Đất Mặn Có đặc điểm?
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi : Đất mặn có đặc điểm:
A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.
B. Phản ứng chua.
C. Phản ứng kiềm.
D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.
Đáp án đúng A.
Đất mặn có đặc điểm Phản ứng trung tính, hơi kiềm.
Lý giải việc chọn đáp án A là do:
Đất được chia theo mức độ bị nhiễm mặn thành đất không mặn, mặn yếu và đất muối. Đất không mặn chứa lượng muối hoà tan ít hơn 0,35%, mặn yếu từ 0,3-0,6%, mặn mạnh 0,6-1% và đất muối lớn hơn 1%.
Dựa theo lượng anion trong đất, người ta phân đất mặn ra thành: mặn clorit, sunfat-clorit, clorit-sunfat và cacbonat. Trong các kiểu đất mặn theo anion, mặn cacbonat natri là kiểu mặn độc hại nhất vì rằng xođa trong đất phân giải, hình thành kiềm mạnh (Hidroxit natri). Theo hàm lượng cation (mặc dầu cation chiếm ưu thế là Na+). Đất mặn được phân thành mặn Ca, Mg hay Ca–Na, Na-Ca, Na-Mg…
Đặc điểm tính chất của đất mặn:
– Có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50% đến 60%, thấm nước kém. Khi ướt thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất.
– Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng.
– Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.
– Hoạt động của vi sinh vật yếu.
Đất mặn ảnh hưởng đến đến các hoạt động sinh lý của cây:
– Sự trao đổi nước: mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây nên hạn sinh lý và cây bị héo lâu dài…
– Sự tổng hợp xytokinin bị ngừng vì rễ là cơ quan tổng hợp phithormon nay nên cây thiếu xytokinin ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất.
– Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng. Do thiếu P nên quá trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng.
– Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các chất hữu cơ tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ quan dự trữ…
– Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể kiểm tra được các chất đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ. Quá trình trao đổi chất, đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ các axit amin và amit trong cây…
Từ khóa » đất Nhiễm Kiềm Khi Chứa Nhiều Muối
-
Đất Nhiễm Kiềm Khi A. Chứa Nhiều Muối B. Chứa Nhiều H C. Chứa ...
-
Top 15 đất Nhiễm Kiềm Khi Chứa Nhiều Muối
-
Top 15 đất Nhiễm Kiềm Khi
-
Đất Kiềm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục đất Kiềm
-
Đất Nhiễm Mặn - Nỗi Khó Khăn Trong Canh Tác Nông Nghiệp
-
Đất Có Phản ứng Kiềm Là Do Trong đất Có ChứaA. Các Muối Tan
-
Cách Xử Lý Và Cải Tạo đất Nhiễm Mặn để Trồng Trọt - Wepar
-
Đất Nhiễm Mặn Và Phương Pháp Sử Dụng
-
Đất Chua, đất Trung Tính Và đất Kiềm Là Gì - Nông Nghiệp Thuận Thiên
-
Cách Xử Lý Và Cải Tạo đất Nhiễm Mặn Nhanh Và Hiệu Quả
-
Sự Khác Biệt Giữa đất Mặn Và Kiềm - Sawakinome
-
Đất Mặn Và ảnh Hưởng Của đất Mặn đến Sự Phát Triển Của Cây Trồng
-
Đất Trồng Bị Chua Và Cách Khắc Phục - Tin Cậy
-
Đất Phèn Và đất Mặn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn, đất ...