Đặt Câu Nghi Vấn Với Từng Chức Năng Cầu Khiến, Khắng định, Phủ ...
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Đặt câu nghi vấn với từng chức năng: Cầu khiến, khẳng định, phủ đinh, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, tình cảm?
Trả lời:
- Cầu khiến: Bác cho tôi làm thêm một ngày này nữa được không?
- Khẳng định : Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì minh. văn chương hay sao?
- Phủ định: Vậy thì sự biệt li. nhẹ nhàng rơi?
- Đe doạ: Không còn phép tác gì nữa à?
- Bộc lộ tinh cảm, cảm xúc : Mẹ tôi làm những việc này đấy ư?
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu trong Tiếng Việt nhé!
Mục lục nội dung I. Câu đơnII. Câu ghépI. Câu đơn
1. Khái niệm: Câu là 1 tập hợp các từ ngữ được kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diện đạt 1 ý tương đối trọn vẹn và dùng để thực hiện 1 mục đích nói năng nào đó.
- Dấu hiệu nhận biết câu: Khi nói câu phải có ngữ điệu khi kết thúc và khi viết cuối câu phải có dấu chấm câu như: dấu chấm, dấu hỏi hay dấu chấm than.
2. Phân loại câu đơn
Câu đơn được chia thành 3 loại là câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn.
- Câu đơn bình thường sẽ là câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu.
Ví dụ: Em tôi học lớp 1 (Em tôi là chủ ngữ, học lớp 1 là vị ngữ).
- Câu đơn rút gọn là dạng câu đơn nhưng lại không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu. Có thể là một bộ phận hay đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị lược bỏ trong khi giao tiếp với nhau. Song khi cần thiết, ta vẫn có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách dễ dàng.
Ví dụ đoạn đối thoại sau:
+ Linh ơi, bao giờ phải nộp bài tập cho cô vậy?
+ Sáng mai. (Nòng cốt trong này câu đã bị lược bỏ. Nếu phải hoàn thiện lại sẽ là: Sáng mai, lớp ta nộp bài nhé).
- Câu đơn đặc biệt là dạng câu chỉ có một bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nòng cốt và không thể xác định được đó là bộ phận gì. Không như câu rút gọn người ta không thể xác định chính xác được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt sẽ là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu loại này chỉ có thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể nếu tách khỏi bối cảnh sẽ không còn tư cách của 1 câu nữa. Thường thì câu đặc biệt sẽ được dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó.
Các ví dụ câu đơn đặc biệt:
+ Vũ! Vũ ơi! (Kêu hoặc gọi ai đó).
+ Ôi trời! Tôi vui quá! (Thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ đối với 1 sự vật sự việc nào đó).
+ Ngày 9/4/1996. Hôm nay mẹ đã rất vui (Xác định 1 mốc thời gian cụ thể).
+ Mưa (Xác định chính xác cảnh tượng đang diễn ra).
+ Thành phố Đà Lạt (Xác định địa điểm, nơi chốn).
+ Tiếng reo hò. Tiếng vỗ tay (Liệt kê 1 loạt sự vật, hiện tượng).
Bạn cần phân biệt rõ ràng rằng câu đặc biệt khác hẳn với câu đảo chủ ngữ và vị ngữ để tránh nhầm lẫn khi đặt câu. Cụ thể thì câu đơn đặc biệt thường được dùng để chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo chủ vị thường là câu miêu tả với dụng ý nghệ thuật, đảo nhằm nhấn mạnh nội dung câu. Dạng câu rút gọn và câu đơn đặc biệt không được đưa vào chương trình tiểu học.
Ví dụ:
+ Trên bầu trời, có đám mây xanh (Câu đơn đặc biệt).
+ Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi (Câu đảo chủ ngữ – vị ngữ).
+ Mưa! Mưa! (Câu đơn đặc biệt).
(Hôm nay trời như thế nào?) Mưa (Câu rút gọn).
II. Câu ghép
1. Khái niệm:
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ).
Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.
Ví dụ: Hễ con chó / đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con / chó chạy sải thì con khỉ / gò lưng như người phi ngựa.
2. Cách nối các vế câu trong câu ghép: có ba cách nối các vế trong câu ghép
a) Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối.
b) Nối trực tiếp, không dùng từ ngữ có tác dụng nối. Trong trường hợp này, giữa các vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
c) Nối các vế câu trong câu ghép bằng quan hệ từ: Giữa các vế câu trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nahu. Để biểu thị những mối quan hệ đó, có thể sử dụng các quan hệ từ để nối các vế câu với nhau.
Để nối các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
c.1. Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …
c.2. Các cặp quan hệ từ:
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; nhờ … mà …
- Nếu … thì …; hễ .. thì …
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng …
- Chẳng những … mà còn …; không chỉ … mà còn …
- Để … thì …v.v.
3. Một số mối quan hệ giữa cá vế câu trong câu ghép
3.1. Quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả:
Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, có thể sử dụng:
- Quan hệ từ: vì, bởi vì, do, nên, cho nên. …
- Cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên), bởi vì … nên (cho nên), …
VD: Vì trời mưa to nên lớp em không lao động.
3.2. Quan hệ: điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả
Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng;
- Quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, …
- Cặp quan hệ từ: nếu … thì …; hễ .. thì …; giá … htì …; hễ mà … thì …; …
VD: Nếu Nam chăm chỉ học tập thì cậu ấy sẽ đạt học sinh giỏi.3.3. Quan hệ tương phảnĐể thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
- Quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng, …
Cặp quan hệ từ: tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng, dù … nhưng …
VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.
3.4. Quan hệ tăng tiến
Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng các cặp quan hệ từ:
- Không những … mà còn
- Không chỉ … mà còn
VD: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.
3.5. Quan hệ mục đích
Để biểu thị quan hệ mục đích giữa các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
- Quan hệ từ: để, thì, …
- Cặp quan hệ từ: để … thì …
Ví dụ: Chúng em cố gắng học tập tốt để thầy cô và bố mẹ vui lòng.
Từ khóa » đặt 5 Câu Nghi Vấn Với 5 Chức Năng Khác Nhau
-
Đặt 10 Câu Nghi Vấn Với Chức Năng Cầu Khiến, Bộc Lộ Cảm Xúc, Ra ...
-
Đặt Câu Nghi Vấn Với Từng Chức Năng :cầu Khiến,khẳng định,phủ ...
-
Đặt Câu Nghi Vấn Với Từng Chức Năng Cầu Khiến, Khẳng định...
-
Đặt Câu Nghi Vấn Với Từng Chức Năng: Cầu Khiến, Khẳng định ...
-
Câu Nghi Vấn Là Gì, Tác Dụng Và Lấy Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Đặt 5 Câu Nghi Vấn Cho 5 Trường Hợp Sau đây : Cầu Khiến : Khẳng định
-
Đặt Câu Nghi Vấn Với Từng Chức Năng: Cầu Khiến, Khẳng ... - Bản-đồ.vn
-
Đặt Câu Nghi Vấn Với Từng Chức Năng: Cầu Khiến ... - Giá đô Hôm Nay
-
Top 14 đặt 5 Câu Nghi Vấn 5 Câu Cầu Khiến
-
Câu Nghi Vấn Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Đặc điểm, Chức Năng, Tác Dụng ...
-
Câu Cầu Khiến Là Gì Cho Ví Dụ ? Chức Năng ? Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 6 ...
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Đặc điểm, Chức Năng Của Câu Cầu Khiến
-
Câu Nghi Vấn (tiếp Theo) - Ngữ Văn Lớp 8
-
Câu Nghi Vấn Là Gì? Các Chức Năng, Ví Dụ ... - Thư Viện Khoa Học