Đập, Phá ô Tô Của Người Khác Bị Xử Phạt Thế Nào? - Luật Hồng Thái
Có thể bạn quan tâm
Theo nội dung chia sẻ trên mạng xã hội, mới đây, một người đàn ông đi xe ô tô Mercedes-Benz đỗ trước cửa nhà một cụ bà. Sau đó, 2 bên có lời qua tiếng lại và cụ bà dọa đập xe. Tài xế Mercedes-Benz tưởng bà cụ nói đùa nên đã thách thức.
Sau lời thách thức của lái xe Mercedes-Benz, bà cụ được cho là chủ nhà đã “hồn nhiên” cầm búa đập nát kính lái, đèn pha, gương chiếu hậu của chiếc xe bạc tỷ.
Thực tế, đây là hành vi “đáp trả” lại hành động đỗ xe gây cản trở hoạt động đi lại của người khác. Nhưng nhìn từ góc độ pháp luật, hành vi này có thể sẽ bị quy kết về tội hủy hoại tài sản, theo điều 178, Bộ luật Hình sự hiện hành.
Theo đó, việc đỗ xe ở lòng, lề đường không bị xử phạt nếu việc dừng, đỗ này không vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Ví dụ như nơi đỗ xe không thuộc khu vực cấm đỗ, và người điều khiển phương tiện đã thực hiện các biện pháp cảnh báo nguy hiểm theo quy định (nếu cần thiết).
Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài 19006248
Hiện nay, pháp luật không có chế tài xử phạt đối với việc đỗ xe chắn ngang nhà dân, hay kể cả chắn ngang trụ sở cơ quan, tổ chức trong các trường hợp này.
Chủ nhà chỉ có quyền sở hữu bất động sản theo ranh giới nhà của mình. Hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Người dân không được tự ý thực hiện quyền quản lý đối với các khu vực này, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Các hành vi như sơn, vẽ, cạo sơn xe hoặc đập kính, phá gương, chọc lốp hay các hành vi phá hoại lên xe ô tô của người khác nếu làm hư hỏng xe thì phải bồi thường thiệt hại, ngoài ra, còn bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng do thực hiện hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
………………….;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác”
Đối với hành vi khóa xe của người khác, cũng có thể bị phạt với mức phạt tương tự theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167 nêu trên hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm khi chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự.
Nếu thiệt hại nặng, người thực hiện hành vi còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm khi gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự.
Về các yếu tố cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
- Mặt khách quan
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có một trong các hành vi sau:
Hành vi hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng; không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được. Hành vi này có thể được thực hiện dưới dạng: hành đồng (đập, đốt, phá,..) và không hành động (bỏ mặc cho tài sản rơi vào tình trạng bị hư hại hoặc tiêu huỷ). Hành vi có thể được người phạm tội thực hiện bằng các hình thưc, công cụ, phương tiện khác nhau (dùng dao, búa, gậy, hóa chất,…).
Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục lại được (ví dụ: Đập phá làm hư hỏng kính của xe hơi nhưng các bộ phận khác của xe vẫn còn).
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng đối với những tài sản sau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này: tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật.
- Khách thể
Cũng như những tội xâm phạm đến quyền sở hữu khác, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Tuy nhiên, khác với các tội xâm phạm đến quyền sở hữu khác, những người phạm tội này không phải đều vì mục đích thu lợi bất chính. Những người phạm tội này, nếu vì mục đích thu lời thì thường không phải là chủ mưu mà chỉ đóng vai trò đồng phạm, tham gia hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác để nhận được một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ người chủ mưu.
- Mặt chủ quan
Người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác luôn thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý. Người phạm tội luôn đặt ra mục đích trước khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nên không thể có trường hợp phạm tội do vô ý.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội có mục đích khác, còn việc huỷ hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích khác thì không phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng. Ví dụ: Người phạm tội đốt nhà với mục đích giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 02 tội là tội hủy hoại tài sản và tội giết người.
- Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự.
Hình phạt
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có 04 mức khung hình phạt tương ứng với 04 khoản (từ khoản 1 đến khoản 4) tại Điều 178 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
- Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ngoài hình phạt chính ở trên, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.Ly
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Xử phạt thế nào với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần? Việc doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế trễ hạn đã bị cơ quan chức năng có thẩm quyền lập biên bản xử... |
Mức thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn Hà Nội từ 1/1/2019 Kể từ ngày 1/1/2019, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội khi làm thủ tục hành chính về hộ tịch... |
Xe không sang tên đổi chủ bị xử lý thế nào? Khi mua xe cũ, người mua có trách nhiệm làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu quá... |
Những luật có hiệu lực từ 1/1/2019 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh Luật An ninh mạng ; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung 11 luật có quy định liên quan đến quy... |
Từ khóa » Cách Phá Hoại Xe ô Tô
-
Mức Phạt Do Cố ý Phá Hoại Xe ô Tô? - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Tổng Hợp Những Pha Phá Hoại ô Tô Và Kết Quả "phản Dame" Của Chủ ...
-
10 Hành động "phá Hoại" Xe Không Phải Ai Cũng Biết | Otosaigon
-
3 Nguyên Nhân Có Thể Phá Hỏng Xe ô Tô Của Bạn
-
Cẩn Trọng Với Hành Vi Phá Hoại Xe ô Tô
-
Cẩn Trọng Với Hành Vi Phá Hoại Xe ô Tô - Pháp Luật Và Xã Hội
-
3 Thứ đơn Giản Có Thể Phá Hoại Sơn ô Tô Của Bạn - CafeAuto.Vn
-
2 "xế Hộp" Bất Ngờ Bị đổ Hóa Chất Trong đêm, Hư Hỏng Nặng
-
Bắt được Kẻ Phá Hoại ô Tô, Chủ Xe đau đầu Tìm Cách Giải Quyết Vì đối ...
-
Cố Tình Phá Hoại ô Tô đỗ Ven đường Có Thể 'bóc Lịch' Như Chơi
-
10 Thói Quen 'phá' Xe ô Tô Nhanh Không Tưởng Tài Xế Nào Cũng Mắc ...
-
Tài Xế Có Thể Phá Hoại Lốp Xe Theo Cách Này Mà Không Hay Biết
-
CÁCH NGĂN CHUỘT PHÁ HOẠI XE Ô TÔ CỦA BẠN
-
Bị Phá Hoại - đổ đường Kính Vào Xe, Giúp Em Với