Đặt “cọc” - Cẩn Thận Bị Lừa Khi Mua ô Tô Cũ | Góc Nhìn

  1. Home
  2. Đầu tư - Phát triển

  3. Quản lý

  4. Hạ tầng

  5. Góc nhìn

  6. Doanh nghiệp

Thực tế, người mua xe cũ phải đối diện với nhiều nguy cơ bị lừa khi mua ô tô cũ như: Nói dối về tình trạng xe, nguồn gốc xe, tua lại đồng hồ công tơ mét, nói dối về lịch sử bảo dưỡng xe, “ăn rơ” với bên thẩm định xe, làm giấy tờ xe ô tô giả, cầm cố để “lột xác”, đã bán xe nhưng chưa trả nợ xong ngân hàng, chỉ giao giấy tờ nhưng không giao xe, đặt “cọc”… Xe ô tô là một tài sản lớn. Nhiều khi cả đời mới gom góp để mua được một chiếc xe cải thiện phương tiện đi lại khiến những nguy cơ mua xe cũ lại càng làm người mua xe phải cân nhắc.

Dat “coc” - can than bi lua khi mua o to cu - Hinh anh 1
Ảnh minh hoạ.

Rủi ro mang tên “đặt cọc” Với giá cả vừa với túi tiền, thời gian gần đây, mua xe ô tô đã qua sử dụng đang là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, để tránh rủi ro pháp lý, người mua nên lưu ý một số vấn đề, theo tư vấn của công chứng viên Đào Duy An, Trưởng Văn phòng công chứng Đào Duy An. Lưu lý đầu tiên với người mua là việc đặt cọc. Thường thì các nhân viên sale sẽ thuyết phục người mua đặt cọc thật nhanh, cho biết thủ tục sang tên rất nhanh gọn, sẽ ký hợp đồng công chứng ngay lập tức, thậm chí không cần phải ký vào hợp đồng công chứng mà vẫn có hợp đồng được công chứng mang tên mình. “Thực tế là có những gara bán xe cũ tại Hà Nội sử dụng các hợp đồng công chứng được ký khống (hợp đồng được ký và đóng dấu sẵn mà chưa có nội dung). Các bản hợp đồng này có thể là giả mạo, cũng có thể được mua từ một số kẻ cố ý làm trái. Hợp đồng đó thường không có trên hệ thống dữ liệu thông tin công chứng”, ông An cho biết. Vì vậy, việc sử dụng loại hợp đồng này tiềm ẩn một số rủi ro. Thứ nhất là hợp đồng này có thể được sử dụng để hợp thức đối với những chiếc xe không rõ nguồn gốc, xe do trộm cắp, lừa đảo, xe không chính chủ, xe đang cầm cố, thế chấp, đang bị kê biên thi hành án hoặc đang có tranh chấp về quyền sở hữu… Ví như trường hợp của anh Lý Anh Sơn ((35 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) quyết định đi mua một chiếc xe cũ. Theo những thông tin được rao trên một số trang mua bán xe hơi, anh tìm được một chiếc Mazda 3S đời 2014 rất “vừa miếng” tại một salon xe cũ trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội). Tâm lý háo hức khi mua ô tô lần đầu, lại chưa có kinh nghiệm về xe cộ, anh Sơn đã nhanh chóng bị nhân viên bán hàng tại salon “thôi miên” bằng những lời có cánh. Chiếc xe hơn 5 năm tuổi với ngoại hình long lanh, nội thất sạch sẽ khiến anh không do dự, xuống ngay tiền đặt cọc 20 triệu đồng và hẹn 1 tuần sau lấy xe. Tuy vậy, 3 ngày sau đến lấy xe, anh Sơn cùng một người bạn có kinh nghiệm kiểm tra thì phát hiện, xe từng bị tai nạn khá nặng, phần đầu móp méo, ảnh hưởng đến cả máy. Lúc này, anh Sơn quyết định không lấy xe và đề nghị salon hoàn lại tiền đặt cọc. Phía salon từ chối thẳng thừng với lý do anh Sơn đã xem kỹ xe rồi mới đặt cọc, việc cọc tiền là tự nguyện chứ không ai ép buộc. Sau cuộc đàm phán nảy lửa, cuối cùng hai bên thống nhất “cưa đôi” số tiền đặt cọc. Anh Sơn đành ngậm ngùi mất 10 triệu đồng do sự nhanh nhảu của mình. Không được “may mắn” như anh Sơn, anh Nguyễn Viết Giang (29 tuổi, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội) dù đã rất cẩn thận nhờ một người thợ làm tại một xưởng sửa chữa ô tô ở gần nhà cùng đi xem xe. Thế nhưng, anh vẫn dính quả đắng không ngờ. Cuối năm 2019, anh Giang cùng người thợ xem chiếc Toyota Innova đời 2015 tại một salon ô tô cũ tại quận Cầu Giấy. Sau cái “gật đầu” của người thợ cùng đi, anh quyết định lấy luôn chiếc xe này về vừa phục vụ gia đình, vừa chạy dịch vụ khi rảnh rỗi. Sau thương vụ mua xe này, anh Giang "cảm ơn" người thợ xe 3 triệu đồng. Thế nhưng, một thời gian chạy xe, chiếc Innova 5 năm tuổi rất hay hỏng vặt. “Có hôm, khi đưa vợ con về ngoại, chiếc xe đi như bị hụt hơi, cứ giật giật rất khó chịu. Một người chú bên đằng ngoại cũng là thợ xe đã xem qua và khẳng định, chiếc xe này trước đây đã chạy dịch vụ rất nhiều và đã bị tua lại công-tơ-mét đến cả chục vạn km”, anh Giang bức xúc kể lại. Sau đó, anh Giang đã gọi điện đến salon trước đây để trần tình thì tình cờ phát hiện salon này cũng đã phải “cắt” từ 5 - 7 triệu đồng cho người thợ sửa xe nọ. Anh Giang chỉ biết tự trách mình vì đã quá tin tưởng người thợ kia, phải ngậm ngùi ôm "quả đắng". Bên cạnh những rủi ro “mất tiền” như trên, thì những người mua ô tô cũ còn có thể gặp các rắc rối khác như: Khi đi đăng ký sang tên nếu cơ quan Công an phát hiện ra, hoặc có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào thì người mua không thể sang tên được, thậm chí xe có thể bị tạm giữ để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan. Cũng vì là hợp đồng công chứng làm trái quy định của pháp luật, nên khi có rủi ro thì ngoài gara bán xe, sẽ không có ai chịu trách nhiệm cho những tổn thất của người mua và trên thực tế, không dễ dàng để đòi được tiền từ bên bán xe.

Trong trường hợp chiếc xe được sang tên cho người mua, nhưng vì hợp đồng công chứng khống trái pháp luật nên người mua có thể đối diện với những rắc rối bất cứ lúc nào khi mà chủ sở hữu trước hoặc người có liên quan khác khởi kiện đòi tài sản. Tuy nhiên, sau khi đã đặt cọc, nếu người mua muốn có phương án an toàn hơn cho mình như yêu cầu đến Văn phòng công chứng, ký hợp đồng trước mặt công chứng viên, hoặc đòi hỏi thêm những quyền lợi liên quan đến việc đàm phán hợp đồng thì thường bên bán xe sẽ không mấy khi đồng ý, bởi họ đã cầm tiền cọc trong tay.

Dat “coc” - can than bi lua khi mua o to cu - Hinh anh 2
Ảnh minh hoạ

“Khi đã đặt cọc, hoặc là người mua phải chấp nhận mất lợi thế trong đàm phán và ôm những bất lợi về mình, hoặc là chấp nhận mất tiền cọc. Một điều lạ là rất ít người đi mua xe cũ đặt ra câu hỏi là tại sao mình đủ tiền để mua đứt cái xe ngay lập tức mà bên bán lại cứ thuyết phục mình đặt cọc?”, ông An nói. Lời khuyên chẳng thừa Một điểm nữa người mua xe cũ cần chú ý là giấy tờ giả, kể cả giả sổ đăng kiểm để che giấu nguồn gốc xe và đăng ký xe. Vì vậy, khi mua xe cũ, nếu giấy tờ xe được xem xét bởi 1 công chứng viên thì ít nhất còn có một người có chuyên môn thẩm định giúp (mặc dù công chứng viên không hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều đó). Theo ông An, mọi người chỉ nên mua xe cũ nếu thực sự am hiểu về xe, biết tự đánh giá xe. Trường hợp không am hiểu thì nên tìm người thân tín giúp đỡ, hạn chế tối đa việc thuê người thứ ba thẩm định chất lượng xe. Một số trường hợp thuê thợ kỹ thuật ở các gara đi xem xe hộ cũng không hẳn đã yên tâm, bởi rất nhiều trường hợp anh thợ này chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sẵn sàng mặc cả, ăn tiền và thông đồng với bên bán, hoặc lại chê bai tất cả đề rồi thuyết phục mua một chiếc xe do anh ta sắp đặt. Đồng thời, hãy chuẩn bị đủ tiền để khi chọn được xe thì mua luôn, không nên đặt cọc, hoặc nếu buộc phải đặt cọc thì cần phải thỏa thuận rất chi tiết trong hợp đồng đặt cọc. Khi chọn được xe và quyết định mua thì nên yêu cầu bên bán đến Văn phòng công chứng, hoặc người mua mời công chứng đến công chứng chứ tuyệt đối không sử dụng hợp đồng công chứng khống. “Thủ tục có thể sẽ rườm rà hơn một chút nhưng bảo đảm an toàn và công chứng viên sẽ gánh vác trách nhiệm cùng người mua khi có rủi ro pháp lý. Người mua có thể truy cập đường link này để kiểm tra xem xe có bị thế chấp ở Ngân hàng nào không (https://dktructuyen.moj.gov.vn/dtn_str/search/public/). Mặc dù không phải tất cả các xe thế chấp đều có thể tra cứu nhưng người mua có thêm một kênh thông tin để tham khảo”, ông An cho biết. Trao đổi về vấn đề trên với Giaothonghanoi, TS.LS Đặng Văn Cường dẫn chiếu Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc. Ông cho biết, về nguyên tắc, khi khách hàng mua xe và salon đã ký hợp đồng đặt cọc mua xe với nhau thì hai bên đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của mình và phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. “Thông thường, khách hàng đem xe đi kiểm tra, phát hiện ra nhiều lỗi thì khách hàng không thể yêu cầu trả lại xe và đòi lại tiền đã đặt cọc mà phải chấp nhận mất toàn bộ hoặc một phần số tiền đặt cọc. Việc này tuỳ vào thoả thuận cụ thể với salon trong hợp đồng”, luật sư này bày tỏ quan điểm. Theo ông Thắng, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình, khách hàng cần xem xét kỹ tình trạng xe, trao đổi với salon ô tô cho xe đi kiểm tra rồi mới đặt cọc hoặc để tránh những rắc rối về sau. Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng; Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tiếp tục xử phạt nặng, kết hợp nhiều biện pháp duy trì nền nếp giao thông
Phân cấp quản lý quốc lộ từ ngày 1/1/2025: thuận lợi cho phát triển hạ tầng
Tăng nặng mức phạt vi phạm giao thông để dần xóa bỏ thói xấu
Cao tốc Bùng-Vạn Ninh, Vạn Ninh-Cam Lộ qua Quảng Bình, Quảng Trị sẽ thông xe vào 30/4/2025
Báo Kinhtế & Đôthị tổ chức các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống
Điều chỉnh hướng tuyến cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành
Tiếp tục xử phạt nặng, kết hợp nhiều biện pháp duy trì nền nếp giao thông
Cảnh báo nhiều trường hợp có thể bị từ chối đăng kiểm từ ngày 2/1
Phát hiện 10 bánh heroin và 15kg nghi ma túy trong xe khách bị tai nạn
Hà Nội: Xử phạt tài xế ô tô quay đầu trên cầu Chương Dương
Người đàn ông bị đánh dập não sau va chạm giao thông ở Bình Dương đã tử vong
Người dân bò ra khỏi xe khách sau vụ tai nạn
Khoảnh khắc ô tô bất ngờ lao vào đám tang, đâm trúng nhiều người
Thanh niên phóng nhanh vượt ẩu đâm vào đuôi xe tải
Người đàn ông cầm dao truy đuổi, hành hung shipper
Bất chấp nguy hiểm, hai người phụ nữ dừng xe đạp giữa đường nói chuyện
Ô tô cháy dữ dội trên cao tốc

Từ khóa » đặt Cọc Mua Xe ô Tô Cũ