Đất đang Thế Chấp Có Thể Là Tài Sản Thi Hành án - Quy định Mới
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt câu hỏi: Đất đang thế chấp có thể là tài sản thi hành án
Xin chào Luật sư PhamLaw! Tôi có câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn của Luật sư như sau: Khoảng tháng 5/2012, tôi có vay tín dụng để đầu tư kinh doanh, và thực hiện thế chấp 02 sổ đỏ tại ngân hàng. Tháng 2/2016, do vướng vào một vụ kiện dân sự, tôi bị Tòa án buộc thi hành án số tiền là 500 triệu đồng, tuy nhiên, tôi không có đủ tiền để thanh toán, cơ quan Thi hành án đã kê biên diện tích đất tôi đang thế chấp tại Ngân hàng để thi hành án. Đề nghị Luật sư tư vấn cho tôi, việc cơ quan Thi hành án lấy tài sản đang thế chấp để thi hành án có đúng theo quy định của pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
(Nội dung được biên tập từ câu hỏi gửi đến hòm thư tư vấn của công ty Luật PhamLaw)
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hòm thư tư vấn của công ty Luật PhamLaw. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
1.Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
2. Nội dung tư vấn
Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, cụ thể, thế chấp được hiểu là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên kia (bên nhận thế chấp) nhưng không giao ra tài sản.
Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản thế chấp như sau:
“1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Theo đó, nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý thay cho nghĩa vụ bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được đảm bảo thì số tiền chênh lệch được trả lại cho bên có nghĩa vụ, ngược lại, trường hợp số tiền này nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ chưa thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm.
Vậy tài sản đang cầm cố, thế chấp có được kê biên để đảm bảo thi hành án hay không?
Thi hành án là việc người có phải thi hành án tự mình thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành, hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan thi hành án khi người được thi hành án – cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành, trong thời hạn luật định, yêu cầu cơ quant hi hành án tổ chức thi hành án có các biện pháp yêu cầu, hoặc cưỡng chế người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
Về nguyên tắc, cơ quan thi hành án dân sự chỉ được kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp để đảm bảo thi hành án nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự về việc kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp. Theo đó, chấp hành viên chỉ có quyền kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp của người phải thi hành án nếu đảm bảo đáp ứng 02 điều kiện sau:
- Người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án;
- Tài sản đang cầm cố, thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Trường hợp kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên có nghĩa vụ thông báo ngay cho người nhận cầm cố, thế chấp. Và trường hợp xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, thế chấp tài sản sẽ được ưu tiên thanh toán sau khi trừ đi án phí của bản án, quyết định đó, và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trường hợp đáp ứng đủ 02 điều kiện nêu trên, cơ quan thi hành án dân sự được quyền kê biên, xử lý tài sản đang thế chấp để thi hành án, và chỉ cần thông báo cho bên nhận thế chấp mà không bắt buộc bên nhận thế chấp phải đồng ý mới được kê biên. Tuy nhiên, bên nhận thế chấp sẽ được ưu tiên thanh toán tiền gốc, lãi và các khoản tiền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa bên nhận thế chấp và bên thế chấp.
Đối với trường hợp của bạn:
Khi đối chiếu trường hợp của bạn đối với quy định của pháp luật nêu trên, do tài sản còn lại của bạn (không bao gồm quyền sử dụng đất đang thế chấp tại Ngân hàng) không đủ để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Do đó, cơ quant hi hành án có quyền kê biên quyền sử dụng đất bạn đang thế chấp tại Ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án nếu giá trị quyền sử dụng đất đang thế chấp lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo đối với Ngân hàng và chi phí cưỡng chế thi hành án và phải thông báo cho bạn và Ngân hàng về việc kê biên tài sản đang thế chấp để thi hành án.
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Đất đang thế chấp có thể là tài sản thi hành án. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.
Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!
Trân trọng!
5/5 - (5 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
- Quyền trẻ em
- Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Ân giảm với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Quyền, nghĩa vụ người khởi kiện trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
- Quy định về đầu tư ra nước ngoài
- Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
- Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Thủ tục sáp nhập chi nhánh
- Thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất
- Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được rút vốn trong trường hợp nào?
Bài viết cùng chủ đề
- Tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần
- Góp vốn công ty TNHH 2 thành viên
- Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
- Giải quyết tài sản chung khi chồng bị tuyên bố là đã chết
- Thống kê đất đai là gì?
- Những quy định pháp luật về bản quyền
- Thực hiện việc mua bán đất thuộc quy hoạch trong hợp đồng đặt cọc
- Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
Từ khóa » Kê Biên Quyền Sử Dụng đất để Thi Hành án
-
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Kiểm Sát Việc Cưỡng Chế, Kê Biên ...
-
Những Nội Dung Cơ Bản Pháp Luật Về Cưỡng Chế Kê Biên Tài Sản Của ...
-
Nguyên Tắc Kê Biên Bán đấu Giá Quyền Sử Dụng đất để Thi Hành án
-
Một Số Vướng Mắc Và Kiến Nghị áp Dụng Biện Pháp Kê Biên Tài Sản Là ...
-
Có được Kê Biên Cả Tài Sản Gắn Liền Với đất Khi Kê Biên Quyền Sử ...
-
Quy định Về Quyền Sử Dụng đất được Kê Biên, Bán đấu Giá để Thi ...
-
Kê Biên, Xử Lý Tài Sản để Thi Hành án - LUẬT SƯ
-
Kê Biên, Xử Lý Tài Sản Là Quyền Sử Dụng đất
-
[DOC] Một-số-vấn-đề-pháp-lý-về-kê-biên-quyền-sử-dụng-đất-trong-thi ...
-
Kê Biên Tài Sản Của Người Phải Thi Hành án Dân Sự Theo Quy định ...
-
Kê Biên Quyền Sử Dụng đất Chưa được Chia Thừa Kế - LuatVietnam
-
Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự đối Với Quyền Sử Dụng đất
-
Thi Hành án đối Với Tài Sản Là Nhà ở Duy Nhất Của Người Phải Thi ...
-
Nhận Diện Vi Phạm để Kiểm Sát Hiệu Quả Việc Cưỡng Chế, Kê Biên ...