Đất Cao Lanh Là Gì? Vì Sao Có Thể ăn được? - NHANHMUA.COM

Ở Việt Nam thật sự có một loại đất ăn được. Đó là đất cao lanh. Vậy đất cao lanh là gì mà người ta phải bỏ tiền để được “cạp đất” ăn?

Đất cao lanh hay còn có một cái tên khác là kaolin. Đây là một loại đất sét rất đặc biệt có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Thành phần chủ yếu trong đất cao lanh đó chính là kaolinit và một số những khoáng vật khác.

Đất cao lanh có rất nhiều kiểu để phân loại ra thành những loại riêng biệt. Tùy thuộc vào xuất sứ và mục tiêu sử dụng, sức chịu nhiệt, độ dính, độ dẻo…

Đất cao lanh là gì? Vì sao có thể ăn được? 1

Từ nguồn gốc của từng loại đất thì bạn có thể phân bố đất cao lanh thành hai dạng chính là sơ cấp và thứ cấp. Đất cao lanh sơ cấp được hình thành từ những quá trình phong hóa học hoặc thủy nhiệt từ những loại đá có thành phần fenspat. Còn đất cao lanh thứ cấp là loại đất đã được chuyển đổi từ cao lanh sơ cấp nhờ vào sự tác động của thiên nhiên. Tuy nhiên cũng có một số loại đất cao lanh được hình thành ở những nơi yên tĩnh khác nhờ vào sự biến đổi của thủy nhiệt và phong hóa học với acco.

Tên gọi cao lanh được bắt nguồn từ một địa điểm ở Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc. Tại đây người ta gọi là Cao Lĩnh Thổ có nghĩa là đất sét có màu trắng ở Cao Lĩnh. Ở đây đất cao lanh được xem như là nguồn nguyên liệu để làm gốm sứ. Ngoài ra thì đất cao lanh còn có tên gọi khác đó là kaolin, được những giáo sĩ mang đến Châu Âu vào thế kỷ thứ 18.

Còn đối với mức độ chịu nhiệt thì đất cao lanh được chia làm bốn loại đó là: 1.750 độ c, 1.730 độ c, 1.650 độ c, 1.580 độ c. Ở trạng thái đã đun nóng từ thành phần AL2O3 + SIO2 thì đất cao lanh được phần thành 4 loại đó là: Siêu bazơ, bazơ, axit, bazơ cao.

Đất cao lanh khi có nước thì sẽ trở nên rất dẻo, tuy nhiên chúng không hề có hiện tượng co giãn. Tính chất này cũng là tính chất đầu tiên mà con người biết đến về đất cao lanh. Để sử dụng đất cao lanh thì người ta thường nung chảy nó ra để có thể định hình và tạo ra sản phẩm. Đối với đất cao lanh thì để có thể nung chảy được chúng thì bạn cần sử dụng nhiệt độ từ 1.750 độ c đến 1.787 độ c. Lưu ý rằng khi bạn nung chảy đất cao lanh ra thì chúng sẽ có hiện tượng tích tụ nhiệt ở khoảng 510 đến 600 độ c.

Đất cao lanh là gì? Vì sao có thể ăn được? 2

Ứng dụng của đất cao lanh

Đất cao lanh thường được sử dụng trong những ngành nghề khác nhau như: Nghề gốm, giấy, cao su, sơn, làm thủy tinh, làm chất dẻo, xi măng trắng, gạch chịu nhiệt,…

Ngoài ra thì đất cao lanh còn được áp dụng trong ngành y tế, mỹ phẩm. Với khả năng hấp thụ dầu thừa, bụi bẩn nhưng không gây khô căng khiến cao lanh có mặt trong các sản phẩm làm sạch da như mặt nạ, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết,… Thậm chí cao lanh có thể sử dụng cho mọi loại da, kể cả da khô và nhạy cảm.

   ->> Xem thêm: Vì sao nấm Chẹo được mệnh danh là “vàng ròng”, “vàng đỏ” của rừng?

Còn đối với ngành nông nghiệp thì đất cao lanh cũng đóng một vai trò quan trọng không kém để tạo nên phân bón gốc. Nhờ những thành phần có trong đất cao lanh đã góp phần làm chất lượng phân bón và nông sản được tăng cao.

Đất cao lanh ăn được không?

Cao lanh được cho là an toàn với con người cũng như được nhận định là khá an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đặc biệt, ở thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc – quê hương của loại đất này, người dân quen gọi là đất ngói non, có tính giòn.

Đất cao lanh là gì? Vì sao có thể ăn được? 3

Mọi người thường chặt cao lanh ra thành từng miếng nhỏ, cạo hết bên ngoài và chỉ lấy phần trắng bên trong, sau đó đem hun trên khói rơm hay lá sim để “làm chín”. Loại đất này khi ăn có mùi của khói, hơi thơm thơm mà cũng hơi hắc hắc, vị bùi và có chút mặn.

Công dụng của đất cao lanh đối với sức khỏe con người

Đất cao lanh được sử dụng điều trị tiêu chảy mức độ nhẹ đến vừa, kiết lỵ và bệnh tả. Ngoài ra, cao lanh kết hợp với chất pectin được sử dụng để điều trị tiêu chảy, giảm đau và sưng trong miệng do xạ trị.

Bên cạnh đó, cao lanh có thể được sử dụng trực tiếp trên da trong một lớp băng ướt (thuốc đắp) hoặc dạng bột. Loại đất này cũng được đưa vào trong các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh.

Tuy nhiên, cao lanh có thể gây ra một số tác dụng phụ trong một số trường hợp như táo bón, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Hoặc nếu hít phải cao lanh có thể gây ra các vấn đề về phổi dù trường hợp này khá hiếm.

Do đó, nếu muốn sử dụng cao lanh để trị bệnh thì bạn phải thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để được tư vấn liều lượng chuẩn xác.

Từ khóa » đất Cao Lanh Wiki