Đất Nhiễm Mặn Nên Trồng Cây Gì Thích Hợp Hiệu Quả Năng Suất - Wepar
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng theo từng năm. Do biến đổi khí hậu, mà nước biển dâng cao và hạn hán kéo dài bất thường. Điều này làm cường độ nước mặn chiếm càng sâu vào trong vùng đất liền một lúc gay gắt hơn. Đồng thời, diễn biến của xâm nhập mặn còn nhiều diễn biến phức tạp khác. Các trung tâm dự báo khí tượng thủy văn luôn cảnh báo với người dân luôn trong trạng thái phòng chống những tác hại cho hạn mặn.
>>> Có thể bạn cần biết: Cách xử lý nước nhiễm mặn
Tiêu biểu việc thiếu hụt nước ngọt và đất nhiễm mặn. Đã gây ra hàng loạt hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân tại nơi đây. Các loại cây nông nghiệp như lúa, bắp hoặc cây ăn trái không thể tiếp tục sinh trưởng. Điều này gây tổn nặng nề đến kinh tế nông nghiệp của khu vực và nhà nước.
Chính vì vậy mà giải pháp “sống cùng với nước nhiễm mặn” đang được phổ biến rộng rãi đến từng người dân. Hầu hết mọi người lựa chọn phương pháp trồng cây nông nghiệp thời vụ vào giai đoạn hạn mặn. Rất nhiều thắc mắc đất nhiễm mặn nên trồng cây gì. Thì sau đây WEPAR xin giới thiệu một số cây trồng thích hợp cho vùng đất bị nhiễm mặn cho hiệu quả năng suất cao để đối phó với hạn mặn.
Tóm tắt
- Tìm hiểu về đất nhiễm mặn
- Nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn
- Đất nhiễm mặn nên trồng cây gì?
- Một số loại cây trồng lương thực trồng được đất bị nhiễm mặn
- Một số loại cây trồng ăn quả trồng được trong đất bị nhiễm mặn
- Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn
Tìm hiểu về đất nhiễm mặn
Đất nhiễm mặn hoặc là đất bị xâm nhập mặn là hiện tượng đất bị tích tụ nhiều thành phần gây muối gây ra độ mặn cao. Đây là từ ngữ phổ biến trong ngành nông nghiệp. Việc có tồn tại các loại muối hòa tan với nồng độ lớn hơn mức cho phép. Việc này ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đặc biệt là đất trồng nông nghiệp.
Hiện nay, người ta sử dụng các đại lượng đo nồng độ muối trong đất và độ dẫn điện trong đất. Đất nhiễm mặn khi đạt độ dẫn điện cao hơn 4 dS/m tương ứng nồng độ muối hòa tan 2,56 ‰. Trong đó thành phần muối hòa tan có thể là các chất như natri clorua NaCl chiếm tỉ lệ cao. Sau đó các chất hòa tan khác kali clorua KCl, Canxi clorua, natri sunfat, natri hydrocarbonat. Đặc biệt trong đất nhiễm mặn có chưa đáng kể thạch cao.
Người ta chia các cấp độ nhiễm mặn theo nồng độ muối toàn tan và độ dẫn điện tương ứng:
– Đất có độ dẫn điện 0 – 2 dS/m và độ mặn 0 – 1,28 ‰ không có nhiễm mặn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cây trồng
– Đất có độ dẫn điện 2 – 4 dS/m và độ mặn 1,28 – 2,56 ‰ có độ mặn ít
– Đất có độ dẫn điện 4 – 8 dS/m và độ mặn 2,56 –5,12 ‰, thuộc độ mặn trung bình
Đất có độ dẫn điện 8 – 16 dS/m và độ mặn 5,12 – 10,24 ‰ thuộc loại đất mặn cao
Nếu vượt giá trị này, đất đã nhiễm mặn rất cao, rất ít cây có thể phát triển được.
Nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn
Nguyên nhân khách quan chính gây ra độ mặn trong nước là do các hiện tượng xâm nhập mặn trong mùa khô gây ra. Nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền làm tích tụ các thành phần chất gây mặn theo đường sông hoặc nước ngầm. Thông thường là muối Natri Na+ và Clorua Cl-, ngoài ra có các ion khác như K+, Ca2+, Mg2+,…Vì vậy khu vực có đất nhiễm mặn là ở khu vực ven biển, cửa sông. Vùng đất bằng phẳng, ít bị rửa trôi, thường xuyên bị nước biển xâm thực vào sâu nội địa.
Ngoài ra, những khu vực có cấu tạo thổ nhưỡng nguồn gốc nguyên thủy là đá khoáng. Sau đó quá trình phong hóa đá khoáng, muối sinh ra và hoàn tan. Tập trung vào vùng đất trũng, không rửa trôi theo nước được. Đặc biệt ở khu vực khô hạn quanh năm, đất tích tụ thành phần gây mặn ngày càng nhiều.
Còn nguyên nhân chủ quan do con người tác động là quá trình canh tác, trồng trọt không kiểm soát của con người. Nước được lấy từ khu vực chứa nhiều muối khoáng làm đất trồng nhiễm mặn. Số lượng nước quá nhiều chưa được cây hấp thụ kịp, dần dần thành phần khoáng tích tụ gây ra mặn trong đất. Hơn thế nữa, việc sử dụng và khai thác thủy điện quá mức ở thượng nguồn làm cho đất ít rửa trôi. Khiến thành phần gây mặn không được làm loãng.
Đất nhiễm mặn nên trồng cây gì?
Trồng cây nông nghiệp trên đất nhiễm mặn là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Để tạo nguồn thu nhập từ kinh tế nông nghiệp thay cho giải pháp mua nước ngọt để tưới tiêu. Thực tế có nhiều loại cây nông nghiệp có thể sinh sống và phát triển được trong môi trường đất mặn. Tùy loại cây trồng khác nhau mà mức độ chịu mặn cũng hoàn toàn khác nhau. Ngưỡng chịu mặn từng loại cây còn phụ thuộc vào giống cây trồng. Nếu như trồng trong đất có độ mặn quá cao so với ngưỡng chịu của cây thì cây trồng bắt đầu kém phát triển, có ra năng suất cực thấp. Vì vậy cần xác định trước mức độ mặn của đất mới cần biết được đất nhiễm mặn nên trồng cây gì.
Một số loại cây trồng lương thực trồng được đất bị nhiễm mặn
Đất nhiễm mặn thấp trồng được cây: Đậu phộng, Lúa, Dưa leo, Tỏi, Cà chua
Đất nhiễm mặn trung bình trồng được cây: Củ cải đường, Đậu nành, Đậu đũa, Bí xanh,
Thực tế có nhiều giống cây ăn trái đa dạng các loại chịu được đất nhiễm mặn ở mức độ khác nhau. Người nông dân cần biết khả năng chịu mặn từng loại cũng như độ mặn tối đa của đất. Tránh việc cây trồng không thể thích ứng được với đất dẫn đến chết hàng loạt. Nhằm giảm thiểu tối thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thông tin về loại cây trồng chịu mặn mang tính chất tham khảo. Vì còn tùy giống cây của người trồng sử dụng. Tốt nhất nên hỏi nhà cung cấp hoặc trồng thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loại
Một số loại cây trồng ăn quả trồng được trong đất bị nhiễm mặn
Nhóm cây chịu được độ mặn trung bình: Ca cao, Sơ ri, Ổi, Dứa, Vú Sữa
Nhóm cây chịu được độ mặn cao: Mãng cầu, mít xoài
Nhóm cây chịu được độ mặn rất cao: Dừa, lồng mứt, nho
(Theo TS. Võ Hữu Thoại)
Vấn đề xâm nhập mặn gây nên hàng loạt các vấn đề về đất nhiễm mặn và nước nhiễm mặn. Điều này ảnh hưởng toàn bộ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các giải pháp đất nhiễm mặn nên trồng cây gì đã được áp dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề nước nhiễm mặn vẫn còn chưa được giải quyết triệt để. Vì nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Công ty TNHH Công nghệ Môi trường WEPAR cung cấp các hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn quy mô gia đình và công nghiệp. Liên hệ ngay để nhận được ưu đãi gói hỗ trợ phí vận chuyển và lắp đặt tối đa.
Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn
0934 195657 0902 975550 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR
- Hệ thống máy lọc nước mặn công nghiệp tốt nhất hiện nay
- Máy lọc nước mặn dành cho tưới cây công suất lớn
- Máy lọc nước nhiễm mặn cho gia đình Wepar – WP8-ST
- Cách xử lý nước nhiễm mặn để tưới cây với công suất lớn
- Vật liệu xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả và tiết kiệm nhất
Từ khóa » đất Nhiễm Phèn Nên Trồng Cây Gì
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm: Đất Phèn Trồng Cây Gì?
-
Các Loại Cây Chịu Phèn Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Đất Phèn Trồng Cây Gì Cho Năng Suất Phát Triển Vượt Trội?
-
Đất Phèn Nên Trồng Cây Nào Ngoài 15 Giống Cây Sau
-
Trồng Cây Gì "sống Khỏe" Trên đất Phèn? I VTC16 - YouTube
-
Top 15 đất Nhiễm Phèn Nên Trồng Cây Gì
-
Top 15 đất Phèn Mặn Trồng Cây Gì
-
Mang Tiếng Ngược đời Nhưng "vắt" đất Phèn Ra Hơn 700 Triệu/năm
-
Đất Cần Giờ Nhiễm Phèn Mặn Trồng được Cây Gì?
-
Đất Mặn Trồng Cây Gì Cho Nền Kinh Tế Nông Nghiệp Phát Triển?
-
Trồng Gì Trên đất Phèn, Mặn ? - Báo Hậu Giang
-
Đất Phèn Trồng Cây ăn Trái Gì Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao - Dolatrees
-
Hướng đi Mới Cho Vùng đất Phèn - Báo Đồng Nai
-
Nhiều Giống Cây ăn Trái Chịu Phèn, Mặn Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao