Đất đồng Sở Hữu Có Vay Ngân Hàng được Không? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Chào Luật sư, Đất nhà của tôi là đất hộ gia đình đứng tên 5 thành viên, nay con tôi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nên cần vay vốn; con tôi định xin tôi được thế chấp mảnh đất hộ gia đình này. Xin luật sư luận giải cho tôi rằng; đất đồng sở hữu có vay ngân hàng được không? Tôi chân thành cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trên thực tế các vấn đề liên quan đến đất đồng sở hữu; đất hộ gia đình thường rất khó giải quyết; đặc biệt là liên quan đến mua bán; vay mượn; khiến cho việc những việc liên quan đến chúng thường khó khăn hơn so với đất cá nhân.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề đất đồng sở hữu có vay ngân hàng được không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015
Luật Đất đai năm 2013
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
Vay ngân hàng là gì?
Vay ngân hàng là hành vi bạn tiến hành hợp đồng vay tài sản tại các tổ chức tín dụng.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận; hoặc pháp luật có quy định.
Tùy theo mục đích sử dụng của cá nhân mà bản thân bạn sẽ chọn hình thức vay nào phù hợp với bản thân mình. Các hình thức vay vốn phổ biến hiện nay:
- Vay tín chấp
Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm; vui chơi giải trí… Lãi suất khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng.
- Vay thấu chi
Đây là hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của cá nhân. Hạn mức được cấp chỉ gấp 5 lần lương. Hồ sơ yêu cầu có chứng thực về khoản thu nhập cố định mỗi tháng.
- Vay trả góp
Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng; mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.
- Vay thế chấp
Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng; theo hình thức vay này phải có tài sản đảm bảo mới được vay. Hạn mức vay khá cao lên đến 70% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
Đất đồng sở hữu là gì?
– Đất đồng sở hữu là cách gọi phổ biến của người dân Việt Nam dùng để chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì:
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất; người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng; chủ sở hữu có yêu cầu; thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Việc hình thành đất đồng sở hữu có thể do nhiều nguyên nhân như: Đất thuộc sở hữu hộ gia đình; hoặc đất thuộc sở hữu của tổ chức nào đó.
Cách thể hiện tên người có quyền sử dụng trên Giấy chứng nhận: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định rõ về cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đồng sở hữu như sau:
- Cá nhân trong nước; thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân; thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
– Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất; mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật); thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.
- Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này; dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất; (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất; hoặc cùng sử dụng đất; và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
- Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất; cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết; thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất; (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất; hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.
Đất đồng sở hữu có vay ngân hàng được không?
Để có thể trả lời câu hỏi đất đồng sở hữu có vay ngân hàng được không? Chúng ta cần phải đi tìm hiểu tại sao ta lại dùng đất để đi vay ngân hàng.
Nhằm đảm bảo cho việc hoàn trả một khoản vay nào đó khi đi vay một số tiền từ phía tổ chức tín dụng; phía ngân hàng thường yêu cầu ta giao kết thêm một hợp đồng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Có rất nhiều cách hiện nay để đảm bảo với ngân hàng rằng bản thân mình có thể cam kết trả nợ như: Cầm cố tài sản; đặt cọc; ký quỹ; bảo lãnh; … nhưng phổ biến hơn hết là thế chấp tài sản; (ở đây cụ thể là thế chấp đất đai). Cho nên người ta thường dùng đất để đi vay ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp; cùng nhau tạo lập nên; và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản; động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận; thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Như vậy ở góc độ là đất chung trong hộ gia đình (đất đồng sở hữu) việc tiến hành việc đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào cũng điều phải có sự đồng ý của tất cả thành viên trong gia đình; điều này; thì cũng thực hiện tương tự như đất thuộc sở hữu chung của tổ chức; …
Và hiện nay cũng không có bất kỳ quy định nào cấm đất đồng sở hữu không được vay ngân hàng; cho nên đất đồng sở hữu vẫn có thể thế chấp vay vốn ngân hàng; miễn tất cả những người đồng sở hữu đồng ý sự việc thế chấp cho vay vốn ngân hàng trên.
Mời bạn xem thêm
- Pháp luật hiện nay có công nhận giao dịch cho vay tiền ảo không?
- Theo quan điểm luật sư có nên hợp pháp hóa tiền ảo để thu thuế không?
- Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
- Những rủi ro khi đầu tư tiền ảo. Đầu tư tiền ảo mất có đòi lại được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Đất đồng sở hữu có vay ngân hàng được không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sổ hồng đồng sở hữu có vay thế chấp được không?Pháp luật cho phép nhóm người chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu nhà ở được thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại các ngân hàng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc thế chấp chỉ được thực hiện khi tất cả những người cùng chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu nhà ở cùng đồng ý.Ngoài việc cùng phải đồng ý, cùng ký tên trên hợp đồng thế chấp tài sản; thì thửa đất, nhà ở gắn liền với đất được thực hiện thế chấp khi đảm bảo điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 118 Luật Nhà ở 2014
Không trả nợ đúng hạn có thể bị xử lý tài sản thế chấp vay ngân hàng không?Căn cứ vào Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp bị xử lí tài sản:Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện.Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Phương thức xử lý tài sản thế chấp là đất đai khi không trả được nợ vay ngân hàng?Theo nguyên tắc chung; khoản 1 điều 303 BLDS năm 2015 có quy định; các bên cí thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sauBán đấu giá tài sảnBên nhận bảo đảm tự bán tài sảnBên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thự hiện nghĩa vụPhương thức khác.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Sổ đỏ đồng Sở Hữu Có Thế Chấp được Không
-
Vay Thế Chấp Sổ Hồng đồng Sở Hữu được Không?
-
Sổ đỏ đồng Sở Hữu Có Thế Chấp được Không Theo Quy định Mới?
-
Vay Thế Chấp Sổ Hồng đồng Sở Hữu Là Gì Theo QĐ? - Luật Sư X
-
Sổ đỏ đồng Sở Hữu Có Thế Chấp Vay Ngân Hàng được Không?
-
Vay Thế Chấp Ngân Hàng đất đồng Sở Hữu ? - Luật Minh Khuê
-
06 Trường Hợp Không được Thế Chấp Sổ đỏ - Thư Viện Pháp Luật
-
Tranh Chấp Nhà đồng Sở Hữu Giải Quyết Như Thế Nào?
-
Điều Kiện Vay Vốn Thế Chấp Ngân Hàng đất đồng Sở Hữu
-
Những điều Cần Biết Về Sổ Hồng Chung Khi Mua Bán Nhà đất.
-
Các Trường Hợp Không được Thế Chấp Sổ đỏ
-
Thủ Tục Thế Chấp Tài Sản Khi Có đồng Sở Hữu - Báo Bạc Liêu
-
Một Sổ đỏ Có Thể Thế Chấp Tại Nhiều Ngân Hàng Hay Không?
-
SỔ ĐỎ ĐANG CẦM NGÂN HÀNG THÌ CÓ MUA BÁN ĐƯỢC KHÔNG ...
-
Một Trong Hai đồng Sở Hữu Thửa đất, Có Quyền Cầm Cố Sổ đỏ Không?