Đắp Thuốc Nam Chữa Bầm Tím, Bệnh Nhi Suýt Mất Chân
Có thể bạn quan tâm
Ban đầu chỉ là vết thương bầm tím do va đập khi bị tai nạn giao thông, nhưng giờ đây, bệnh nhi lại phải chịu những cơn đau do vết thương nhiễm trùng, lở loét, bốc mùi, chảy dịch vàng.
Theo gia đình bệnh nhi N.V.H. (13 tuổi trú tại Chí Linh – Hải Dương) cho biết, khoảng 10 ngày trước khi nhập viện bệnh nhi bị tai nạn xe máy, với nhiều vết trầy xước, đau nhiều vùng chân.
Gia đình có đưa bệnh nhi đi kiểm tra tại một bệnh viện tại Hải Dương nhưng không có tổn thương sâu như gãy xương, tụ máu trong cơ hay rách cơ mà chỉ có vết trầy xước bầm tím diện rộng ngoài da vùng cẳng chân phải.
Bệnh nhi được bác sĩ kê đơn hướng dẫn theo dõi tại nhà. Nhưng khi về nhà gia đình có nghe một số người mách đắp thuốc lá có thể giúp vết bầm nhanh tan, nhanh khỏi. Sau 5 ngày đắp thuốc, bệnh nhi có biểu hiện sốt, những vùng đắp lá sưng nề, chảy dịch có mùi hôi. Gia đình đã nhanh chóng đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để kiểm tra. Tổn thương của bệnh nhi trước khi đắp thuốc nam (ảnh trái). Sau khi đắp thuốc nam chữa bầm tím, vết thương càng lở loét, hoại tử nghiêm trọng (ảnh phải).
Theo các bác sĩ Khoa Chấn thương - Chỉnh hình và Bỏng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, bệnh nhi nhập viện với vết thương vùng khoeo và cẳng chân trái bị hoại tử phần mềm diện rộng, chảy dịch mùi hôi, bàn chân phải sưng nề. Sau khi hội chẩn các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt lọc tổ chức da, gân, cơ bị hoại tử. Hiện bệnh nhi đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện...
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được theo dõi, điều trị và sẽ được phẫu thuật ghép da khi điều kiện cho phép. Nhưng với tình trạng của bệnh nhi thì nguy cơ cứng khớp gối, khó khăn trong vận động do sẹo hình thành từ việc cắt lọc, ghép da là rất lớn.
Đây là bài học cho phụ huynh bởi với tổn thương ban đầu của bệnh nhi có thể điều trị rất đơn giản và có thể tự khỏi. Song do điều trị sai cách mà giờ đây bệnh nhi đang phải chịu những tổn thương rất lớn.
Qua đây các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo người dân không nên tự ý điều trị các chấn thương tại nhà khi không có hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là đối với những trường hợp điều trị bằng các phương pháp dân gian như đắp lá. Đây là những phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể khiến cho tình trạng trầm trọng hơn.
Khi gặp các chấn thương hãy đến viện để nhận được những tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.Suy đa tạng do uống thuốc nam không nguồn gốc
Từ khóa » Bầm Tím Chân Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Bầm Tím Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi Không?
-
Bệnh Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu ở Phụ Nữ Mang Thai Có Nguy Hiểm ...
-
Chứng Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (DVT) Khi Mang Thai | Huggies
-
️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do
-
8 Nguyên Nhân Dẫn đến Vết Bầm Tím Trên Da
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Khi Mang Thai - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Xuất Hiện Những Vết Bầm Bất Thường Bạn Phải đến Bệnh Viện Ngay
-
Một Số Biến đổi Ngoài Da ở Phụ Nữ Có Thai
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Mẹ Bầu Cần Lưu ý Khi Chảy Máu Cam Khi Mang Thai?
-
Sai Lầm Khi đắp Thuốc Nam Chữa Vết Thương Bầm Tím
-
Bà Bầu Bị Giãn Tĩnh Mạch Chân Cần Lưu ý điều Gì? - Sức Khỏe