
Câu 3 Ma trận đặc tả của đề kiểm tra KHÔNG cho biết thông tin nào sau đây?
Đáp án đúng Chọn A
Nội dung các câu hỏi của đề kiểm tra
Các kiến thức, kĩ năng được hỏi
Tỷ lệ hoặc trọng số từng đơn vị kiến thức, kĩ năng của đề
Các mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng được kiểm tra
Câu 4 Thầy / cô hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra?
Xác định các mục tiêu đánh giá, bài tập, chủ đề chương, hay nội dung cần thực hành
Thiết lập ma trận đề kiểm tra (ma trận đặc tả và ma trận câu hỏi) Phân vùng nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
Biên soạn các dạng câu hỏi theo ma trận đề: Lập phương án ra đề theo ma trận
Xây dựng đề kiểm tra bám sát và hướng dẫn giải và chấm
Thử nghiệm phân tích kết quả, điều chỉnh và hoàn thiện đề, Tiếp nhận khả năng nhiễu của đề, phần sai, phần ngoài tầm, sai lầm khi giải,…
XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌ … Định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực h … Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực họ … Video giới thiệu xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá trong môn Tin học VIDEO Câu hỏi Bài tập Đề kiểm tra Video đề kiểm tra Sản phẩm học tập Hồ sơ học tập Bảng kiểm Thang đánh giá Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học theo định hướng p … Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề môn Công nghệ, xác định mục tiêu dạy học ch … Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá một chủ đề môn Công nghệ theo hướng phát tri … PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN … Những vấn đề chung về xử lý và phản hồi kết quả đánh giá Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực trong môn T … Xác định đường phát triển năng lực chung Video: Xác định đường phát triển năng lực chung VIDEO Câu hỏi tương tác Xác định đường phát triển năng lực tin học Video: Xác định đường phát triển năng lực tin học VIDEO Câu hỏi tương tác Định hướng đánh giá mục tiêu giáo dục Định hướng đánh giá mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực Video: Định hướng đánh giá mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực chung trong … VIDEO Câu hỏi tương tác Sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học trong môn Tin học Sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học trong môn Tin học VIDEO Câu hỏi tương tác Đánh giá cuối khóa học Tiêu chí đánh giá Bài tập trắc nghiệm ĐIỂM:100/100 Bài tập tự luận (sản phẩm phải nộp)
(đang cập nhật)
Tags: mô đunmodul 1module Bài trướcBộ đề thi tham khảo 2020 Tiếng Đức
Bài tiếp theoBộ đề thi tham khảo 2020 Tiếng Nhật
Trần Văn Hoàng
Sưu tầm và sẻ chia Tổng hợp trò chơi, game powerpoint bản quyền office word excel powerpoint
Related Posts
Lai ChâuTài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2024
20/08/2024 347 Tài liệu sưu tầmĐỀ CƯƠNG THI TÌM HIÊƯ TRUYỀN THỐNG “80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1944-22/12/2024)
10/08/2024 516 Lai ChâuCâu hỏi trắc nghiệm một số câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới: Theo 70–KL/TW
06/08/2024 408 Lai ChâuCâu hỏi trắc nghiệm về nội dung của Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Lai Châu về việc xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2024-2030:
06/08/2024 332 Tài liệu sưu tầmBộ đáp án tập huấn SGK lớp 9 (Tất cả các môn)
03/08/2024 207 Tài liệu sưu tầmPhiếu TLTN 2025 Bộ GD ĐT
17/07/2024 194 Bài tiếp theoBộ đề thi tham khảo 2020 Tiếng Nhật
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- Xu hướng
- Bình luận
- Mới nhất
Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô dun 2 đầy đủ các môn
26/11/2021Giáo án lớp 4 tất cả các môn
02/08/2023Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 đại trà
07/08/2024Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn Toán
07/08/2024Anhdv Boot 2022 Premium V22.2 mới nhất
256Kế hoạch bài dạy modun 2 tất cả các môn
67Mô đun 9 Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh (19 môn học)
43Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs
37Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2024
20/08/2024ĐỀ CƯƠNG THI TÌM HIÊƯ TRUYỀN THỐNG “80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1944-22/12/2024)
10/08/2024đáp án về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024
06/08/2024Đáp án câu hỏi thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 22/12/2023
06/08/2024Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2024
20/08/2024 347ĐỀ CƯƠNG THI TÌM HIÊƯ TRUYỀN THỐNG “80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1944-22/12/2024)
10/08/2024 516đáp án về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024
06/08/2024 545Đáp án câu hỏi thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 22/12/2023
06/08/2024 558Câu hỏi và đáp án nội dung của Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu:
06/08/2024 412- Trang chủ
- FULL SGK, SGV, SBT
- Học Liệu
- Tài liệu sưu tầm
- Mô đun GDPT 2018
© 2023 All rights reserved
Từ khóa » Trắc Nghiệm Module 3 Tin Học Tiểu Học
-
Đáp án 20 Câu Trắc Nghiệm (MODULE 3) Bài Tập Cuối Khóa Môn Tin ...
-
Top 27 Đáp án Phần Trắc Nghiệm Mô đun 3 Môn Tin Học đầy đủ Nhất
-
Gợi ý đáp án Mô đun 3 Môn Tin Học Tiểu Học đáp án đầy đủ Nhất
-
Bài Tập Cuối Khóa Module 3 Môn Tin Học Tiểu Học - Học Tốt
-
Đáp án -20 Câu Hỏi -trắc Nghiệm -Môn Tin Học - Modun 3 - AbcGenZ
-
Ngân Hàng Câu Hỏi Mô đun 3 Môn Tin Học THPT
-
Gợi ý Học Tập Môn Tin Học Mô đun 3 Tiểu Học
-
Đáp án Phần Công Nghệ Thông Tin Mô đun 3 Tiểu Học
-
Tải Về Đáp án Tự Luận Mô đun 3 Môn Tin Học Tiểu Học
-
Đáp án Trắc Nghiệm Mô đun 3 Tiểu Học - Tất Cả Các Môn
-
Gợi ý Học Mô đun 3 Tiểu Học - Tất Cả Các Môn Đáp án Tự Luận, Trắc ...
-
[hỏi đáp] Module 3 Tin Học | Câu Hỏi Tương Tác - Blog Tài Liệu
-
Bài Tập Cuối Khóa Module 3 Môn Tin Học Tiểu Học