Đất Mồ Côi Có Phải Bom Nguyên Tử Trong đời Sống Xuất Bản?

  • Trang chủ

“Mối chúa” là đại bác thì “Đất mồ côi” là bom nguyên tử… Tiểu thuyết “Đất mồ côi” được viết ra, được duyệt in và phát hành chứng tỏ một thời đại mới của Văn học Việt Nam đã bắt đầu. Một thời đại mới của xuất bản cũng đã mở toang ra rồi.

Về “Đất mồ côi” của Tạ Duy Anh

SƯƠNG NGUYỆT MINH

Không còn nghi ngờ gì nữa, Tạ Duy Anh (Cổ Viên, Đãng Khấu) là người viết văn xuôi số 1 của thế hệ chúng tôi.

Một thế hệ tha hương ngay cả khi đang ở làng mạc của mình. Quay về thì không còn chỗ, mọi thứ khác đến không còn nhận ra. Nơi đến, sinh sống giữa phố thị ồn ào thì cũng vĩnh viễn không tìm thấy một chỗ cho riêng mình. Tha hương. Không còn quê hương. Mồ côi quê hương rồi còn gì nữa. Có lẽ cái sự giày vò, hoang hoải này trong văn xuôi Tạ Duy Anh không thể hiện ở các trang viết buồn nhớ quê, nhớ những vẻ đẹp thôn dã đã biến mất và còn chút gì đó thì đang có nguy cơ biến mất. Cũng không thấy nỗi cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, cô đơn chính nơi phố xá mình đang sống. Ông chìm vào nỗi cô đơn không hiện hữu đương đại mà bị nhấn sâu vào sự vô cảm căn tính của ngàn xưa khi khởi thủy đã bị tuyên cáo chia rẽ, mồ côi. Đất mồ côi, người mồ côi trong sự vô cảm để cái ác lên ngôi.

Sau những: "Bước qua lời nguyền", "Đi tìm nhân vật", "Thiên thần sám hối",… "Mối chúa", và bây giờ là… tiểu thuyết "Đất mồ côi".

“Đất mồ côi” là hòn đá tảng ném xuống cái ao tù văn học Việt Nam tù túng, tẻ nhạt, làm cho bèo tấm, cỏ rả, bùn đất, rều rác tung lên.

“Đất mồ côi” làm sang cho người viết văn cảm thấy bớt tủi thẹn, và tự tin cầm bút ngồi vào bàn viết tiếp những cái đang dở dang, do dự, ngập ngừng.

Lần nào, Tạ Duy Anh ra sách cũng đình đám, dư luận cũng nóng bỏng xôn xao. “Bước qua lời nguyền” như một tác phẩm có "tính vạch thời đại" sục sôi đến mức Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến phải thốt lên “Có một dòng văn học bước qua lời nguyền". Còn "Đi tìm nhân vật" thì vượt qua "Lão khổ" làm một cuộc cách mạng cấu trúc tiểu thuyết, phá vỡ hệ thống cốt truyện, không cốt truyện, không nhân vật, bỏ nhân vật, làm bạn đọc khó hiểu và người trong nghề cũng ngỡ ngàng. Chờ vợ đẻ khó 3 ngày, về sau cũng ra được tiểu thuyết "Thiên thần sám hối". Nhân vật còn trong bụng mẹ chứng kiến hết mọi thứ ở xung quanh, đã tính không ra chịu ra ngoài ánh sáng bởi sự tăm tối của người đời, nhưng cũng lại tọt ra, bởi cuộc sống vẫn cứ phải sống. "Mối chúa" cho đến lúc này rất khó có thể được cấp giấy phép tái bản, nhưng in lậu bán trán lan, thì biết ông Tạ "hót" đến mức nào.

Còn "Đất mồ côi" mới hai tuần đã bán gần hết 2000 bản. "Đất mồ côi" nóng sốt với bạn đọc bao nhiêu, thì báo chí chính thống dường như "ghẻ lạnh" với cái sự mồ côi này bấy nhiêu. “Đất mồ côi” viết về cái ác. Hẳn nhiên! Bao nhiêu năm, cả đời văn ông Tạ viết về cái ác, chứ đâu phải đến tiểu thuyết mới nhất này. Nếu như nước Nga vĩ đại có ông Dostoevsky viết về cái ác đến tận cùng, thì ở Việt Nam có ông Tạ viết đến tận cùng cái ác.

Điều này, không khó thấy ở các tác phẩm của ông Tạ, và mới nhất là tiểu thuyết “Đất mồ côi”. Những cái chết: Dị nhân, những người hủi bị chôn sống, cụ cố, ông nội, lão Đỗ, chú Tỉnh…, cái chết nào cũng kinh sợ, ghê rợn, hãi hùng. Cái chết không phải tự nhiên theo quy luật sinh lão bệnh tử, mà đều từ đồng loại thanh toán, trả thù do… tính ác. Cái ác bị ông Tạ bóc trần, lột truồng đến mức dửng dưng lạnh lùng. Dĩ nhiên, với con mắt nhà văn ông không chỉ nhìn cái ác hành xử với cái ác, mà còn chỉ ra nguyên nhân cái ác hoành hành. Đằng sau cái ác là nỗi niềm khao khát tính thiện lương ở con người.

Nếu “Đất mồ côi” chỉ viết về cái ác, thì vẫn là một Tạ Duy Anh của 10 năm trước, 20 năm trước, 30 năm trước. Không! “Đất mồ côi” đã vượt qua cái ác để hoài nghi, truy vấn cái gọi là… "đồng bào", vốn từ lâu đã là một mỹ từ, một lý tưởng. Cái ác trong “Đất mồ côi” là bề mặt, "đồng bào" mồ côi mới là chìm sâu, trầm tích. “Đồng bào” hiền hay ác? Cùng chung một bọc 100 trứng mà sao cứ "huynh đệ tương tàn", "nồi da xáo thịt", thiên di, di tản, tha hương, thất tán? “Đồng bào” là sự thật hay huyền thoại, hay đã tam sao thất bản? Khởi thủy đã chia rẽ, kẻ mồ côi cha, người mồ côi mẹ…? Dường như, qua “Đất mồ côi”, ông nhà văn Tạ Duy Anh viết về cái ác để đi truy tìm cái căn tính dân tộc Việt? Hiền hay ác? Chia rẽ hay đùm bọc? Rồi khát khao thiện lương.

Nếu ví tiểu thuyết “Mối chúa” là dãy Tam Điệp quê tôi thì “Đất mồ côi” là dãy Trường Sơn. “Mối chúa” là núi Ngọc Linh, thì “Đất mồ côi” là đỉnh Phan Xi Phăng. “Mối chúa” là đại bác thì “Đất mồ côi” là bom nguyên tử.

Khen Tạ Duy anh về nghệ thuật kể chuyện bậc thầy cũng chẳng sai. Khen ông là nhà văn có khí phách, bản lĩnh thì bằng thừa. Ngợi ca, nể phục ông Tạ Duy Anh một chục lần, thì tôi cũng khen ngợi và chúc mừng Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, và Cục Xuất Bản 10 lần.

Tiểu thuyết “Đất mồ côi” được viết ra, được duyệt in và phát hành chứng tỏ một thời đại mới của Văn học Việt Nam đã bắt đầu. Một thời đại mới của xuất bản cũng đã mở toang ra rồi.

Việc còn lại của Hội Nhà Văn Việt Nam là có tôn vinh “Đất mồ côi” và trao Giải thưởng năm 2021 hay không mà thôi!

Chúng ta có quyền vui mừng và hy vọng nhiều tác phẩm gần như, hoặc như “Đất mồ côi” được ra đời.

Nguồn: Facebook Sương Nguyệt Minh

05:0928 tháng 1 Đất Mồ Côi có phải bom nguyên tử trong đời sống xuất bản?
  • Gửi cho bạn bè
  • Đăng lên nhật ký
  • Sao chép liên kết
  • Đăng nhận xét
  • Về trang chủ
  • Trang chủ
  • Zalo
  • Twitter
  • Facebook
  • Bình luận
Xem thêm PHÙNG GIA LỘC và Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì chấn động 30 năm trước PHÙNG GIA LỘC và Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì chấn động 30 năm trước

Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…

Nói thêm về cái chết của LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH Nói thêm về cái chết của LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH

Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.

TRẦN ĐĂNG KHOA bị vu vạ Phản Động khi viết bài chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc TRẦN ĐĂNG KHOA bị vu vạ Phản Động khi viết bài chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc

Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy … 

Nhà báo MINH DIỆN bị kiện do đâu? Nhà báo MINH DIỆN bị kiện do đâu?

Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...

Cơn ngụy biện trong chương trình "60 phút mở" Cơn ngụy biện trong chương trình "60 phút mở"

Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.

Từ khóa » đất Mồ Côi Của Cổ Viên