Đặt Câu Có Biện Pháp So Sánh Lớp 3 - Blog Của Thư

I. Khái niệm.Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đốitượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhấthoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.II.Tác dụng.Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.III. Cấu tạo: Gồm có 2 vế :- Vế được so sánh và vế để so sánh.- Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , là, như là, tựa như, chẳng bằng, hơn,kém, dấu gạch ngang ( - ), IV. Dấu hiệu.- Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,- Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.V. Các phép so sánh được học ở lớp 31. So sánh sự vật với sự vật.Ví dụ:Sự vật 1( Sự vật được so sánh)

Từ so sánh Sự vật 2

( Sự vật để so sánh)Hai bàn tay em như Hoa đầu cànhCánh diều như Dấu áHai tai mèo như Hai hình tam giác nhỏ2. So sánh sự vật với con người.Ví dụ:Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2Trẻ em (con người) như Búp trên cành ( svật)Ngôi nhà (sự vật) như Trẻ nhỏ ( người )Bà (người) như Quả ngọt ( svật)3. So sánh đặc điểm của 2 sự vật.

2

Ví dụ:Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2Tiếng suối trong như Tiếng hátGiọt nước cam vàng như Mật ong4. So sánh âm thanh với âm thanh.Ví dụ:Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2Tiếng suối như Tiếng hát xaTiếng chim như Tiếng xóc những rổ tiền đồng5. So sánh hoạt động với hoạt động.Ví dụ:Sự vật Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2Lá cọ xoè như Tay ( vẫy)Con trâu đen Chân đi như Đập đấtVI. Các kiểu so sánh.1. So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì.Ví dụ: Làm mà khôngcó lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối2. So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơnVII. Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh.- Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ Sự vật được so sánh + từ so sánh +sự vật để so sánh Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.- Sự vật được so sánh: Trẻ em Từ so sánh: như Sự vật để so sánh: búp trên cành.· Lưu ý: khi dùng từ so sánh là nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ sosánh như nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. như có ý nghĩa sắc thái giả định,còn từ là có sắc thái khẳng định.VD: - Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng (sắc thái giả định ) - Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái khẳng định )VIII. Các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ vàcâu ở lớp 3

31. Bài tập nhận diện phép tu từ so sánhỞ loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạnvăn, đoạn thơ) trong đó, có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra cáchình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặcđiểm so sánh... với nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây, là một số dạng bài tậptrong loại bài tập nhận biết.Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánhĐây là dạng bài tập giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của phép so sánh.Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra cái so sánhvà cái được so sánh trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn tại xung quanhcác em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp các em dễ dàngliên tưởng đến sự tương đồng giữa chúngVí dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:Ơ, cái dấu hỏiTrông ngồ ngộ ghê,Như vành tai nhỏHỏi rồi lắng nghe(TV3, t.1, tr.8)Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh:Dạng bài tập này không chỉ yêu cầu học sinh tìm những sự vật được so sánh vớinhau một cách riêng lẻ mà còn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phảitìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ của phép so sánh. Những hìnhảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìnmới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh.Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.(TV3, t.1, tr.24)

4

Dạng 3: Tìm các từ so sánhTrong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh mộtthứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy nhiên, trongphép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống, nhưthể, như là,... Để giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa dạng cũng như sựtinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các em dạng bài tập tìmcác từ so sánh.Ví dụ: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu saua. Mắt hiền sáng tựa vì saoBác nhìn đến tận Cà mau cuối trờib. Em yêu nhà emHàng xoan trước ngõHoa xao xuyến nởNhư mây từng chùmc. Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hèTrời là cái bếp lò nung (TV3, t.1, t.43)2. Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh Dạng này có 2 loại bài tập nhỏ. Đó là, tập nhận biết tác dụng của phép tu từso sánh và tập đặt câu có dùng phép so sánh. Ở loại thứ nhất, chương trình khôngyêu cầu cụ thể học sinh phải chỉ ra tác dụng của phép so sánh mà học sinh phảicảm nhận được cái hay của hình ảnh so sánh và diễn đạt cảm nhận ấy thành lời. Ởloại thứ hai, sách giáo khoa đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽtừng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau (hoặc gần giống nhau) về hình thức, họcsinh chỉ cần xác định đối tượng so sánh và đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh

5

ở từng cặp. Cũng loại bài tập này còn có dạng bài điền từ thích hợp vào chỗ trống,bài tập cho trước cái so sánh yêu cầu học sinh tìm ra cái để làm chuẩn so sánh. Cáikhó là các em phải tìm được những hình ảnh so sánh hợp lí và sinh động.* Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánhĐể nhận biết được tác dụng của phép so sánh, bài tập đã mở ra cho học sinh mộthướng tiếp nhận mới đó là tự mình đưa ra những đánh giá, những nhận xét củariêng mình dưới dạng như phát biểu cảm nghĩ. Chính vì mọi so sánh đều mangđậm dấu ấn cá nhân của người so sánh nên mỗi học sinh sẽ có một cách cảm thụcủa riêng mình.Ví dụ: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập, em thích hình ảnh nào? Vì sao?a. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành.b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.c. Cánh diều như dấu á Ai vừa tung lên trờid. Ơ, cái dấu hỏi Trông ngồ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe. (TV3, t.1, tr.8)Đây cũng là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, khả năng liên tưởng của cácem, tạo cơ hội cho các em hoá thân vào phép so sánh để cảm nhận được cái hay,cái đẹp của phép so sánh.Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau:Đã có ai lắng nghe

6

Tiếng mưa trong rừng cọNhư tiếng thác dội vềNhư ào ào trận gióQua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?(TV3, t.1, tr.80)* Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánhĐây là yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học phép so sánh. Vớinhững kiến thức đã được học, cộng với sự tri giác qua các bức tranh học sinh sẽtìm được sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh từ đó viết ra những câu có hìnhảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, học sinh sẽ tìm những từ phù hợpđiền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành câuVí dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnhso sánh các sự vật trong tranh...(TV3, t.1, tr.126)Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như... , như...b. Trời mưa, đường đất sét trơn như...c. Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như...

Từ khóa » đặt 1 Câu So Sánh Lớp 3