Đất Khai Hoang Phục Hóa Là Gì? - Luật Hùng Bách
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ (current)
- Giới thiệu (current)
- Dịch vụ (current)
- Tuyển dụng (current)
- Liên hệ & Hỏi đáp (current)
- Trang chủ   >   Đất đai nhà ở > Đất khai hoang phục hóa là gì?
Chủ trương cho nhân dân khai hoang phục hóa để phát triển sản xuất nông nghiệp qua các thời kì và quyền lợi của người đi khai hoang.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ: 0969449828
✓ Từ những năm 1963, chính phủ đã có những chính sách nhằm khuyến khích người dân đi khai hoang ruộng đất, cụ thể tại Điều 11 Thông tư số 31-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định: “Để động viên đẩy mạnh phong trào nhân dân khai hoang, cần đặt biệt chú ý khen thưởng những địa phương, đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác khai hoang. Và những địa phương, đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích giúp đỡ nhân dân khai hoang, Nhà nước sẽ ban hành một số hình thức khen thưởng riêng đối với phong trào nhân dân khai hoang.” ✓ Ngày 16/06/1981, Hội đồng chính phủ cũng đã có Quyết định số 254 bổ sung chính sách khai hoang, phục hóa trong đó có những quy định về quyền lợi của người dân đi khai hoang hoang và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho người dân đi khai hoang, theo đó: “Hội đồng Chính phủ ban hành chính sách này nhằm khuyến khích mạnh mẽ các địa phương và các cơ sở sản xuất còn đất bỏ hoang, bỏ hóa, nhận thêm lao động và dân cư đến khai khẩn, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức tập thể hoặc cá nhân người lao động ở những nơi thiếu đất canh tác và số nhân khẩu phi nông nghiệp thiếu việc làm tự bỏ vốn đầu tư và công sức của mình là chính để chuyển gia đình đến các vùng có đất hoang hoá sinh cơ lập nghiệp.” ✓ Đến khi Luật đất đai 1993 ra đời, Điều 5 của Luật này cũng quy định; “Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các việc sau đây: - Làm tăng giá trị sử dụng đất; - Thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; - Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất cồn cát ven biển để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối;” ✓ Các văn bản pháp luật đất đai sau đó cũng đã kế thừa quy định về chính sách khuyến khích khai hoang mà cụ thể là quy định tại Điều 12 Luật đất đai 2003, Điều 9 Luật đất đai 2013. “2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;” ✓ Về quyền lợi của người đi khai hoang: Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định để bảo vệ quyền lợi của người đi khai hoang. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 97 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003(thời điểm ông An xin cấp GCNQSDĐ vẫn còn hiệu lực) thì: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp do tự khai hoang thì việc công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 50 của Luật Đất đai.” Khoản 6 Điều 50 Luật đất đai 2003 quy định như sau: “6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.”. ✓ Đến Luật đất đai 2013 quyền lợi của người đi khai hoang cũng được kế thừa và quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể: Điều 22, Nghị định 43/2014 hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013 quy định: “4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.” → Như vậy, đất khai hoang phục hóa nếu đáp ứng được các điều kiện tại Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật đất đai 2013 thì cũng sẽ được cấp GCNQSDĐ như các loại đất sử dụng bình thường khác.Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0969449828
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾNLUẬT SƯ TƯ VẤN
0969449828
LIÊN KẾT FACEBOOK LIÊN KẾT TIỆN ÍCHCon riêng có được hưởng thừa kế từ cha mẹ dượng không?
08/01/2019
Thủ tục chuyển đổi đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản
04/01/2019
Thủ tục chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây hàng năm
04/01/2019
Mua đất của nhà thờ, đền chùa có hợp pháp?
04/01/2019
MỘT MÌNH VỢ, CHỒNG ĐỨNG TÊN MUA BÁN NHÀ ĐẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
04/01/2019
ĐÒI LẠI TIỀN ĐẶT CỌC MUA NHÀ ĐẤT
04/01/2019
ĐÒI TIỀN ĐẶT CỌC MUA NHÀ ĐẤT DỰ ÁN?
04/01/2019
DIỆN TÍCH ĐẤT THỰC TẾ LỚN HƠN TRÊN SỔ ĐỎ CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG?
04/01/2019
- Trang chủ (current)
- Giới thiệu (current)
- Dịch vụ (current)
- Tuyển dụng (current)
- Liên hệ & Hỏi đáp (current)
Từ khóa » Thế Nào Là đất Khai Hoang Phục Hóa
-
Đất Khai Hoang Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Luật đất Khai Hoang Phục Hóa Về Cấp Sổ đỏ? - Công Ty Luật Minh Gia
-
Đất Khai Hoang Là Gì? Được Cấp Sổ đỏ Không? - LuatVietnam
-
Đất Khai Hoang Là Gì - Thủ Tục Làm Sổ Đỏ Đất Khai Hoang - Luật
-
Tư Vấn Về Việc Yêu Cầu Bồi Thường Hoặc Lấy Lại đất Khai Hoang Phục ...
-
Khai Hoang đất để Sử Dụng Có được Coi Là Sở Hữu đất Hợp Pháp ...
-
Đất Khai Hoang Có Nhà ở Ghi Nguồn Gốc Sử Dụng Thế Nào?
-
Thu Hồi đất Khai Hoang Phục Hóa Nhưng Không Bồi Thường
-
Đất Khai Hoang Bị Thu Hồi Có được đền Bù Không? - Báo Lao động
-
Tư Vấn Thủ Tục Làm Sổ đỏ đất Khai Hoang - Công Ty Luật DHLaw
-
Đất Khai Hoang Là Gì? Có được Cấp Sổ đỏ, đền Bù Không?
-
Đất Khai Hoang Là Gì? Các Câu Hỏi Liên Quan Tới đất Khai Hoang?
-
Xây Nhà Trên đất Khai Hoang Có được Không Theo QĐ? - Luật Sư 247
-
Đất Khai Hoang Có được Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất?