Đất Lưu Không Là Gì? Quy định Về Sử Dụng đất Lưu Không Trước Cửa ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Đất lưu không là gì?
- 2 2. Quy định về sử dụng đất lưu không trước cửa nhà:
- 2.1 2.1. Cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ đất lưu không:
- 2.2 2.2. Quy chế sử dụng đất lưu không:
- 3 3. Xử phạt hành vi chiếm đất trái phép:
1. Đất lưu không là gì?
Khái niệm đất lưu không thực tế vẫn chưa được thể hiện trong Luật đất đai hoặc trong các văn bản thi hành pháp luật. Vì vậy, đây không phải là luật ngữ pháp lý mà chỉ do người dân tự sử dụng và truyền miệng trong đời sống hàng ngày.
Đất lưu không là gì? Ta có thể hiểu đây là khu vực hành lang lưới điện, đê điều, hành lang giao thông.
Ví dụ như theo Luật giao thông đường bộ 2008, hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường đất của đường bộ. Nó được tính từ mép ngoài đất của đường bệ đến hai bên để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ.
Đây còn là phần đất được quy hoạch để phục vụ cho các công trình công cộng như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện,… mà Nhà nước chưa sử dụng tới.
Khi có nhu cầu, người dân có thể tạm thời sử dụng phần diện tích đất đó. Nhưng không được cấp giấy chứng nhận cũng như không được đền bù khi Nhà nước thu hồi phần đất này.
Như vậy, Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm về “Đất lưu không”. Phần đất này được hiểu là nằm trong quy hoạch hành lang giao thông, công trình công cộng. Khi Nhà nước chưa sử dụng đến phần đất này thì người dân được phép tạm thời sử dụng nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất này, khi Nhà nước thu hồi th người sử dụng đất không được bồi thường.
Đất lưu không trong tiếng Anh là Greenfields.
2. Quy định về sử dụng đất lưu không trước cửa nhà:
2.1. Cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ đất lưu không:
Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ hay đất lưu không an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.
Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.
Như vậy, theo quy định, đây là khoảng đất được các cơ quan, tổ chức trực tiếp giám sát, thực hiện công trình do nhà nước quy định quản lý và chịu trách nhiệm.
Qua đó, nếu phát hiện hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất lưu không thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đất không lưu nằm tại khu vực đó sẽ được toàn quyền quyết định và xử phạt nhằm bảo vệ sự an toàn cho công trình.
2.2. Quy chế sử dụng đất lưu không:
Về việc sử dụng phần đất lưu không sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 157 Luật đất đai 2013 như sau:
Điều 157. Đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn
– Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
– Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
– Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.
– Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.
Trên thực tế nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng đất xây dựng công trình công cộng.tuy nhiên những công trình này phải đảm bảo an toàn và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
– Hiện nay nhà nước ta quy định những trường hợp sử dụng đất được nhà nước chấp thuận, quỹ đất ấy nằm trong khu vực được bảo vệ thì công trình đó tiếp tục được sử dụng. Người dân có thể tiến hành sử dụng đất bình thường theo đúng mục đích đăng kí chỉ cần đảm bảo yêu cầu không gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình của nhà nước. Tuy nhiên có có các dự án mà nhà nước cần thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng hoặc tiện ích xã hội, người nhân có nghĩa vụ trả lại nhóm đất ấy cho cơ quan có thẩm quyền trực thuộc địa phương.
– Còn đối với tất cả những trường hợp người dân hoặc chủ đầu tư sử dụng đất làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì những trường hợp này phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi không thực hiện các biện pháp gia cố, chỉnh đốn công trình của mình thì khu vực đất đó sẽ bị nhà nước thu hồi và xử phạt theo quy định của luật đất đai.
Như vậy, nhà nước không ngăn cấm việc sử dụng phần đất lưu không. Tuy nhiên, hộ gia đình hoặc chủ đầu tư cần đảm bảo quy tắc an toàn trong quá trình xây dựng công trình, khi nhà nước có dự án đầu tư xây dựng trên phần đất này chủ hộ cần có trách nhiệm nghĩa vụ trao trả phần đất này cho nhà nước.
3. Xử phạt hành vi chiếm đất trái phép:
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Đất lưu không không thuộc quyền sở hữu và sử dụng của người dân, nếu không tuân thủ là trái với quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND tại các khu vực có nghĩa vụ phát hiện và ngăn chặn các trường hợp xâm chiếm, sử dụng đất lưu không trái phép.
Mặt khác, theo quy định của Luật đất đai 2013, khi sử dụng đất đai cần tránh làm tổn hại đến lợi ích của người dân nếu như phần đất không lưu không làm ảnh hưởng đến không trình công cộng. Nói theo cách khác, người dân vẫn có thể tiếp tục tạm thời sử dụng phần đất này, tuy nhiên không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp Nhà nước thu hồi cũng không được đền bù tài sản cũng như không được giải quyết các vấn đề kiện tụng liên quan.
Theo đó, Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có quyền xử phạt các cá nhân, doanh nghiệp có hành vi lấn chiếm đất lưu không như sau:
Tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai giải thích về hành vi chiếm đất:
Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi chiếm đất sẽ bị xử phạt theo Điều 14, Nghị định này như sau:
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
Như vậy, đối với đất lưu không, người dân nếu có nhu cầu sử dụng thì vẫn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhưng phải đảm bảo về an toàn, thời hạn sử dụng trong phạm vi được phép.
Từ khóa » Khoảng Lưu Không Là Gì
-
Đất Lưu Không Là Gì? - Chuyên Tư Vấn Luật
-
Đất Lưu Không Là Gì? Đất Lưu Không Có được Cấp Sổ đỏ Không?
-
Lưu Không Là Gì? - LawNet
-
Đất Lưu Không Là Gì? Quy định Mới Nhất Về Sử Dụng đất ... - Homedy
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về đất Lưu Không
-
Đất Lưu Không Là Gì? Quy định Về Việc Sử Dụng đất Lưu Không
-
Đất Lưu Không Có được Cấp Sổ đỏ Không? - Báo Lao động
-
Đất Lưu Không Là Gì? Những Thông Tin Về đất Lưu Không Bạn Nên Biết
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐẤT LƯU KHÔNG
-
Tư Vấn Về Vấn đề đất Lưu Không Trước Cổng Nhà ?
-
Quyền Sử Dụng đất Lưu Không? Đất Lưu Không Có được Xây Dựng?
-
Đất Lưu Không Là Gì Và Quy định Về Việc Sử Dụng Loại đất Này
-
Tư Vấn Sử Dụng đất Lưu Không
-
Thế Nào Là đất Lưu Không?