Đặt Một Câu Có Sử Dụng Biện Pháp Nhân Hóa - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Nhân hóa là gì?
- Có những biện pháp nhân hóa nào?
- Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa
- Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 3, các bạn học sinh được tìm hiểu về biện pháp nhân hóa và được thầy/ cô giáo yêu cầu đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. Bài viết này của chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý, hướng dẫn đặt câu hay. Mời Quý vị theo dõi:
Trước khi giúp Quý vị đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, chúng tôi chia sẻ về những kiến thức chung về biện pháp tu từ nhân hóa.
Nhân hóa là gì?
Nhân hóa chính là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người, làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.
Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích: Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người; Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ: Trong bài thơ Cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa có viết những câu thơ sau:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Có thể thấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm với những từ: dang tay, gật đầu.
Có những biện pháp nhân hóa nào?
Thứ nhất: Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật
Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.
Thứ hai: Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật
Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát.
Trong bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú gà trống.
Thứ ba: Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật
Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay
Trong câu văn trên, hành động “trêu đùa” của con người được sử dụng cho “gió”, khiến gió trở thành một đối tượng tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.
Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.
Ví dụ:
+ Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”.
Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.
+ Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”
Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.
+ Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”.
Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.
+ Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!”
Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.
Thứ tư: Xưng hô vật như với con người
Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.
Ví dụ:
“Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”
Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.
Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa
Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, Quý vị cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.
Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.
Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.
Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.
Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
Khi cần đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa Quý vị có thể tham khảo những câu dưới đây:
– Bác gà trống dậy sớm gọi mọi người cùng thức dậy để đi học, đi làm.
– Bác trâu đang miệt mài làm việc giữa cánh đồng đầy nắng.
– Sách là người bạn thân thiết của con người.
– Mùa đông, cây bàng trơ trụi với những bàn tay khẳng khiu, gầy gò.
– Nàng hoa hồng thật là xinh đẹp!
– Trong vườn, chị hoa mai là rực rỡ nhất khi mùa xuân về.
– Bác hoa xoan là loài hoa lớn tuổi nhất trong vườn.
– Trời mưa mát mẻ, hoa loa kèn thích thú vẫy vẫy những cánh hoa như đang nhảy múa.
– Hoa hồng gửi tặng cho bé mùi hương tuyệt vời.
– Hoa đào mặc chiếc áo hồng, hớn hở chào mùa xuân về.
– Những bông hoa cúc vàng, đủng đỉnh rửa mặt với sương sớm.
Từ khóa » đặt Hai Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa
-
Đặt 10 Câu Trong đó Có 5 Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa Và 5 ...
-
[CHUẨN NHẤT] Đặt Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa Lớp 3 - Top Lời Giải
-
[CHUẨN NHẤT] Đặt Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa Về Cây Cối - Top Lời Giải
-
Đặt Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa Về Một Bông Hoa Lớp 3
-
Đặt Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa Về Con Vật
-
Em Hãy đặt 2 Câu Có Chứa Hình ảnh Nhân Hoá , Trong đó Có Sử Dụng ...
-
Đặt Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa - Hoc24
-
Top 15 đặt Hai Câu Có Sử Dụng Hình ảnh Nhân Hóa - MarvelVietnam
-
Đất Câu Có Hình ảnh So Sánh Và Nhân Hóa - Quang An News
-
Top 10 Việt 3 Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa Lớp 3 2022
-
Viết Một Câu Có Hình ảnh Nhân Hóa Và Một Câu Có Hình ảnh So Sánh ...
-
Đặt Câu Có Hình Ảnh Nhân Hóa, Việt 3 Câu Có Hình Ảnh Nhân Hóa X
-
Viết Câu Có Chứa Hình ảnh So Sánh, Nhân Hóa, ẩn Dụ, Hoán Dụ
-
Đặt 2 Câu Văn Có Sử Dụng Biện Pháp Nhân Hóa. Gạch Dưới Những Từ ...